Giải pháp vi mô

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất – nhập khẩu của việt nam giai đoạn 2011 – 2017 (Trang 26 - 31)

Hình 4 Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa tỷ giá và nhập khẩu

2. Giải pháp vi mô

2.1. Giải pháp đối với các doanh nghiệp xuất – nhập khẩu

Yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy hoạt động ngoại thương chính là các doanh nghiệp xuất – nhập khẩu. Mọi giải pháp phát triển ngoại thương sẽ trở nên vô nghĩa nếu hoạt động của bản thân các doanh nghiêp bề trễ. Do đó, các doanh nghiệp xuất – nhập khẩu cũng cần có những biện pháp tự bảo vệ mình trước những biến động không lường trước được. Một số biện pháp khả thi các doanh nghiệp có thể áp dụng như sau:

Tìm hiểu kỹ lưỡng đối tác trước khi ký kết hợp đồng xuất – nhập khẩu.

Thực tế chứng minh đã có rất nhiều doanh nghiệp chỉ chú trọng đến việc ký kết họp đồng xuất–nhập khẩu mà quên đi vấn đề cần kiểm tra độ tin cậy của đối tác. Các doanh nghiệp sau khi mất hàng, mất tiền mới chợt bừng tỉnh. Bởi thế các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ lưỡng đối tác trước khi ký kết họp đồng, có thể tìm hiểu thơng qua ngân hàng nơi đối tác có tài khoản, thơng qua những bạn hàng đã từng bn bán với đối tác... Có như vậy, ngoại thương Việt Nam mới có thể thực sự phát triển.

Cân nhắc kỹ lưỡng trong việc lựa chọn đồng tiền, tỷ giá thanh toán.

Việc lựa chọn đồng tiền thanh toán cũng là một trong những nhân tố quan trọng bởi nó quyết định trực tiếp doanh thu của doanh nghiệp. Lời khuyên truyền thống đối với các doanh nghiệp tham gia hoạt động ngoại thương chính là nếu nhập khẩu, nên thanh tốn bằng đồng tiền có xu hướng xuống giá còn nếu xuất khẩu, nên thanh tốn bằng đồng tiền có xu hướng lên giá, tuyệt đối tránh những đồng tiền biến động thất thường trong khoảng thời gian cực ngắn, khơng theo chu kỳ, khó dự đốn hoặc đồng tiền của các quốc gia đang trong tình trạng bất ổn về chính trị.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nên cân nhắc xem mình sẽ áp dụng mức tỷ giá như thế nào khi thanh toán, tỷ giá giao ngay hay tỷ giá kỳ hạn, tỷ giá SWAP.

Doanh nghiệp cần có một đội ngũ am hiểu về những biến động tiền tệ, biết triển khai công tác dự báo từ đó áp dụng lựa chọn loại tỷ giá nhất định cho mỗi họp đồng xuất–nhập khẩu nhằm thu lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp.

Tiến hành đa dạng hóa ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi.

Các doanh nghiệp xuất – nhập khẩu nên tiến hành đa dạng hóa tài khoản tiền gửi của mình nhất là trong xu thế vận động khơn lường của hệ thống tiền tệ thế giới, việc phụ thuộc quá nhiều vào một đồng tiền duy nhất sẽ gây nên những rủi ro lớn. Ngồi ra, đa dạng hóa ngoại tệ sẽ giúp các doanh nghiệp khơng phải bỏ tiền ra mua ngoại tệ nhập khẩu, thay vào đó là sử dụng loại ngoại tệ cần thiết vốn đã có sẵn trên tài khoản, chi phí mua ngoại tệ sẽ giảm bớt, doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất hon.

Thực hiện đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu cũng là một trong số những nhân tố được sử dụng nhằm giảm bớt rủi ro cho doanh nghiệp. Các cơng ty Việt Nam cần thực hiện đa dạng hóa thị trường xuất khẩu trên cơ sở củng cố thị trường nội địa thay vì chỉ tập trung vào những thị trường lớn, dẫn đến tình trạng “được ăn cả, ngã về không.”

Tất cả các giải pháp trên sẽ khơng có tác dụng nếu chất lượng sản phẩm yếu kém, trong bối cảnh mức sống ngày càng cao thì việc nâng cao chất lượng của sản phẩm thông qua đổi mới công nghệ, thực hiện kiểm tra, kiểm sốt chất lượng tồn diện tất cả các khâu từ tìm hiểu nhu cầu thị trường đến dịch vụ sau bán trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Để có thể làm được điều này, các doanh nghiệp cần tạo lập cho mình một đội ngũ nhân viên có trình độ bằng cách thường xuyên đào tạo cán bộ và đặc biệt là có những chế độ thực sự ưu đãi nhằm thu hút những người tài giỏi.

2.2. Giải pháp đối với người sản xuất hàng xuất khẩu

Kể từ khi hoạt động ngoại thương phát triển, cuộc sống của người sản xuất hàng xuất khẩu, đặc biệt là những người nông dân trở nên khấm khá hơn. Tuy nhiên, do sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là nông sản, thô sơ chế nên việc sản xuất thường phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khách quan bên ngồi đặc biệt là điều kiện về mơi trường, thời tiết, số phận người nơng dân do đó trở nên bấp bênh hơn. Để bảo vệ chính mình và cũng để bảo vệ nguồn lợi xuất khẩu, nông dân cần thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau:

Tham gia tích cực các lớp huấn luyện sản xuất sản phẩm xuất khẩu.

Thực tế cho thấy có rất nhiều hộ nông dân tiến hành sản xuất hàng xuất khẩu theo kiểu trào lưu, hầu hết đều chưa qua bất kỳ một lóp đào tạo nào, vì thế mà hiệu quả sản xuất không cao. Bởi thế, những người sản xuất hàng xuất khẩu cần tham gia những lớp huấn luyện, ở đó họ sẽ được học hỏi những kiến thức đúng đắn về nuôi trồng cũng như được giải đáp mọi thắc mắc giúp cho việc sản xuất có hiệu quả hơn.

Tham gia bảo hiểm cây trồng, vật nuôi.

Việc tham gia bảo hiểm sẽ giảm bớt những thiệt hại do những rủi ro không lường trước gây ra cho cây trồng, vật ni, giúp người dân có được một lượng vốn duy trì sản xuất, kịp thời đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Để bảo vệ quyền lợi của chính mình cũng như quyền lợi sản phẩm xuất khẩu, người nông dân nên xem xét vấn đề mua bảo hiểm một cách nghiêm túc.

Phối hợp thành lập hiệp hội nông dân sản xuất sản phẩm phục vụ xuất khẩu.

Hoạt động sản xuất của nơng dân Việt Nam chủ yếu vẫn cịn phân tán, có tính chất nhỏ lẻ, vì thế những người dân rất khó có thể tự bảo vệ mình trước những biến động về giá cũng như trước những thủ đoạn của một số tiểu thương. Việc

thành lập hiệp hội sẽ giúp những người nơng dân có thêm tiếng nói, họ sẽ phải đồn kết với nhau để có thể chống lại sự cạnh tranh từ phía hàng nhập khẩu cũng như đòi hỏi những quyền lợi họ đáng lẽ được hưởng.

Trong thời kỳ hội nhập, xã hội ngày càng hiện đại và phát triển, hơn bao giờ hết, để ngoại thương Việt Nam phát triển, để chính sách tỷ giá phát huy vai trò đòn bẩy của nó, các giải pháp trên cần phải được xem xét.

KẾT LUẬN

Là một quốc gia đang có những cố gắng mạnh mẽ trong q trình hội nhập, chúng ta phải có những nhìn nhận đúng đắn hơn về cơng cụ tỷ giá, đặc biệt là tác động tích cực của tỷ giá hối đối lên hoạt động xuất – nhập khẩu của Việt Nam.

Từ kết quả phân tích ảnh hưởng của tỷ giá danh nghĩa (USD /VND) lên hoạt động xuất nhập khẩu, ta có thể thấy rằng, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay bên cạnh được gây dựng nhờ việc đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, xúc tiến thương mại,... tỷ giá hối đối sẽ có tác động khơng nhỏ tới trị giá xuất nhập khẩu. Bởi vậy, những chính sách điều chỉnh của nhà nước trong việc điều chỉnh tỷ giá nói riêng hay các biện pháp khác mang tính khích lệ, khuyến khích tác động tích cực của tỷ giá hối đối lên tình hình hoạt động xuất – nhập khẩu nói chung như các giải pháp vĩ mô cho hệ thống ngân hàng nhà nước, hệ thống ngân hàng thương mại, các nhóm giải pháp vi mô cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu,... của nước ta sẽ làm tăng khả năng cán cân thương mại được bảo đảm, không bị thâm hụt, nền kinh tế sẽ được ổn định hơn và về lâu dài sẽ góp phần lớn lao vào việc phát triển mạnh mẽ cho nền kinh tế nước nhà, hạn chế thua kém trong thời kì hội nhập nhạy cảm nhưng cần những yếu tố mang tính nhanh nhạy kết hợp thận trọng này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Hải quan Việt Nam, 2018. Niên giám thống kê thống kê hải quan về xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam năm 2017.

PGS.TS Nguyễn Văn Tiến. Giáo trình Tài chính quốc tế. NXB Thống kê.

GS.NGƯT Đinh Xuân Trình. Giáo trình Thanh tốn quốc tế. NXB Lao động – xã hội.

Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Ths. Hồng Đình Minh, 2013. Ảnh hưởng của tỷ giá đến xuất, nhập khẩu tại Việt Nam. Trong: Tạp chí Tài chính số 4/2013.

TS. Nguyễn Đình Tài,1995. Cán cân thanh toán quốc tế, tỷ giả hối đoái và vấn đề

kinh tế đối ngoại. NXB Giáo dục.

T.S. Nguyễn Cơng Trực, 2000. Phân tích tỷ giá và cơ chế hình thành tỷ giá tại Việt Nam. Viện nghiên cứu Tài Chính.

Xuân Thanh, 2016. Những kết quả nổi bật về điều hành tỷ giá năm 2011 – 2015. Trong: baochinhphu.vn.

XE Corporation [CA], 2018. USD to VND Chart.

Việt Dũng, 2015. Hacker thẻ ATM ACB: 40 triệu đồng "tự đến", 30 triệu đồng "tự đi" ?. Trong: cafef.vn.

Gia Lộc, 2016. Cảnh báo từ vụ ngân hàng TPBank bị tấn công. Trong:

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất – nhập khẩu của việt nam giai đoạn 2011 – 2017 (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)