Chương 2: Một số khuyến nghị khi kết hợp đồng mua bán hàng hóa tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật thương mại việt nam 2005 (Trang 37 - 42)

Nam

2.1. Rủi ro trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Những vấn đề rủi ro có thể phát sinh trong suốt quá trình từ khi soạn thảo và đàm phán hợp đồng, đến khi thực hiện các nghĩa vụ của hợp đồng và giải quyết vấn đề tranh chấp khiếu nại. Tuy nhiên, các rủi ro phát sinh trong quá trình soạn thảo và đàm phán hợp đồng lại tuyệt đối quan trọng bởi lẽ những sai sót sau đó trong q trình thực hiện hợp đồng đều lấy hợp đồng làm căn cứ soi chiếu điều khoản và sai phạm, căn cứ để xử lý tranh chấp giữa bên mua và bên bán.

2.1.1. Rủi ro về chủ thể ký kết hợp đồng

Những rủi ro về chủ thể ký kết hợp đồng có thể phát sinh trong q trình hợp đồng được giao kết bao gồm:

- Rủi rokhi người ký khơng có thẩm quyền ký hợp đồng (Không phải là người đại diện theo pháp luật hoặc người ký không được ủy quyền).

- Rủi ro khi người ký vượt quá phạm vi được ủy quyền. Điều này thường xảy ra trong trường hợp của cơng ty nước ngồi có trụ sở hoặc chi nhánh tại Việt Nam.

2.1.2. Rủi ro liên quan điều khoản trong hợp đồng:

a. Thiếu điều khoản

Rủi ro này xảy ra do thiếu sự cẩn trọng trong việc soạn thảo hợp đồng. Trong một hợp đồng mua bán hàng hóa, thường có 3 loại điều khoản chính: điều khoản chủ yếu, điều khoản thường lệ và điều khoản tùy nghi. Việc quy định thiếu điều khoản chủ yếu sẽ khiến cho hợp đồng khó thực thi, vì đây là những điều khoản cốt lõi.

Tuy nhiên, với những điều khoản thường lệ (đã có quy định trong văn bản quy phạm pháp luật, ví dụ Điều khoản phạt vi phạm, bất khả kháng) hay điều khoản tùy nghi (do hai bên tự thống nhất trên cơ sở tuân thủ luật pháp, ví dụ Điều khoản bồi thường thiệt hại), mặc dù không bắt buộc phải xuất hiện trong hợp đồng, việc soạn thiếu điều khoản

này vẫn có thể dẫn tới vấn đề khó giải quyết và xảy ra tranh chấp khi rủi ro nảy sinh mà không được quy định rõ ràng trong hợp đồng.

b. Điều khoản quy định không chi tiết, đầy đủ, điều khoản viết tối nghĩa khó hiểu, dễ gây nhầm lẫn,…

Rủi ro này thường xảy ra ở vấn đề hàng hóa khơng đúng đối tượng đã thỏa thuận và không đáp ứng được tiêu chuẩn của bên nhập khẩu yêu cầu (hoặc thiếu sự thống nhất về đặc điểm quy chuẩn hàng hóa giữa các bên), … Khi soạn thảo hợp đồng hai bên không quy định cụ thể và chi tiết sẽ dẫn đến hiểu lầm hoặc do một bên lợi dụng sơ hở để không thực hiện nghĩa vụ.

Minh chứng rõ ràng ở việc điều khoản về đối tượng của hợp đồng cần phải được xem xét kỹ càng quy định về hàng hóa khơng được phép kinh doanh, nhằm tránh trường hợp hợp đồng mua bán quốc tế bị vơ hiệu do bn bán hàng hóa cấm được kinh doanh ở quốc gia xuất/nhập khẩu.

c. Điều khoản quy định không phù hợp với quy định của tập quán và pháp luật

Một trường hợp điển hình về việc điều khoản quy định không phù hợp với quy định của tập quán và pháp luật là vấn đề tranh chấp về đơn vị tính. Đối với hợp đồng mua bán hàng hố quốc tế thì cần phải quy định cụ thể cách xác định số lượng và đơn vị đo lường bởi hệ thống đo lường của các nước là có sự khác biệt. Đối với những hàng hố có số lượng lớn hoặc do đặc trưng của hàng hố có thể tự thay đổi tăng, giảm số lượng theo thời tiết thì cũng cần quy định một độ dung sai (tỷ lệ sai lệch) trong tổng số lượng cho phù hợp để tránh xảy ra rủi ro do quy định không phù hợp với tập quán và pháp luật từng quốc gia dẫn đến tranh chấp.

Ví dụ: Điều khoản đơn vị với mặt hàng gạo là tấn, với một số mặt hàng có thể tích lớn là mét khối…Hay điều khoản thanh tốn đối với dầu mỏ thì thường quy định đồng tiền tính giá là vàng, thay vì đồng tiền tự do chuyển đổi như hầu hết các hợp đồng hàng hóa thơng thường.

2.1.3. Rủi ro từ các nguồn luật quy định hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: Rủi ro về nguồn luật điều chỉnh thường phát sinh từ phần quy định căn cứ ký kết và điều chỉnh hợp đồng. Phần này các bên thường đưa ra các căn cứ làm cơ sở cho việc thương lượng, ký kết và thực hiện hợp đồng; có thể là văn bản pháp luật điều chỉnh, văn bản uỷ quyền, nhu cầu và khả năng của các bên. Tuy nhiên, với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì rủi ro xảy ra sẽ lớn hơn gấp nhiều lần so với hợp đồng thông thường do việc chọn luật, xung đột luật pháp giữa các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng từ những quốc gia khác nhau.

Các rủi ro có thể xảy ra phát sinh từ nguồn luật và lựa chọn nguồn luật điều chỉnh bao gồm:

- Nguồn luật áp dụng chưa có hiệu lực thực thi (ví dụ, Cơng ước viên 1980, vào thời điểm trước 2015 khi Việt Nam chưa gia nhập làm thành viên).

- Văn bản pháp luật đó khơng điều chỉnh đúng và đầy đủ quan hệ trong hợp đồng - Không ghi rõ thống nhất nguồn luật điều chỉnh chung trong hợp đồng hoặc không dẫn chiếu nguồn luật quốc tế điều chỉnh trong hợp đồng (Ví dụ, dẫn chiếu Công ước Viên 1980, Incoterms 2010)

- Áp dụng không đúng nguồn luật điều chỉnh với loại hợp đồng mua bán quốc tế (ví dụ, CISG (Cơng ước Viên 1980) khơng áp dụng cho mua bán hàng hóa tiêu dùng, hàng hóa đấu giá và mua bán chứng khoán).

2.1.4. Hậu quả

- Nếu thiếu điều khoản hoặc không chú tâm xem xét kỹ càng các điều khoản chủ yếu và chủ thể tham gia ký kết hợp đồng, hợp đồng đó có thể bị coi là “vơ hiệu” và bị xử lý (phạt) tài sản tùy tình trạng giao kết hợp đồng.

- Gây cản trở cho việc thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của hai bên trong hợp đồng, đặc biệt với rủi ro điều khoản không đầy đủ, quy định không cụ thể rõ ràng hoặc bị tối nghĩa khó hiểu.

- Gây sự phức tạp và rắc rối trong tranh chấp về hợp đồng nảy sinh.

- Gây mất thời gian trong quá trình thỏa thuận về luật định xử lý tranh chấp phát sinh.

- Chịu tổn thất về tài sản và phạt vi phạm nếu khơng hiểu đầy đủ và chính xác quy định trong hợp đồng.

- Phải chịu rủi ro đi kèm trong quá trình giao kết hợp đồng nếu trong hợp đồng không chỉ rõ phương thức quy định với chất lượng quy chuẩn bao bì hàng hóa, phương thức và chứng từ thanh tốn…

2.2. Một số khuyến nghị khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa tại Việt Nam

2.2.1. Xác định rõ chủ thể giao kết hợp đồng mua bán:

- Kiểm tra kĩ năng lực pháp luật dân sự của đối tác giao kết hợp đồng. Trong nhiều trường hợp, cần yêu cầu đối tác chuyển bộ hồ sơ pháp lý của đối tác để thẩm tra. Cẩn trọng hơn, có thể đề nghị bên thứ ba tham gia thẩm tra.

- Trong trường hợp bên bán/bên mua đích thực khơng trực tiếp ký hợp đồng thì cần phải làm rõ lý do họ không trực tiếp ký, việc khơng ký trực tiếp có phù hợp với luật áp dụng khơng, nếu chấp nhận việc ký kết qua ủy quyền thì cần yêu cầu văn bản ủy quyền hợp lệ, đồng thời làm rõ quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền.

- Về người có thẩm quyền ký kết hợp đồng: Cần kiểm tra xem ai có quyền ký kết hợp đồng.

Ví dụ: Trong thực tế nhiều doanh nghiệp do thiếu hiểu biết pháp luật, thường cho rằng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và có quyền ký kết hợp

đồng. Tuy nhiên, ở các cơng ty nước ngồi, một ban giám đốc gồm nhiều giám đốc, vậy phải tìm hiểu xem giám đốc nào có quyền kí kết hợp đồng; hoặc trường hợp: Phó giám đốc, trưởng phòng kinh doanh, nhân viên kinh doanh mà khơng có văn bản ủy quyền hợp pháp thì cũng khơng được kí kết hợp đồng.

- Trong nhiều trường hợp, hợp đồng đang thực hiện thì một phần hoặc tồn bộ quyền nghĩa vụ của một bên trong hợp đồng được chuyển giao cho bên thứ ba khác. Việc này đơi khi có thể gây khó khăn, thậm chí thiệt hại cho bên cịn lại. Vì thế, nên có những quy định hạn chế về việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc xây dựng điều kiện, quy trình chuyển giao quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng chặt chẽ.

2.2.2. Lựa chọn hình thức phù hợp của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

a. Hình thức tối ưu của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Thực tế hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể tồn tại dưới dạng văn bản, lời nói hoặc hành động cụ thể. Nhưng, để bảo đảm an tồn, hình thức tối ưu của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế vẫn là hình thức văn bản. Ngồi văn bản viết, thực tiễn thương mại quốc tế thừa nhận các dạng tồn tại sau đây của dữ liệu như là văn bản: bản fax; điện tín, điện tốn; tài liệu mềm (tồn tại ở dạng file điện tử như email,…)

b. Các phương thức giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:

- Các doanh nghiệp cần lưu ý, dù giao kết theo hình thức chào hàng và chấp nhận chào hàng, các nội dung tối thiểu của một hợp đồng mua bán hàng hóa phải đầy đủ: Tên, địa chỉ của các bên; hàng hóa, số lượng, chất lượng, qui cách, giá cả, phương thức thanh toán, thời gian giao giao hàng. Trong thư chào hàng/lệnh đặt hàng nên ghi thời hạn trả lời chào hàng/lệnh đặt hàng.

- Các đối tác làm ăn lâu dài nên sử dụng phương thức giao kết trực tiếp để ký một hợp đồng mua bán hàng hóa chung qui định đầy đủ các vấn đề để áp dụng chung cho tất cả các giao dịch. Mỗi giao dịch đơn lẻ sẽ áp dụng phương thức chào hàng – chấp nhận chào hàng.

2.2.3. Lưu ý những trường hợp giao kết hợp đồng có thể bị vơ hiệu hóa theo luật định

Cần phải chú ý các quy định của pháp luật về tính hiệu lực của hợp đồng. Trong trường hợp hợp đồng vi phạm một trong các điều này, hợp đồng sẽ vô hiệu, việc ký kết hợp đồng khơng cịn ý nghĩa.

Ví dụ, trong Luật dân sự 2015 quy định các trường hợp hợp đồng vô hiệu: - Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật thương mại việt nam 2005 (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)