Đối với Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tác động của hiệp định VKFTA đến hoạt động đầu tư quốc tế tại việt nam giai đoạn 2016 2019 (Trang 25 - 31)

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH VKFTA

3.2. Đối với Doanh nghiệp

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) có hiệu lực từ năm 2015 nhưng đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng tốt các ưu đãi do VKFTA mang lại so với các doanh nghiệp Hàn Quốc. Theo khảo sát của Công ty Dịch vụ hải quan Shinhan (Hàn Quốc), 72% doanh nghiệp Việt Nam cho biết đã tận dụng ưu đãi thuế quan trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam tham gia, nhưng chỉ có 24% tận dụng được ưu đãi từ VKFTA.

Mặc dù đối với AKFTA, Việt Nam đã tận dụng được tốt nhất các ưu đãi, tuy nhiên, đối với VKFTA các doanh nghiệp Việt Nam lại chưa tận dụng được triệt để các cơ hội mà VKFTA mang lại. Thống kê năm 2017 cho biết, Việt Nam nhập khẩu từ Hàn Quốc 46,8 tỷ USD, tăng hơn 45,5% so với năm 2016, đưa Hàn Quốc thành thị trường nhập siêu lớn nhất của Việt Nam với mức thâm hụt thương mại gần 32 tỷ USD, tăng 54% so với năm 2016. Thâm hụt thương mại về phía Việt Nam tiếp tục tăng trong 4 tháng đầu năm 2018, với kim ngạch 2 chiều đạt 22 tỷ USD, tăng 30% so cùng kỳ 2017, tuy nhiên kim ngạch nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 15,5 tỷ USD, tăng 7,6% so với cùng kỳ, trong khi Việt Nam xuất sang Hàn Quốc chỉ 5,8 tỷ USD, tăng hơn 31%.

Dù các con số nói trên là khả quan nhưng các đại diện của Bộ Công Thương và KOTRA đều có chung nhận định VKFTA chưa được cộng đồng doanh nghiệp khai thác tốt các ưu đãi lẫn cơ hội thị trường. Trong khi Chính phủ và doanh nghiệp Hàn Quốc đã

có sự chuẩn bị và cụ thể hóa các cơ hội hết sức bài bản thì phía Việt Nam cịn nhiều lúng túng. Doanh nghiệp Việt Nam có thể học hỏi phía Hàn Quốc để tận dụng được những ưu đãi từ VKFTA để thúc đẩy thương mại song phương và xuất khẩu hàng hóa dịch vụ của Việt Nam đạt được những kết quả khả quan hơn nữa từ thị trường Hàn Quốc.

Do đó, để nâng cao tỷ lệ tận dụng ưu đãi mà VKFTA mang lại, các doanh nghiệp Việt Nam cần có nâng cao ý thức chủ động tiếp cận thông tin từ VKFTA cũng như các FTA khác mà Việt Nam đang tham gia để tận dụng tốt các ưu đãi phù hợp với doanh nghiệp. Đồng thời phải nhanh chóng thay đổi cơng nghệ, định hướng sản phẩm phù hợp với sự phát triển của thị trường. Bên cạnh đó, Nhà nước cần phải đẩy mạnh các hoạt động trao đổi thông tin, tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đáp ứng các điều khoản để được hưởng ưu đãi thuế quan, giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, từ đó thúc đẩy xuất khẩu, hướng tới việc cân bằng cán cân thương mại Việt Nam - Hàn Quốc trong thời gian tới.

3.3. Dự báo

Về tổng thể, NCIF (Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia) nhận định, tăng trưởng năm 2019 có thể vẫn giữ mức cao nhờ kế tiếp đà tăng từ năm 2018, nhưng trong trung và dài hạn, khi nền kinh tế trong nước “ngấm đủ” tác động từ bên ngoài sẽ dẫn tới những hệ quả lan tỏa tới toàn bộ nền kinh tế và chuỗi sản xuất trong nước, lúc đó mới là ảnh hưởng lớn nhất. Đặc thù nền kinh tế Việt Nam khi gặp rủi ro sẽ hấp thu rất nhanh, trong khi chuyển hóa được các cơ hội lại chậm. Vì thế, nếu khơng tranh thủ giai đoạn này tích lũy các thuận lợi để tạo nền tảng vững vàng thì sẽ khó chống chịu được các cú sốc trong thời gian tới.

Thương mại song phương Việt Nam - Hàn Quốc đã tăng trưởng ngoạn mục sau 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, từ 500 triệu USD năm 1992 lên 64 tỷ USD năm 2017. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu tận dụng tốt cơ hội từ VKFTA, con số này cịn có thể khả quan hơn. Kết quả này góp phần gia tăng kỳ vọng tăng trưởng nhanh hơn trong giai đoạn tới, theo đó 2 bên điều chỉnh kim ngạch thương mại song phương lên 100 tỷ USD vào năm 2020 so với mục tiêu đề ra trước đây là 70 tỷ USD. Với lộ trình giảm thuế theo cam kết của VKFTA và những chính sách ưu đãi mà Việt Nam đã và sẽ áp dụng,

một số ngành như năng lượng, nông nghiệp chất lượng cao, môi trường, công nghiệp chế tạo sẽ thu hút thêm nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc và khả năng Hàn Quốc tiếp tục duy trì vị trí đứng đầu về FDI trong nhiều năm tới.

KẾT LUẬN

Có thể nói rằng, cho đến nay, VKFTA đã góp phần đưa quan hệ kinh tế giữa 2 nước lên một cấp độ mới.

Hiệp định sẽ mang lại những tác động tích cực về nhiều mặt đối với kinh tế Việt Nam, giúp hồn thiện hơn nữa mơi trường kinh doanh, phân bổ và sử dụng nguồn lực xã hội một cách hiệu quả hơn, từ đó thúc đẩy q trình tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững. Hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ được hưởng nhiều cơ hội thị trường mới nhờ các cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ của phía Hàn Quốc. Mơi trường pháp lý minh bạch, thơng thống sẽ góp phần khuyến khích đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam, kèm theo cơng nghệ cao, trình độ quản lý tiên tiến và cơ hội tiếp cận các thị trường thứ ba. Hàn Quốc hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực xây dựng, thực thi chính sách, nâng cao sức cạnh tranh trong những lĩnh vực mà Hàn Quốc có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu hợp tác như: Nơng nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, cơng nghiệp điện tử, lọc hóa dầu, cơng nghiệp hỗ trợ. Hàn Quốc dành cho Việt Nam ưu đãi cắt, giảm thuế quan, tạo cơ hội xuất khẩu mới đối với các nhóm hàng nơng, thủy sản chủ lực như tôm, cá, hoa quả nhiệt đới và hàng cơng nghiệp như dệt, may, sản phẩm cơ khí. Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng cam kết dành thêm cơ hội thị trường cho các lĩnh vực dịch vụ, đầu tư của Việt Nam và nhất là tăng cường hợp tác kinh tế, hỗ trợ kỹ thuật toàn diện trong nhiều lĩnh vực. Thơng qua giảm thuế, Việt Nam có điều kiện thuận lợi hơn để tiếp cận hàng hóa giá rẻ, đặc biệt là các nhóm hàng nguyên, phụ liệu phục vụ những ngành sản xuất, xuất khẩu chủ lực như dệt may, giày dép, điện tử... giúp giảm phụ thuộc vào nhập khẩu từ các nguồn khác. Qua đó hỗ trợ cải cách, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng xuất khẩu các nhóm hàng giá trị gia tăng cao. Hiệp định giúp cho môi trường đầu tư của Việt Nam minh bạch hơn, thu hút nhiều hơn nữa các nhà đầu tư Hàn Quốc cũng như các quốc gia khác vào Việt Nam. Trong hiệp định này, nhiều tiêu chuẩn được đưa ra nhằm tăng cường bảo vệ quyền của nhà đầu tư và cải thiện môi trường đầu tư hơn AKFTA, hiệp định bảo lãnh đầu tư Hàn Quốc - Việt Nam. Bên cạnh đó, hiệp định giới thiệu cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà nước và nhà đầu tư.

Tuy nhiên so với cam kết và chuẩn mực quốc tế thì thể chế, luật pháp của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế, cải cách doanh nghiệp nhà nước diễn ra chậm... Những vấn đề đó đã gây khó khăn trong nền kinh tế thị trường, khiến các nhà đầu tư khó dự đốn được các biến động, thay đổi. Việt Nam chưa xây dựng được ngành kinh tế mũi nhọn, ngành công nghiệp phụ trợ để tận dụng các cơ hội của hội nhập, trong đó có các FTA đã, đang và sẽ thực thi đặc biệt là VKFTA, TPP, EVFTA..

Trong nhiều năm qua, Hàn Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Các cam kết mở cửa thị trường rộng hơn cho dịch vụ và đầu tư của Hàn Quốc, cũng như các cam kết bảo hộ đầu tư, đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư theo VKFTA sẽ là động lực để tăng cường thu hút đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam. Việt Nam được coi là đối tác quan trọng hàng đầu ở khu vực Đông Nam Á của Hàn Quốc, là điểm đến bổ sung cho thị trường Trung Quốc đã bị bão hịa. Việt Nam có sự ổn định về chính trị - xã hội, chi phí sản xuất cịn tương đối thấp, lực lượng lao động và tài nguyên thiên nhiên dồi dào, đã thiết lập được mạng lưới cung ứng ổn định cho hoạt động của các doanh nghiệp Hàn Quốc. Nếu như trong AKFTA, Việt Nam hầu như khơng có cam kết gì về dịch vụ và đầu tư cao hơn so với mức cam kết của Việt Nam trong WTO thì trong VKFTA, Việt Nam có nhiều cam kết mở cửa hơn cho các nhà cung cấp dịch vụ và đầu tư từ Hàn Quốc, đồng thời cũng cam kết mạnh hơn về cơ chế giải quyết tranh chấp Nhà nước - nhà đầu tư nước ngoài. Điều này một mặt gây ra áp lực cạnh tranh cho các nhà cung cấp dịch vụ và đầu tư trong nước vốn có năng lực cạnh tranh tương đối hạn chế. Mặt khác, việc tăng cường các dự án đầu tư từ Hàn Quốc sẽ tạo ra áp lực cho các cơ quan quản lý của nhà nước trong việc quản lý đầu tư cũng như các rủi ro khi xảy ra các tranh chấp về đầu tư..

Mặc dù còn nhiều thách thức nhưng một lần nữa chúng ta có thể khẳng định: Với lộ trình giảm thuế theo cam kết của VKFTA và những chính sách ưu đãi mà Việt Nam đã và sẽ áp dụng, Việt Nam sẽ thu hút thêm nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc và khả năng Hàn Quốc tiếp tục duy trì vị trí đứng đầu về đầu tư FDI trong nhiều năm tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trang thơng tin điện tử của Bộ Tài chính

https://www.mof.gov.vn

2. Trang thơng tin điện tử của Trung tâm WTO và hội nhập - Phịng thương mại và Cơng nghiệp VN

http://www.trungtamwto.vn

3. Cẩm nang Hội nhập Kinh tế quốc tế: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA), Trung tâm WTO và hội nhập – Phịng Thương mại và Cơng nghiệp

Việt Nam, 2017

http://www.trungtamwto.vn/chuyen-de/9987-cam-nang-hoi-nhap---hiep-dinh- thuong-mai-tu-do-viet-nam---han-quoc

4. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA), Trung tâm WTO và

hội nhập – Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam

http://www.trungtamwto.vn/fta/189-viet-nam---han-quoc/1

5. Hồ sợ thị trường Hàn Quốc – Ban Quan hệ Quốc tế VCCI, Trung tâm WTO và hội

nhập – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2015

http://www.trungtamwto.vn/chuyen-de/8218-ho-so-thi-truong-han-quoc---vcci

6. Đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam: Thực trạng và những thách thức, Liên

hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, 2010

http://www.vusta.vn/vi/news/Thong-tin-Su-kien-Thanh-tuu-KH-CN/Dau-tu-gian- tiep-nuoc-ngoai-tai-Viet-Nam-Thuc-trang-va-nhung-thach-thuc-35251.html

7. Khối ngoại rót 2,8 tỷ USD vốn đầu tư gián tiếp năm 2018 vào Việt Nam, Zing.vn,

2019

https://news.zing.vn/khoi-ngoai-rot-2-8-ty-usd-von-dau-tu-gian-tiep-nam-2018- vao-viet-nam-post907500.html

8. Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam: “Đất lành” để “chim đậu”, Thời

báo Tài chính Việt Nam, 2019

http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/xuan-ky-hoi-2019/2019-01-30/von-dau-tu- gian-tiep-nuoc-ngoai-vao-viet-nam-dat-lanh-de-chim-dau-67329.aspx

9. Kiều hối năm 2018 đạt gần 16 tỷ USD, tăng hơn 100 lần so với năm 1993, Cafef.vn,

2019

http://cafef.vn/kieu-hoi-nam-2018-dat-gan-16-ty-usd-tang-hon-100-lan-so-voi- nam-1993-20190127164520625.chn

10. Kiều bào chuyển 5 tỉ USD kiều hối về TP HCM năm 2018, Cafef.vn, 2019

http://cafef.vn/kieu-bao-chuyen-5-ti-usd-kieu-hoi-ve-tp-hcm-nam-2018- 20190125083244421.chn

11. Hiệp định thương mại tư do Việt Nam – Hàn Quốc: Những cơ hội và thách thức, 2016, báo Hậu Giang.

http://www.baohaugiang.com.vn/kinh-te/nhung-co-hoi-va-thach-thuc-45247.html

12. Cơ hội từ VKFTA: Doanh nghiệp Việt cần thay đổi cách tiếp cận, 2018, Trung tâm WTO và hội nhập, Phong thương mại và công nghiệp Việt Nam

http://www.trungtamwto.vn/chuyen-de/11269-

?fbclid=IwAR0hZx0h0XUyUStKXwLrGcxif_C4LG748WPMB0qkGypVOrIxlNS_5e QsL_0

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tác động của hiệp định VKFTA đến hoạt động đầu tư quốc tế tại việt nam giai đoạn 2016 2019 (Trang 25 - 31)