Hệ thống tiền tệ quốc tế hậu Bretton Woods

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) sự phát triển của hệ thống tiền tệ quốc tế (1) (Trang 25 - 32)

CHƯƠNG II : HỆ THỐNG TIỀN TỆ TRONG QUÁ KHỨ

2.3. Hệ thống tiền tệ sau chiến tranh thế giới thứ 2 (1944 – 1990)

2.3.2. Hệ thống tiền tệ quốc tế hậu Bretton Woods

2.3.2.1. Sự hình thành của chế độ tỷ giá thả nổi

a) Lịch sử hình thành

Từ năm 1973, thế giới chuyển sang áp dụng tỷ giá thả nổi có quản lý. Các quốc gia tiến hành can thiệp trên thị trường ngoại hối để loại trừ những dao động ngắn hạn của tỷ giá. Giai đoạn 1973 – 1978 được coi là thời kỳ chuyển tiếp đặc biệt vì chế độ tỷ giá thả nổi có quả lý chưa được sự cơng nhận chính thức của quốc tế.

Vào tháng 11 năm 1975, các nước cơng nghiệp đã nhóm họp tại Rambouillet để thỏa thuận sửa đổi các điều khoản của IMF nhằm hợp pháp hóa hoạt động cho chế độ tỷ giá thả nổi. Những chi tiết của “Sửa đổi lần thứ hai các điều khoản của IMF được soạn thảo tại cuộc họp hàng năm của IMF tại Jamaica vào tháng 1 năm 1976. Các nước thành viên đã chính thức cơng bố hợp pháp hóa hoạt động cho chế độ tỷ giá thả nổi. Ngoài ra, để kết thúc sứ mệnh của giá vàng chính thức, hội nghị đề ra mục tiêu tăng cường vị thế của SDR trong dự trữ quốc tế và cơng bố chính thức rằng SDR trở thành tài sản dự trữ quốc tế chính.

Năm 1976, hội nghị ủy ban lâm thời của IMF tổ chức tại Jamaica đã thông qua quyết định sửa đổi điều lệ của Quỹ và chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý chính thức được thừa nhận. Qua đó, các nước được quyền lựa chọn chế độ tỷ giá tùy ý với điều kiện không gây tác động tiêu cực tới các bạn hàng buôn bán và nền kinh tế thế giới.

b) Nội dung của Hiệp ước Jamaica

Hiệp ước Jamaica tháng 1 năm 1976 nhằm sửa đổi các điều khoản của IMF với các mục đích:

 Hợp pháp hóa hoạt động cho chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi.

 Kết thúc chính thức sứ mệnh của giá vàng và đặt dấu chấm hết cho hệ thống Bretton Woods

 Đề ra mục tiêu tăng cường vị thế SDR trong dự trữ quốc tế và cơng bố chính thức rằng SDR trở thành tài sản dự trữ quốc tế chính.

Nội dung:

 Chính thức cho phép các thành viên quyền quyết định rộng rãi trong việc lựa chọn tỷ giá hối đối của mình.

 Mỗi thành viên phải có trách nhiệm thơng báo cho IMF về chế độ tỷ giá hối đối của mình; được tự do lựa chọn chế độ tỷ giá theo ý muốn như chế độ tỷ giá cố định với SDG hay cố định với bất cứ đồng tiền nào khác; chế độ tỷ giá thả nổi tập thể; hoặc bất cứ chế độ tỷ giá nào mà quốc gia chọn; chỉ có một điều mà các thành viên khơng được làm, đó là khơng được gắn cố định đồng tiền của mình với vàng.

Như vậy, Hiệp ước Jamaica (1976) là dấu mốc cơ bản chuyển hệ thống tiền tệ và thanh toán quốc tế theo cơ chế tỷ giá cố định sang tỷ giá thả nổi mặc dù còn một số nước vẫn lựa chọn việc

duy trì tỷ giá cố định, trong khi đó một số quốc gia lại lựa chon con đường cố định đông tiền quốc gia với một đồng ngoại tệ nào đó.

Những lý lẽ ủng hộ cho hệ thống tiền tệ và thanh toán quốc tế theo tỷ giá linh hoạt bao gồm:

 Hệ thống tỷ giá linh hoạt sẽ tự điều chỉnh được trước những cơn sốc tiền tệ từ bên ngồi, khơng cần phải điều chỉnh cả nên kinh tế như trong hệ thống tỷ giá cố định.

 Ngân hàng trung ương các quốc gia khơng cần phải duy trì một lượng dự trữ lớn, khơng sinh lời để duy trì tỷ giá cố định

 Ngân hàng trung ương không cần một nguồn lực lớn để bảo vệ tỷ giá khơng thích hợp trong thời kỳ dài

 Các quốc gia có thể đề ra và thực thi một chính sách tài chính và tiền tệ độc lập mà không phải lo lắng đến tác động của nó đối với tỷ giá hối đối.

 Hệ thống tỷ giá hối đoái thả nội sẽ tạo điều kiện để áp dụng những phương thức kinh doanh mới trên thị trường ngoại hối như giao dịch có kỳ hạn, quyền chọn,v.v…và các phương thức giao dịch này , đến lượt nó, lại là những cơng cụ hạn chế rủi ro có hiệu quả.

Tuy nhiên, cũng có những lý lẽ khơng ủng hộ hệ thống tiền tệ và thanh toán quốc tế theo cơ chế tỷ giá linh hoạt, đó là:

 Sự dao động của hệ thống tỷ giá càng tăng càng làm mất ổn định giá cả. Điều này có thể dẫn đến giảm thương mại quốc tế và mức sống của dân cư.

 Tỷ giá hối đối thả nổi có thể là ngun nhân của lạm phát bởi lẽ nó đã xóa bỏ nguyên tắc can thiệp từ bên ngoài.

 Hệ thống tỷ giá thả nổi gây thất thiệt cho kinh doanh đầu cơ ngoại hối bởi lẽ nó có thể làm cho tỷ giá vượt quá trình độ cân bằng do quan hệ cung cầu thị trường.

 Các nền kinh tế mở quy mô thị trường cần thiết để thực thi các giao dịch phịng ngừa.

 Hệ thống tỷ giá thả nổi cũng có thể dẫn đến phân phối sai các nguồn lực và dẫn đến chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch.

c) Hiệp định Plaza và Hiệp ước Louvre

Thỏa ước Plaza hay Hiệp định Plaza là thỏa ước tài chính được ký ngày 22 tháng 9 năm 1985 lại khách sạn Plaza, thành phố New York, Mỹ, bởi nhóm G5 khi đó gồm Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh và Pháp. Nhóm G5 đi đến thỏa thuận giảm giá đồng đô-la Mỹ so với đồng Yên Nhật và đồng Mác Đức (đơn vị tiền tệ của Cộng hịa liên bang Đức trước khi đồng Euro có hiệu lực) bằng cách can thiệp vào thị trường ngoại hối.

Trong vịng hai năm kể từ khi Thỏa thuận này có hiệu lực, tỷ giá hối đối giữa đơ la Mỹ và Yên Nhật đã giảm tới 51%. Phần lớn sự giảm giá này là nhờ khoản 10 tỷ đô-la bán ra của các ngân hàng trung ương liên quan. Đầu cơ tiền tệ tiếp tục khiến đồng đô-la xuống giá khi chấm dứt các hành động can thiệp. Việc đồng đô-la xuống giá này được hoạch định và thực thi với sự thông báo trước và rộng rãi, nó cũng khơng gây ra rối loạn ở các thị trường trên tồn cầu.

Mục đích của việc phá giá đồng đơ-la Mỹ là:

 Cắt giảm thâm hụt tài khoản vãng lai của Hoa Kỳ đã tới 3,5% GDP;

 Giúp kinh tế Mỹ hồi phục từ khủng hoảng trầm trọng đầu những năm 1980. Tác động tới nền kinh tế Mỹ:

Thỏa ước Plaza đã thành công trong việc cắt giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với Tây Âu nhưng thất bại trong mục tiêu cơ bản là hạn chế thâm hụt thương mại với Nhật Bản. Lý do là sự thâm hụt này bắt nguồn từ cơ cấu kinh tế chứ không từ các yếu tố tiền tệ. Hàng chế tạo của Mỹ trở nên cạnh tranh trong lĩnh vực xuất khẩu nhưng không thành công tại thị trường Nhật Bản do các biện pháp hạn chế nhập khẩu của Nhật Bản.

Tác động tới nền kinh tế Nhật Bản:

Do Thỏa ước Plaza, Yên Nhật lên giá nhanh chóng. Nền kinh tế Nhật Bản khi đó phụ thuộc vào xuất khẩu, nên việc tăng giá đồng Yên đe dọa tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản. Nhật Bản đã phải sử dụng chính sách tiền tệ nới lỏng. Lãi suất được hạ xuống đã dẫn đến bong bóng bất động sản và bong bóng cổ phiếu ở nước này cuối những năm 1980. Để tăng sức cạnh tranh, các công ty Nhật Bản đã xây dựng nhiều cơ sở sản xuất ở nước ngồi, tạo thành làn sóng FDI của Nhật Bản.

Yên lên giá còn làm GDP của Nhật Bản tính bằng Dollar trở nên lớn hơn trước rất nhiều. Nói cách khác, người Nhật tự nhiên trở nên giàu có hơn, và đã mua nhiều tài sản ở khắp thế giới,

từ các bức họa nổi tiếng đến các xưởng phim ở Hollywood. Họ cũng đi du lịch nhiều hơn và tiêu dùng nhiều hơn.

Sau này, bong bóng kinh tế tan vỡ là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự đình đốn kinh tế kéo dài trên một thập niên ở Nhật Bản.

Tuy nhiên, việc đồng USD giảm giá quá nhanh dẫn đến những lo ngại về nguy cơ sụp đổ của đồng USD. Điều này dẫn đến ngày 22/2/1987, Hiệp ươc Louvre được nhóm các nước G7 thơng qua tại Bảo tàng Louvre, Paris, Pháp đã tuyên bố chấm dứt những thỏa thuận nhằm phá giá USD trong hiệp định Plaza. Các nước cũng thỏa thuận sẽ hợp tác với nhau chặt chẽ để duy trì sự biến động tỉ giá xung quanh mức tỉ giá hiện hành. Sau hiệp định Louvre, tỉ giá được duy trì tương đối ổn định cho đến tháng 10/1987, khi diễn ra sự sụp đổ của thị trường chứng khoán New York và hàng loạt các thị trường chứng khoán trên thế giới. Để giảm thiểu rủi ro do suy thối kinh tế, các nước đồng loạt áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ, giảm lãi suất. Đến năm 1988, khi cán cân thương mại của Mĩ bắt đầu có dấu hiệu được cải thiện, giá trị của USD cũng bắt đầu được khôi phục.

2.3.2.2. Sự ra đời của Liên minh Châu Âu (EU) và hệ thống tiền tệ Châu Âu (EMS)

a) Lịch sử hình thành

Liên minh Châu Âu (EU) bao gồm các hình thức liên kết kinh tế: Khu vực mậu dịch tự do; Liên minh thuế quan; Thị trường chung; Liên minh kinh tế; Liên minh tiền tệ.

Trong đó Liên minh kinh tế và tiền tệ châu Âu chính thức ra đời ngày 1/1/1999. Cụ thể q trình hình thành liên minh kinh tế và tiền tệ châu Âu: Cộng đồng kinh tế Châu Âu được thành lập từ năm 1957 theo Hiệp ước Rôma. Khi mới thành lập gồm có 6 thành viên, 1972 có thêm 6 thành viên nữa.Năm 1995 Liên minh Châu Âu có thêm 3 thành viên đưa tổng số thành viên lên 15 thành viên. Năm 1979 Hệ thống tiền tệ Châu Âu được hình thành với những nội dung sau: ECU là đơn vị tiền tệ quốc tế khu vực của các nước Châu Âu. Giá trị của ECU dựa trên sức mua của những đồng tiền tham gia rổ tiền tệ. Các thành viên thực hiện cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt với biên độ dao động là 0,25% so với tỷ giá hối đối chính thức. Việc điều chỉnh các quan hệ tiền tệ quốc tế giữa các nước thành viên được tiến hành thông qua Quỹ hợp tác ngoại hối Châu Âu. Năm 1991 Liên minh tiền tệ Châu Âu bắt đầu đi vào hoạt động, đồng EURO ra đời và tồn tại song song với các đồng tiền quốc gia thông qua tỷ giá chuyển đổi được công bố dưới dạng tiền ghi sổ.

Quỹ hợp tác tiền tệ Châu Âu (The European Monetary Cooperation Fund – EMCF) được thành lập năm 1982 như một cơ quan quản lý các khoản tín dụng và cung cấp ban đầu lương ECU cho các nước thành viên. Các nước thành viên đã ký thác 20% dự trữ vàng hoặc Đô la Mỹ và được giao cho một lương ECU tương ứng.

b) Nội dung

Hệ thống tiền tệ Châu Âu được xây dựng trên ba trụ cột: (1) Cơ chế tỷ giá hối đối (The Exchange Rate Mechanism – ERM); (2) Hình thành tỷ giá trung tâm giữa các đồng tiền của các nước thành viên; (3) Đơn vị tiền tệ Châu ÂU ( The European Currency Unit – ECU).

 Cơ chế tỷ giá hối đối (ERM) là q trình được sử dụng bởi mỗi một nước thành viên để duy trì tỷ giá có quản lý. ERM bao gồm 10 nước thành viên là những quốc gia cố gắng quản lý tỷ giá hối đoái để bảo đảm sự cân bằng của Hệ thống tiền tệ Châu Âu. Hai quốc gia là Hy Lạp và Bồ Đào Nha khơng tham gia cơ chế này. ERM có ba điểm mấu chốt; một là thúc đẩy trách nhiệm đa phương để duy trì tỷ giá hối đối; hai là tạo ra một cơ chế hỗ trợ mà thông qua đó cung cấp phương tiện và nguồn lực cho việc duy trì sự cân bằng của hệ thống tiền tệ; ba là đóng vai trị như một van an tồn để sắp xếp lại hệ thống tiền tệ khi các đồng tiền vận động vượt ra khỏi sự cân bằng.

 Tỷ giá trung tâm của Hệ thống tiền tệ Châu Âu là tỷ giá song phương cụ thể trong số các đồng tiền của các quốc gia thành viên. Mỗi một đồng tiền của các nước thành viên được chấp nhận dao động trong giới hạn 2.25% so với tỷ giá trung tâm. Khi tỷ giá giữa hai đồng tiền của hai nước thành viên dao động vượt quá giới hạn cho phép thì các quốc gia sẽ can thiệp để trở về tỷ giá trung tâm.

 Đơn vị tiền tệ Châu Âu (ECU) là một giỏ tiền tệ được tạo ra từ trong số trung bình của các đồng tiền các nước thành viên.Mỗi một đồng tiền thành viên được xác định bởi bao nhiêu đơn vị cho một ECU. Trọng số được tính trên cơ sở phần thương mại nội bộ Châu Âu của nước thành viên so với GDP của nước đó.

Các nước thành viên can thiệp vào thị trường ngoại tệ thơng qua hệ thống cung cấp tín dụng tương hỗ. Mỗi một nước thành viên vay một lượng ngoại tệ không hạn chế từ các nước thành viên khác trong thời hạn lên đến ba tháng. Công cụ bảo vệ thứ hai la cho vạy một khoản tín dụng hạn chế với thời hạn đến chin tháng trong tổng khối lượng tín dụng bằng ECU của Hệ thống

tiền tệ Châu Âu. Tuy nhiên, các quốc gia thành viên vay tiền từ quỹ này cần phải điều chỉnh chính sách kinh tế đã gây ra những sai khác đối với đồng tiền của nước đó.

c) Điều kiện tham gia vào liên minh kinh tế và tiền tệ châu Âu:

 Lạm phát thấp, không vượt quá 1,5% so với mức trung bình của ba nước có mức lạm phát thấp nhất.

 Thâm hụt ngân sách không vượt quá 3%GDP.

 Nợ công dưới 60% GDP và biên độ dao động tỷ giá giữa các đồng tiền ổn định trong hai năm theo cơ chế chuyển đổi (ERM).

 Lãi suất (tính theo lãi suất cơng trái thời hạn 10 năm trở lên) khơng q 2% so với mức trung bình của 3 nước có lãi suất thấp nhất.

Tháng 1 năm 2002 tiền mặt được đưa vào trong lưu thông, tiền của các quốc gia bị loại khỏi trong lưu thông và nhường chỗ cho việc sử dụng thống nhất một loại tiền đó là EURO chính thức được lưu hành trong 12 quốc gia thành viên gồm Pháp, Đức, Áo, Bỉ, Phần Lan, Ireland, Ý, Luxembourg, Hà Lan, TBN, BĐN.

d) Đánh giá ưu điểm và nhược điểm

Ưu điểm Nhược điểm

 Kích thích phát triển thương mại trong nội bộ EU.

 Các yếu tố sản xuất được phân bổ hiệu quả hơn trong EU.

 Tiết kiệm dự trữ ngoại hối và lợi ích từ phát hành tiền.

 Tăng cường thanh khoản cho thị trường tài chính.

 Các nước mất quyền tự chủ trong hoạch định chính sách tiền tệ.

 Mất quyền tự chủ trong chính sách kinh tế vĩ mơ.

 Bất bình đẳng khu vực.

 Chi phí thời kỳ q độ.

Mặc dù cịn rất nhiều ý kiến tranh luận về thành cơng của EMS trong việc hình thành và duy trì sự cân bằng tỷ giá nhưng các nước thành viên đã rất ủng hộ hệ thống này. Cơ cấu hợp tác tiền tệ của Châu Âu đã làm giảm sự biến động của tỷ giá hối đoái, đã can thiệp kịp thời để khắc phục những cơn sốc tiền tệ đối với các nước thành viên. Vai trị này càng có ý nghĩa khi các quốc

gia khơng tham gia các hệ thống tiền tệ ở các nước Châu Á và Mỹ La Tinh rơi vào khủng hoảng tài chính những năm vừa qua.

CHƯƠNG III: HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ HIỆN NAY3.1. Đặc trưng - Đặc điểm

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) sự phát triển của hệ thống tiền tệ quốc tế (1) (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)