CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÍ LUẬN
3. Một số khuyến nghị về vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong
quá trình quá trình Việt Nam hội nhập quốc tế
3.1. Đối với Nhà nước
Nếu xác định “Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao” là một trong những khâu đột phá chiến lược thì Đảng nên ra một nghị quyết riêng về “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”.
Chính phủ cần tổng kết về lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam trong những năm gần đây, đánh giá đúng mặt được, chưa được, kịp thời rút ra kinh nghiệm, để điều chỉnh chính sách cho phù hợp; sớm có văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện Kết luận số 86-KL/TW ngày 24/01/2014 của Bộ Chính trị về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ; cần có chính sách đột phá trong thực hiện chính sách tiền lương, tiền thưởng, tiền cơng để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao và hạn chế chảy máu chất xám từ khu vực công sang khu vực tư; cải thiện điều kiện và môi trường học tập, làm việc trong các nhà trường, cơ quan nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; có cơ chế đột phá trong bố trí, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực trẻ nhằm trẻ hóa đội ngũ lãnh đạo quản lý. Có chính sách phụ cấp và đãi ngộ đặc biệt (nhà ở, đào tạo…) cho nhân lực có trình độ cao, tạo điều kiện cho các tài năng nâng cao thu nhập bằng trí tuệ và năng lực của mình; đổi mới cơ chế, chính sách, tăng đầu tư cho giáo dục đào tạo, khoa học cơng nghệ, xứng tầm vị trí “Quốc sách hàng đầu”. Đặc biệt cần quan tâm tới công tác đổi mới giáo dục (nội dung, phương pháp...), đảm bảo tính cập nhật, tiếp cận trình độ khu vực và thế giới.
3.2. Đối với lãnh đạo các bộ, ban, ngành, địa phương
- Cần có nhận thức đúng về vị trí, vai trị, tầm quan trọng của nguồn nhân lực chất lượng cao, phải quán triệt tinh thần chỉ đạo của Đảng, “Nhân lực chất lượng cao là yếu tố đảm bảo sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước”; nguồn nhân lực chất lượng cao cần được nhận diện ở năng lực thực tế, không chỉ là năng lực tiềm năng;
- Bảo đảm sự đồng bộ trong chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo, trọng thị, trọng dụng và trọng đãi, tạo môi trường làm việc thuận lợi để nguồn nhân lực này không ngừng tiến bộ, được cống hiến, phát huy tài năng, khẳng định năng lực cá nhân;
- Cần xây dựng khơng khí làm việc thân thiện, minh bạch, dân chủ và chế độ thông tin kịp thời; sự quan tâm, gần gũi của người lãnh đạo quản lý; chính sách tơn vinh, khen thưởng kịp thời, xứng đáng với đóng góp của nguồn nhân lực chất lượng cao;
Dưới con đường chỉ đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước, với q trình khơng ngừng bổ sung hồn thiện đường lối, chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chúng ta tin tưởng rằng, nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ thực sự xứng tầm với vị trí, vai trị của nó - yếu tố đảm bảo cho Việt Nam phát triển nhanh, bền vững.
KẾT LUẬN
Nguồn nhân lực chất lượng cao là bộ phận tinh túy của nguồn nhân lực, có chất lượng cao cả về thể lực, trí lực và tâm lực; đây là lực lượng chính trị nịng cốt trong việc hiện thực hóa đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, đang tham gia và sẽ tham gia vào quá trình lao động sản xuất, tạo ra năng suất, chất lượng, hiệu quả cao với những đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình hội nhập quốc tế là tổng thể hoạt động của Đảng, Nhà nước, các đồn thể chính trị xã hội và người lao động, với đường lối, cơ chế, chính sách đúng đắn, đặc biệt chú trọng đến phát triển giáo dục đào tạo nhằm nâng cao thể lực, trí tuệ và phẩm chất tâm lí xã hội để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển bền vững của đất nước; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cịn là q trình sử dụng, đãi ngộ xứng đáng nhằm tạo động lực, phát huy vị trí, vai trị và giá trị của nguồn nhân lực này. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong q trình hội nhập quốc tế có tvai trị quan trọng đặc biệt. Đây chính là điều kiện cho Việt Nam hội nhập quốc tế, phát triển nhanh và bền vững. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nội dung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao bao hàm phát triển nhanh về số lượng, nâng cao chất lượng và chuyển dịch cơ cấu theo hướng phù hợp và tiến bộ. Ba nội dung này phải được tiến hành đồng bộ bởi chúng có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại và tạo tạo tiền đề thúc đẩy phát triển lẫn nhau. Để đo lường sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chúng ta căn cứ vào những tiêu chí về thể lực (sức khỏe, cân nặng, chiều cao, tuổi thọ…), trí lực (trình độ văn hóa, học vấn, kỹ năng, chun mơn kỹ thuật) và phẩm chất tâm lý xã hội.
Hiện nay, Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu vào các lĩnh vực. Chúng ta đã đi từ hội nhập kinh tế quốc tế sang hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực. Quá trình hội nhập đưa chúng ta vào cuộc cạnh tranh gay gắt trên nhiều lĩnh vực mà trước tiên là cạnh tranh về nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Chính vì vậy, để phát triển nhanh và bền vững trong quá trình hội nhập quốc tế, Đảng ta đã khẳng định “phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao trở thành một trong những khâu đột phá chiến lược”.
đem lại những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, chủ trương, chính sách và q trình thực hiện chủ trương chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cũng còn nhiều hạn chế, bất hợp lí cả về quy mơ, chất lượng và cơ cấu... Để khắc phục những hạn chế nêu trên, với mục tiêu đưa nhân lực chất lượng cao Việt Nam trở thành nền tảng và lợi thế quan trọng nhất để phát triển bền vững đất nước, hội nhập quốc tế, trong thời gian tới, chúng ta cần tập trung kết hợp thực hiện các nhóm giải pháp một cách đồng thời và có hiệu quả.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Xuân Lý, Nguyễn Đăng Quang (2017). Giáo trình Đường lối cách mạng của
Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
2. Đồn Văn Khái (2012). Giáo trình Logic học và phương pháp học tập, nghiên cứu
khoa học, Nhà xuất bản Giáo dục.
3. Nguyễn Văn Thạo (2018). Một số vấn đề lý luận – thực tiễn cấp thiết liên quan trực
tiếp đến đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật.
4. Lê Thị Ngân (2004). Nguồn nhân lực Việt Nam với nền kinh tế tri thức, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế.
5. Trần Khánh Đức (2011). Một số vấn đề phát triển đội ngũ giảng viên đại học trong
xã hội hiện đại, Tạp chí Giáo dục, số 260, tháng 4/2011.
6. Phạm Minh Hạc, Hồ Sĩ Quý (2002). Nghiên cứu con người, đối tượng và những
phương hướng chủ yếu, Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
7. Vũ Ngọc Hải (2005). Cách nhìn mới về nghiên cứu phát triển giáo dục đại học Việt
Nam, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 3, tháng 12/2005.
8. Vũ Ngọc Hải (2006). Giáo dục đại học với tư cách là động lực phát triển kinh tế -
xã hội, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 12, tháng 9/2006.
9. Phạm Đức Chính (2005). Nâng cao chất lượng nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH,
HĐH đất nước, Nhà xuất bản Hà Nội.
10. Viện kinh tế thế giới (2003). Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào
tạo: Kinh nghiệm Đông Á, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.
11. Phan Thủy Chi (2008). Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của các trường Đại
học khối Kinh tế Việt Nam thơng qua các chương trình hợp tác đào tạo Quốc tế, Luận
án Tiến sỹ.
13. Hoàng Văn Hải, Nguyễn Thùy Dương (2011). Giáo trình Quản trị nhân lực, Đại học Thương Mại, Nhà xuất bản Thống kê.
14. Mai Quốc Chánh (1999). Phát triển nhân lực - kinh nghiệm thế giới và thực tiễn
Việt Nam.
15. Nguyễn Trọng Bảo (1998). Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo và đội ngũ cán bộ
quản lý kinh doanh thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, Nhà xuất bản
Giáo dục.
16. Nguyễn Tiệp (2008). Giáo trình nhân lực, Nhà xuất bản Lao động xã hội.
17. Trần Văn Tùng, Lê Ái Lâm (1996). Phát triển nguồn nhân lực - kinh nghiệm thế