Bài học kinh nghiệm từ hoạt động phát triển du lịch bền vững của Singapore

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) phát triển du lịch bền vững ở singapore và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 27 - 32)

3 Phát triển du lịch bền vững tại Việt Nam và bài học kinh nghiệm của Singapore

3.2 Bài học kinh nghiệm từ hoạt động phát triển du lịch bền vững của Singapore

3.2.1 Học tập mơ hình phát triển du lịch đơ thị bền vững

Ở Việt Nam, tại các đô thị lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, … đều có những hệ thống sơng lớn, hệ thống kênh rạch chảy dọc thành phố, mang một tiềm năng phát triển du lịch rất lớn. Tuy nhiên các hệ thống sông này một số đang trong tình trạng ơ nhiễm nghiêm trọng do hoạt động xả thải của các hộ kinh doanh ven sông, dẫn đến khơng tận được các tiềm năng.

Ở Hồ Chính Minh, chính quyền thành phố đã tiến hành cải tạo và vệ sinh môi trường đối với tuyến kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, tiến hành mở tuyến du lịch đường sơng với sơng Sài Gịn. Ở Hà Nội cũng đã có tuyến du lịch dọc dịng sơng Hồng. Tuy nhiên các hoạt động này vẫn mang tính nhỏ lẻ, thiếu sự quy hạch cụ thể dẫn đến manh mún nhỏ lẻ.

Vì vậy, để khai thác tối đa những tiềm năng du lịch, chính quyền du lịch cần thành lập các ủy ban, đơn vị chuyên trách tiến hành quy hoạch. Chúng ta nên học tập theo 3 triết lý về phát triển du lịch đô thị bền vững bao gồm kinh tế bền vững, xã hội bền vững và văn hóa bền vững vào cơng tác quy hoạch. Cụ thể:

Để đạt được tiêu chí kinh tế bền vững, các đô thị cần tiến hành cải tạo và nghiêm cấm mọi hành vi xả thả làm ô nhiễm các tuyến sơng. Ở Hà Nội điển hình là dịng sơng Tơ Lịch, một tuyến sông chạy dọc qua nhiều vùng của thành phố nhưng đã từ lâu ở trong tình trạng ơ nhiễm hết sức nghiêm trọng, mặc dù thành phố đã có những dự án cải tạo nhưng khơng thành cơng. Bên cạnh đó, cần có những giải pháp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề hay ngành cơng nghiệp xung quanh. Ví dụ, sơng Tơ Lịch có chảy qua khu vực gần làng sản xuất giày Thượng Đình nổi tiếng. Việc cải tạo dịng sơng phải song hành với việc giải quyết nguồn nước thải từ làng giày này một cách hiệu quả như xây dựng nhà máy xử lý, … thay vì tiến hành cấm xả thải đơn thuần sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất tại đây.

Đối với tiêu chí xã hội bền vững, thay vì tiến hành tái định cư hồn tồn đối với các hộ gia đình, hộ kinh doanh ở lên cận. Thành phố có thể tính đến các giải pháp như chuyển đổi hình thức kinh doanh của các hộ lân cận dịng sơng. Từ đó sẽ hạn chế được các hệ quả của việc di dời sang

một nơi ở mới. Ngoài ra việc quy hoạch tuyến du lịch ven sơng nên tránh tình trạng cao cấp hóa tồn bộ, biến các địa điểm xung quanh thành các nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại cao cấp, sẽ gây khó khăn cho những hộ kinh doanh hoặc sống lâu năm tại khu vực này.

Đối với tiêu chí văn hóa bền vững, địi hỏi các thành phố cần có các nghiên cứu kỹ càng, khảo sát rộng rãi ý kiến của cộng đồng dân cư để cho ra các định hướng về kiến trúc, định hướng về các dịch vụ công cộng, hoạt động nghệ thuật, vui chơi giải trí.

3.2.2 Tập trung đầu tư tu bổ danh thắng, nâng cao cơ sở hạ tầng và kỹ thuật du lịch

Thứ nhất, về cơ sở lưu trú du lịch, hiện tại, tổng số phịng tăng từ 69 nghìn phịng vào năm

2001 lên đến 420 nghìn phịng năm 2016. Và đến nay có hơn 21 nghìn cơ sở lưu trú du lịch ngày càng đa dạng, phong phú, ngồi khách sạn, nhà nghỉ đã hình thành nhiều loại hình khác như : khách sạn nghỉ dưỡng, căn hộ du lịch, biệt thự du lịch, … đã góp phần đưa hệ thống khách sạn Việt Nam ngang tầm với các nước phát triển du lịch trong khu vực. Trong năm 2017, Việt Nam đã có đại diện xuất hiện trong bảng xếp hạng 50 khách sạn tốt nhất thế giới theo khảo sát của CNNtraveler, và nhiều khách sạn, khu resort khác nhận được các giải thưởng danh giá toàn cầu. Điều này cho thấy sự phát triển hệ thống lưu trú của chúng ta đang ngày càng hoàn thiện và đáp ứng các nhu cầu đa dạng của khách du lịch trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, sự phát triển trên vẫn còn nhiều bất cập và thiếu đồng bộ. Nhiều cơ sở lưu trú bị báo chí phản ảnh về sự xuống cấp của cơ sở vật chất, chưa đầy đủ tiện nghi, thái độ của nhân viên phục vụ chưa chuyên nghiệp, còn xảy ra nhiều vụ trộm cướp và sự cố đáng tiếc ảnh hưởng tới trải nghiệm của du khách. Mặc dù Tổng cục du lịch vẫn thường xuyên tiến hành kiểm tra khảo sát chất lượng các cơ sở lưu trú trên phạm vi toàn quốc, xong kết quả chưa được công bộ rộng rãi.

Điều này cho thấy, chúng ta cần cải thiện hiệu quả hoạt động của công tác thanh kiểm tra, cần công khai thông tin, công khai các xử lý vi phạm và nâng cao chất lượng bộ tiêu chuẩn quốc gia cũng như bảng xếp hạng về cơ sở lưu trú. Đồng thời cần nâng cao các hoạt động đào tạo nghiệp vụ du lịch, nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động du lịch lữ hành của các cơ sở lưu trú. Cần có các chế tài xử phạt phù hợp mạnh tay, đủ tính răn đe đối với các cơ sở lưu trú còn để xảy ra hoặc chậm trễ trong việc xử lý và khác phục các sai phạm.

Thời gian vừa qua, hoạt động lưu trú của Việt Nam đã thu hút sự tham gia đầu tư của nhiều doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước, đặc biệt là ở phân khúc cao cấp với số lượng khách sạn 5 sao năm 2016 đạt 30.624 cơ sở, gấp đôi so với năm 2013. Xong chúng ta cũng cần tập trung phát triển và đồng bộ cơ sở lưu trú tại các phân khúc khác để phục vụ cho khơng chỉ du khách quốc tế mà cịn du khách nội địa.

Thứ hai, về hoạt động giao thông vận tải, đây là một vấn đề nhức nhối với không chỉ

ngành du lịch mà cịn đối với tồn xã hội. Hiện tại ở Việt Nam, hệ thống đường xá giao thông phục vụ hoạt động di chuyển và hoạt động du lịch chưa được phát triển tốt. Tại các thành phố lớn vẫn thường xuyên xảy ra tình trạng ùn ứu kéo dài, quá tải tại các khu vực sân bay, bến cảng, nhà ga, … Ngồi ra tại chính các khi du lịch việc phát triển hệ thống vận tải cũng chưa được thuận tiện. Ví dụ tại vườn Quốc gia Tràm Chim ở Đồng Tháp là một trong những khu vườn có nhiều lồi chim q hiếm, như sếu đầu đỏ, có khu rừng tràm, có đồng lúa ma, đồng cỏ ống. Vườn Quốc Gia Tràm Chim được ví như một Đồng Tháp Mười thu hẹp với sự đa dạng cả về động thực vật quý hiếm. Tuy nhiên, để vào được sâu bên trong khu vực và tìm hiểu về sự đa dạng về động thực vật ở vườn, hệ thống đi lại cùng với các tuyến xe bus trong ngày còn chưa thật thuận tiện. Nằm trong dự án về việc phát triển vườn trong những năm tới, vườn Tràm Chim dự tính sẽ có dự án gói kín từ sân bay Tân Sơn Nhất tới thẳng Tràm Chim nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch có thể tiếp cận được Tràm Chim một cách dễ dàng.

Dễ thấy, Việt Nam cần đẩy mạnh quy hoạch cũng như kêu gọi các nguồn lực trong và ngồi nước đầu tư vào hoạt động giao thơng vận tải tại các điểm đến du lịch, nâng cao số lượng cũng như tần suất hoạt động của các phương tiện vận tải phục vụ du lịch, đặc biệt là các phương tiện thân thiện với môi trường như xe điện, … Cần có bản đồ quy hoạch sắp xếp các khu lưu trú gần và thuận tiện với các điểm vui chơi giải trí, danh lam thắng cảnh, …

Thứ ba, về công tác thống kê, đo lường và đánh giá hiệu quả. Mặc dù tổng cục và các sở

du lịch tồn quốc đã có những hoạt động đo lường, ghi chép và công bố các dữ liệu liên quan tới hoạt động du lịch, xong phần lớn đều là số liệu mang tính tổng quan, thiếu các số liệu phản ảnh về chiều sâu của hoạt động du lịch như chất lượng dịch vụ, sự hài lịng. Vì vậy, chúng ta cần xây dựng bộ tiêu chí và định hướng rõ ràng, chi tiết cụ thể cho việc phát triển du lịch bền vững, từ đó chỉ đạo cơng tác thống kê các chỉ số phục vụ đo lường và phân tích. Đồng thời các hoạt động

thanh tra, giám sát, xếp hạng chất lượng cơ sở lưu trú, … cần tiến hành một cách minh bạch và cơng khai tránh tính hình thức và đại khái.

Thứ tư, hoàn thiện và đẩy mạnh các quy định pháp luật về việc bảo vệ môi trường đối với không chỉ các doanh nghiệp và mà cả du khách. Chúng ta cần tiến hành quy hoạch rõ ràng, di

dời các khu công nghiệp, nhà máy sản xuất gần nguồn nước, gần di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh để tránh những tác động tiêu cực. Ngoài ra cần tiến hành truyền thông tới rộng rãi người dân về các quy định bảo vệ môi trường địa điểm du lịch như không vứt rác bừa bãi, khơng ăn uống trên bãi biến. Cần có các đồn kiểm tra giám sát kiểm sốt hoạt động kinh doanh ăn uống trên bờ biễn, hoạt động xả thải của các doanh nghiệp. Cần có cách đánh giá về tác động mơi trường của các dự án một cách minh bách và chính xác, hạn chế các dự án có tác động tiêu cực tới hệ sinh thái và môi trường địa điểm du lịch như dự án cáp treo vào hang Sơn Địong, …

KẾT LUẬN

Có thể thấy, thành cơng của ngành du lịch Singapore là kết quả của sự kết hợp giữa chính sách phát triển đúng đắn, bền vững và việc tận dụng hiệu quả các tài nguyên và lợi thế tự nhiên của bản thân.

Năm yếu tố tạo thành công cho du lịch Singapore là: Thắng cảnh (Attractions); Tiếp cận thuận lợi (Accessibility); Tiện nghi (Amenities); Dịch vụ hỗ trợ (Ancillary services); và Sự điều chỉnh (Adjustment). Bên cạnh đó, cần phải kể đến thành cơng của việc hoạch định, xây dựng chiến lược và các kế hoạch phát triển du lịch phù hợp cho từng giai đoạn của Chính phủ Singgapore, bao gồm: “Kế hoạch Du lịch Singapore” (năm 1968), “Kế hoạch Phát triển du lịch” (năm 1986), “Kế hoạch Phát triển chiến lược” (năm 1993), “Du lịch 21” (năm 1996), “Du lịch 2015” (năm 2005), “Địa giới du lịch 2020” (năm 2012).

Trong tương quan so sánh với Singapore, Việt Nam có rất nhiều ưu thế thuận lợi hơn để phát triển ngành du lịch, bao gồm: vị trí địa lý, cảnh quan tự nhiên, nhiều tài nguyên và thế mạnh du lịch. Việc khai thác hợp lý và tận dụng hiệu quả các tài nguyên du lịch sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với ngành du lịch nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung.

Chính vì thế, chúng ta cần phải hiểu được tầm quan trọng của phát triển du lịch bền vững và từ đó, hồn thiện các chính sách để đảm bảo điều này, bao gồm xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân cũng như thắt chặt quản lý từ cấp trung ương đến địa phương.

Cuối cùng, dù cịn nhiều thiếu sót, hi vọng bài tiểu luận đã cung cấp được thêm một khía cạnh mới cho phát triển du lịch tại Việt Nam từ khía cạnh phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) phát triển du lịch bền vững ở singapore và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)