Khó khăn và thách thức

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) phân tích năng lực cạnh tranh và tính bổ sung của thương mại nông sản trung quốc việt nam với sáng kiến vành đai và con đường (Trang 36 - 37)

CHƯƠNG 4 : CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP

4.2 Khó khăn và thách thức

Việc hợp tác hàng hóa nơng sản xuất nhập khẩu với Trung Quốc tuy đem đến nhiều lợi ích cho ta nhưng cũng tồn tại rất nhiều khó khăn và thách thức. Các sản phẩm xuất nhập khẩu phần lớn bị chi phối bởi thương mại nội ngành ở một mức độ nhất định, gây khó khăn cho việc hợp tác những mặt hàng khác. Thêm vào đó, tỷ lệ cơ cấu hàng hóa phân bổ khơng đồng đều, 1 vài mặt hàng nông sản này phân bổ theo thương mại nội ngành trong khi 1 vài mặt hàng khác lại bị chi phối bởi thương mại liên ngành. Mặc dù vậy, tính bổ sung thương mại của Trung Quốc-Việt Nam vẫn khá cao so với của Trung Quốc với các nước khu vực ASEAN khác. Hơn thế nữa, xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc chủ yếu vẫn đi qua con đường tiểu ngạch, quy mô nhỏ lẻ, thị trường khơng ổn định. Do vậy dẫn đến tình trạng hàng hóa bị ứ đọng lại ở các cửa khẩu, biên giới, rớt giá thảm hại...

Không chỉ vậy, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã làm cho đồng Nhân dân tệ mất giá nguy hại, tạo điều kiện cho Việt Nam nhập khẩu tràn lan nguyên liệu đầu vào giá rẻ, các mặt hàng tiêu dùng Trung Quốc chưa rõ nguồn gốc hay kiểm định chất lượng. Điều này không những tạo ra yếu tố tiêu cực trong nền kinh tế mà cịn vơ hình gây nên áp lực cho các nhà sản xuất và doanh nghiệp địa phương vì cạnh tranh khốc liệt. Việc tỷ giá Nhân dân tệ giảm mạnh, theo đó là tác động đầu tiên của căng thẳng thuế quan, nông sản, hàng nhập khẩu sẽ phải chịu một khoản thuế khá cao, tang nguy cơ thâm hụt thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Việc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc hiện cũng được xem là chưa bền vững, bởi thời gian gần đây, Trung Quốc đã đẩy mạnh siết chặt các quy trình kiểm

tra chất lượng, thắt chặt chi tiêu hàng hóa và có yêu cần nguồn gốc xuất xứ. Shi Xinbiao, một chuyên gia thương mại và nhập khẩu của Trung Quốc đã nói về chính sách mới cho mặt hàng rau củ quả. Theo đó, Trung Quốc sẽ tăng cường kiểm tra sản phẩm nông nghiệp, yêu cầu các chứng nhận phê duyệt và truy xuất nguồn gốc.

Và dự án về kênh đào Kra tuy được xe là mang lại nhiều tiềm năng cho nền kinh tế của nước nhà, tuy nhiên nó lại ảnh hưởng tiêu cực đến khá nhiều nhân tố đằng sau. Đầu tiên, một câu hỏi được đặt ra là việc xúc tiến xây dựng kênh đào có làm tổn hại đến mơi trường biển hay khơng? Nó có ảnh hưởng đến các hoạt động đánh bắt, khai thác kinh tế biển hay không? Và liệu rằng, việc xây dựng kênh đào xuyên qua các quốc gia Thái Lan, Việt Nam hay Myanmar, kết nối 2 miền lục địa liệu có phải là chiến lược kinh tế hay chính trị, thâu tóm các khu vực lân cận xung quanh hay khơng? Điều này thì ta vẫn chưa thể chắc chắn.

Mặc dù vậy, xuất nhập khẩu nông sản vẫn là một trong số những ngành mũi nhọn, trọng điểm, đưa kinh tế tăng trưởng, đi lên. Kì vọng xuất siêu và nhập siêu từ Trung Quốc vẫn là rất lớn trong những năm tiếp theo. Chính vì vậy, ta cần có những giải pháp phù hợp để tăng lượng xuất khẩu nông sản một cách bền vững, giảm thiểu nhập siêu, tránh phụ thuộc vào thương mại Trung Quốc khắc phục những khó khăn và thách thức để nhìn nhận vấn đề rõ ràng và giải quyết vấn đề hợp lý và có hiệu quả hơn trong bối cảnh thắt chặt quan hệ hợp tác giữa hai nước.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) phân tích năng lực cạnh tranh và tính bổ sung của thương mại nông sản trung quốc việt nam với sáng kiến vành đai và con đường (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)