Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh từ doanh nghiệp giải pháp về sản phẩm

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) phân tích mức độ tập trung ngành sản xuất hoá chất và sản phẩm hóa chất của việt nam (Trang 25 - 33)

CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ TẬP TRUNG VÀ Ý NGHĨA

3.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh

3.2.1. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh từ doanh nghiệp giải pháp về sản phẩm

sản phẩm

Đầu tiên là giải pháp về việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người sử dụng, cho cộng đồng, tránh sử dụng các hóa chất có độc hại đến sức khỏe cộng đồng, hạn chế tối đa gây ô nhiễm môi trường khi sử dụng. Đây là những yêu cầu chung cho hầu hết các ngành sản xuất nói chung, nhưng với ngành hóa chất thì cần đặc biệt chú trọng hơn.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần đa dạng hóa các loại sản phẩm hơn nhằm phù hợp hơn với yêu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, của thị trường. Ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm. Hạn chế tối đa việc nhập khẩu vào các sản phẩm kém chất lượng, khơng an tồn, tránh hàng giả, hàng nhái.

Doanh nghiệp cần sử dụng có hiệu quả nguồn lực sẵn có để nâng cao năng lực sản xuất các sản phẩm hóa chất nhằm cung ứng đủ, kịp thời cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị để nâng cao năng lực sản xuất.

3.2.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh từ phía Nhà Nước

Nhà nước có vai trị quan trọng nhất trong việc giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngành. Đầu tiên là giải pháp chung về tài chính và tín dụng, Nhà Nước cần khuyến khích, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực sản xuất hóa chất phục vụ nơng nghiệp, nông thôn; đặc biệt là vào những lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu, lĩnh vực công nghệ cao và các ngành công nghiệp hỗ trợ, chế biến sâu nguyên liệu phục vụ sản xuất hóa chất, phân bón, tơ sợi trong nước phát triển nhất có thể. Có các ưu đãi cụ thể và ổn định nhằm tạo ra mơi trường hấp dẫn. NHà nước có thể giảm thuế VAT cho một số năm đầu đối với các dự án đầu tư mới sản xuất phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất cơ bản, sợi nhân tạo và giảm thuế VAT mặt hàng phân bón xuống mức 0% phục vụ trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp.

Về thị trường, Nhà nước cần hồn thiện cơ chế, chính sách thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ thị trường nội địa trong tiến trình hội nhập, sử dụng hàng rào kỹ thuật nhằm ngăn chặn việc nhập khẩu những sản phẩm kém chất lượng, khơng an tồn, gây ơ nhiễm, ngoài ra cần tăng cường chống hàng nhái, hàng giả. Các đoàn đại diện, công tác của Chỉnh Phủ cần giúp các doanh nghiệp kiểm tra thị trường nhập khẩu, tìm kiếm thị trường phù hợp.

Nhà nước có thể xây dựng các dự án đầu tư mới gần khu vực nguyên liệu và nơi tiêu thụ sản phẩm. Trước mắt nhằm giảm thiểu tối đa chi phí sản xuất, đẩy nhanh việc phát triển cơng nghiệp hóa chất . Các ngành, các địa phương trong tỉnh/thành khu vực cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thuê đất xây dựng cơ sở sản xuất, chế biến sản phẩm hóa chất, phân bón phục vụ nơng nghiệp, sợi nhân tạo. Cần khuyến khích sử dụng tài nguyên trong nước hiệu quả và tiết kiệm. Nhà nước cần hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp trong khâu tìm kiếm thăm dị khống sản, qui hoạch phát triển các vùng cây nguyên liệu, cây dược liệu phục vụ cho ngành hóa chất, sản xuất sợi nhân tạo, phân bón.

Về giải pháp khoa học - công nghệ, Nhà nước cần Đầu tư phát triển theo hướng đi thẳng vào sử dụng các loại công nghệ tiên tiến để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ đồng thời đa dạng hóa sản phẩm, phát triển các sản phẩm mới. Nâng cao năng lực nghiên cứu triển khai và trình độ của đội ngũ quản lý và triển khai công tác khoa học, công nghệ. Hệ thống khuyến nông, khuyến công hỗ trợ về kinh phí và nhân lực cho cơng tác chuyển giao công nghệ, nghiên cứu triển khai, xúc tiến thị trường của các cơ sở chế biến sản phẩm hóa chất, phân bón phục vụ nơng nghiệp. Thực hiện một số chương trình, dự án khoa học - cơng nghệ trọng điểm về phân bón, khai thác sử dụng có hiệu quả quặng apatit, các sản phẩm cao su, sợi, các sản phẩm hố dầu, cơng nghệ về nguồn điện hố và cơng nghệ về hoá chất. Trong việc triển khai các dự án, chương trình khoa học – công nghệ, Nhà nước cũng cần đặc biệt chú ý tới các giải pháp về môi trường, đảm bảo phát triển bền vững.

Về mặt xây dựng hành lang pháp lý thuận lợi. Nhà nước cần có các quy định cụ thể nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp, tránh tình trạng phá giá thị trường, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành.

Vai trò quản lý nhà nước của các Bộ, ngành đối với nhóm sản phẩm nhạy cảm là phân bón, sợi nhân tạo và các sản phẩm hoá chất cũng cũng rất quan trọng. Cần tăng cường quản lý đối với một số sản phẩm như phân bón, phân hữu cơ sinh học, hóa chất bảo vệ thực vật, cao su tổng hợp để thực hiện công tác theo dõi, kiểm tra , quản lý chỉ tiêu mơi trường tránh tình trạng đầu tư tràn lan, vi phạm các qui định về bảo vệ môi trường và chất lượng sản phẩm.

Ngồi ra, cần có những giải pháp bảo vệ môi trường như là yêu cầu các nhà máy đang hoạt đông, các dự án đầu tư thực hiện đúng các quy định pháp luật bảo vệ môi trường. Hạn chế tối đa việc hình thành các cơ sở sản xuất hóa chất, phân bón nhỏ lẻ, với công nghệ lạc hậu. Thực hiên kế hoạch cải tạo, tiến tới loại bỏ dần các công nghệ lạc hậu trong các cơ sở hoạt động hóa chất để loại bỏ nguồn phát tán ơ nhiễm.

KẾT LUẬN

Tiểu luận của nhóm em thu được các kết quả từ việc phân tích và xử lý số liệu thực tế trên, đã bước đầu góp phần cung cấp kiến thức nền tảng cho nhóm để nghiên cứu sâu hơn vào cách thức tổ chức, hành vi của các hãng trong thị trường độc quyền hay độc quyền. Qua đó phần nào giúp mọi người có một cái nhìn tổng quan hơn về doanh nghiệp cũng như thị trường trong ngành cơng nghiệp sản xuất hóa chất. Đây cũng chính là nển tảng cho các doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách nhìn nhận để đưa ra các quyết định của mình. Về phía doanh nghiệp, dựa trên kết quả phân tích có thể đề ra những đối sách phù hợp để thích nghi với thị trường, tận dụng được cơ hội, và bỏ qua những rủi ro khơng đáng có. Về phía các nhà hoạch định chính sách của Chính phủ thì cũng đưa ra các giải pháp kịp thời, hợp lý để ngăn chặn tình trạng độc quyền trong ngành hay tạo ra những rào cản ra nhập cho các doanh nghiệp đang chạy theo xu thế lao mình vào một số ngành tràn lan. Thơng qua những hiệu quả trên, có thể thấy được tính thiết thực của mơn Tổ chức ngành trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

Do sự hiểu biết và kinh nghiệm còn ha ̣n chế, tiểu luận của nhóm chưa thâ ̣t sự đầy đủ và chắc chắn khơng tránh khỏi nhiều thiếu sót. Nhóm rất mong nhâ ̣n được đóng góp củ a cô và các bạn để bản tiểu luận được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. http://luatdonga.com/danh-muc-ma-nganh-nghe-kinh-doanh-2017/ 2. https://qandme.net/en/report/research-vietnam-cosmetic-market-2019.html 3. http://chinhphuonline.vn/portal/page/portal/chinhphu/noidungquyhoachnganh?doci d=859&substract=&strutsAction=ViewDetailAction.do 4. http://www.binhthuannhabe.com/home/read/17/645 5. https://hanoiplasticbags.com/vi/tin-tuc-su-kien/thi-truong-nhua-va-bao-bi-tiem- nang-lon-thach-thuc-nhieu/ 6. http://www.agtex.com.vn/thong-tin-khac/trien-vong-u-am-cua-nganh-soi- polyester-chau-a/258/871 7. https://nganhangphapluat.thukyluat.vn/tu-van-phap-luat/doanh-nghiep/nhom- nganh-san-xuat-phan-bon-va-hop-chat-ni-to-gom-nhung-hoat-dong-255253 8. https://www.google.com.vn/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=1&ved =2ahUKEwjPzt23k8HiAhVHE4gKHSWABV0QFjAAegQIAhAB&url=https%3A %2F%2Fnganhangphapluat.thukyluat.vn%2Ftu-van-phap-luat%2Fdoanh- nghiep%2Fnhom-san-xuat-thuoc-tru-sau-va-san-pham-hoa-chat-khac-dung-trong- nong-255257&usg=AOvVaw2VYhU0ibHdJEEH6VTi49Du

PHỤ LỤC

2. Tính CR4 cho nhóm ngành mã 201

5. Tính CR4 cho nhóm ngành mã 202

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) phân tích mức độ tập trung ngành sản xuất hoá chất và sản phẩm hóa chất của việt nam (Trang 25 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)