1. Đánh giá đường lối của Đảng về việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam trong thời đại Công nghiệp 4.0:
1.1.Đánh giá đường lối của Đảng về chính sách đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao:
Như vậy, qua các nhiệm kỳ Đại hội từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đến nay, quan điểm của Đảng ta về khoa học - cơng nghệ nói chung, cơng nghệ cao nói riêng đã có những bước chuyển biến khá căn bản. Đường lối đó khơng chỉ phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước qua từng giai đoạn lịch sử cụ thể, mà còn là những định hướng chiến lược quan trọng để Nhà nước, các bộ, ban, ngành, địa phương thể chế hóa bằng các chính sách, pháp luật, chương trình hành động và triển khai tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong những năm qua, công tác phát triển công nghệ cao ở nước ta vẫn cịn một số hạn chế. Chính vì vậy, trước sự phát triển và ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp, đặc biệt là cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, cũng như trước yêu cầu phải đẩy mạnh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa theo kiểu “đi tắt, đón đầu”, “rút ngắn”, nhằm thu hẹp khoảng cách so với các nước phát triển trên thế giới, hơn lúc nào hết, các cấp, các ngành, các địa phương cần quán triệt sâu sắc hơn nữa đường lối phát triển cơng nghệ cao của Đảng; từ đó đề ra các giải pháp khoa học kịp thời, hợp lý nhằm tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, thúc đẩy đất nước ta phát triển nhanh và bền vững hơn trong kỷ nguyên mới.
1.2.Đánh giá đường lối của Đảng về đổi mới giáo dục - đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế:
Đổi mới giáo dục đang được triển khai từ giáo dục mầm non, phổ thông, dạy nghề đến cao đẳng, đại học. Nhiều trường dân lập, tư thục bậc đại học, trung cấp chuyên nghiệp, trung học phổ thông và dạy nghề đã được thành lập. Đầu tư cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo tăng lên đáng kể.. Cơ sở vật chất của ngành được tăng cường, đặc biệt là ở vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Tuy nhiên, bên cạnh những tiến bộ đã đạt được, giáo dục nước ta vẫn còn nhiều yếu kém, bất cập mà đáng quan tâm nhất là chất lượng và hiệu quả giáo dục còn thấp, đặc biệt ở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp. Trong ba nhiệm vụ của giáo dục: “dạy chữ”, “dạy nghề” và “dạy người”, mới tập trung chủ yếu vào việc “dạy chữ”, chưa chú ý đầy đủ tới việc “dạy người”. Một số biểu hiện tiêu cực, thiếu kỷ cương đang gây lo lắng, bức xúc trong xã hội. Văn kiện Đại hội X chỉ rõ, chất lượng giáo dục và đào tạo còn thấp. Quản lý nhà nước đối với một số lĩnh vực trong giáo dục còn yếu kém; khả năng chủ động, sáng tạo của học sinh, sinh viên ít được bồi dưỡng, năng lực thực hành của học sinh, sinh viên cịn yếu. Chương trình, phương pháp dạy và học còn lạc hậu, nặng nề, chưa thật phù hợp. Phát triển giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học chưa cân đối với giáo dục trung học phổ thơng. Đào tạo nghề cịn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Việc xã hội hoá giáo dục được thực hiện chậm, thiếu đồng bộ. Công tác giáo dục và đào tạo ở vùng sâu, vùng xa cịn nhiều khó khăn, chất lượng thấp; chưa quan tâm đúng mức phát triển giáo dục và đào tạo ở đồng bằng sông Cửu Long. Công tác quản lý giáo dục, đào tạo chậm đổi mới và còn nhiều bất cập. Thanh tra giáo dục còn nhiều yếu kém; những hiện tượng tiêu cực, như bệnh thành
tích, thiếu trung thực trong đánh giá kết quả giáo dục, trong học tập, tuyển sinh, thi cử, cấp bằng và tình trạng học thêm, dạy thêm tràn lan kéo dài, chậm được khắc phục.
Như vậy, trên con đường “đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới”, giáo dục - đào tạo đứng trước những yêu cầu, thử thách to lớn, cần phải được đổi mới một cách toàn diện, phát triển mạnh mẽ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần “sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển”.
1.3.Đánh giá về chính sách phát triển nguồn nhân lực: 1.3.1. Đối với cán bộ công nhân viên chức:
Đến nay, cơ bản, đội ngũ cán bộ cơng chức (CBCC) có trình độ chun mơn, lý luận chính trị và năng lực để thực hiện các nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao các mặt cơng tác, khơi dậy được nguồn lực của nhân dân, nâng cao trình độ dân sinh, dân trí; đời sống nhân dân được nâng lên đáng kể, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng, chính quyền, đảm bảo an ninh, chính trị, quốc phịng ở các địa phương và trên địa bàn cấp xã.
Cùng với nhiều nỗ lực, cố gắng và sự quan tâm của các cấp, các ngành trong việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã thì hiện nay cơng tác cán bộ đối với đội ngũ CBCC cấp xã vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định, cụ thể:
+ Một là, một số CBCC cấp xã do chuyển từ cơ chế cũ, được hình thành từ
nhiều nguồn nên cơ cấu chưa đồng bộ, trình độ, phẩm chất, năng lực chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.
+ Hai là, trình độ các mặt của một số cán bộ cấp xã còn quá thấp so với
yêu cầu, nhiệm vụ, nên mặc dù đã qua đào tạo, bồi dưỡng nhưng do đầu vào không bảo đảm nên chất lượng sau đào tạo, bồi dưỡng không cao,
các lớp bồi dưỡng chủ yếu là ngắn hạn nên hiệu quả thấp dẫn đến cán bộ không biết việc để làm hoặc không đủ khả năng để thực hiện nhiệm vụ. + Ba là, một số chức danh cán bộ cấp xã tuy đã đạt tiêu chuẩn về trình độ,
nhưng do độ tuổi cao, năng lực hạn chế lại chưa đủ điều kiện nghỉ hưu, chưa có chính sách hỗ trợ hợp lí nhằm động viên, khuyến khích các cán bộ trên nghỉ việc nên chưa thể bố trí, bổ nhiệm được cán bộ trẻ để thay thế.
+ Bốn là, một số nơi vẫn cịn tình trạng cán bộ đi học theo kiểu chạy bằng
cấp, để đủ tiêu chuẩn theo quy định; nhiều cán bộ dù đã đạt chuẩn nhưng chưa được đào tạo, bồi dưỡng có hệ thống; một số cán bộ chưa chịu khó học tập, rèn luyện, tác phong công tác, nề nếp làm việc chuyển biến chậm, cán bộ còn thiếu sáng tạo trong việc vận dụng đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước để xây dựng nhiệm vụ chính trị của địa phương, nên chưa có những giải pháp tốt, mang tính đột phá trong thực hiện nhiệm vụ.
+ Năm là, chất lượng CBCC cấp xã còn thấp so với yêu cầu nhiệm vụ, một
số nơi việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối, chính sách của cấp trên xuống cơ sở khơng kịp thời, đầy đủ; việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của chính quyền cơ sở cịn chậm; giải quyết cơng việc cịn nhiều sai sót, dẫn đến việc khiếu nại, gửi đơn thư vượt cấp... Ngồi ra, vẫn cịn một bộ phận CBCC cấp xã ý thức trách nhiệm với công việc không cao, làm việc theo kiểu cầm chừng, trông chờ, ỷ lại vào cấp trên. + Sáu là, ở một số địa phương, một số CBCC cấp xã hoạt động chưa thực
sự dựa vào pháp luật, đơi khi cịn giải quyết cơng việc theo ý muốn chủ quan, việc ứng xử với nhân dân, với cộng đồng cịn nặng về tập qn, thói quen, tình cảm, một số CBCC cấp xã tư tưởng dao động, khơng dám làm việc trong những thời điểm “nóng”,… một số ít cán bộ thiếu tinh
thần trách nhiệm với nhân dân, chưa thật sự tâm huyết với công việc, một số ít có biểu hiện suy thối đạo đức, mất đồn kết, cơ hội, bè phái, cục bộ gia đình, dịng họ đã làm giảm lòng tin của cán bộ và nhân dân. + Bảy là, một số CBCC tuy có trình độ nhưng năng lực các mặt còn hạn
chế, đặc biệt là năng lực, kỹ năng hành chính (thể hiện qua việc ban hành, tham mưu ban hành văn bản, xử lý tình huống hành chính, thực thi cơng vụ…); một số làm việc thụ động, cầm chừng, trách nhiệm không cao, khơng nắm rõ tình hình địa phương, tình hình cơng việc; một số ít có biểu hiện thiếu trách nhiệm, chưa thật sự quan tâm đến cơ sở và kể cả công chức chuyên môn cấp xã theo ngành, lĩnh vực phụ trách.
+ Tám là, một số CBCC cấp xã (kể cả người đứng đầu cơ quan, đơn vị
chưa sử dụng hiệu quả thời gian làm việc; việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính có phần chưa nghiêm; trách nhiệm, tính tiên phong, gương mẫu của công chức là thủ trưởng cơ quan, đơn vị chưa phát huy đúng mức nên có phần ảnh hưởng đến phong cách, tác phong, lề lối làm việc của CBCC, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị.
1.3.2. Đánh giá đường lối của Đảng về thu hút, trọng dụng nhân tài:
Hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đang lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của công cuộc đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; mở cửa, hội nhập quốc tế. Để thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, Đảng đã vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, đề ra nhiều quan điểm và chủ trương đúng đắn về thu hút và trọng dụng nhân tài. Các cấp ủy và chính quyền từ Trung ương đến cơ sở luôn quan tâm thực hiện chủ trương này. Nhờ đó, thu hút và trọng dụng nhân tài đã đạt được nhiều kết quả quan trọng
Tuy nhiên, việc thu hút và trọng dụng nhân tài vẫn cịn một số hạn chế, yếu kém:
+ Chưa có tiêu chí thống nhất về xem xét, đánh giá, sử dụng nhân tài. Một số nơi nhấn mạnh về bằng cấp, có lúc nhấn mạnh về cơ cấu, về độ tuổi; có địa phương chỉ thu hút những sinh viên tốt nghiệp khá, giỏi, xuất sắc từ các trường công lập; việc thu hút nhân tài chủ yếu chỉ tập trung cho hệ thống chính trị, chưa quan tâm cho khối doanh nghiệp; chưa đánh giá, phân loại về trình độ, sở trường của nhân tài để tiếp tục định hướng đào tạo, bồi dưỡng nhân tài.
+ Số lượng nhân tài thu hút được ở các địa phương chưa đồng đều và chưa bền vững.