3. Trách nhiệm của ngân hàng phát hành đối với người thụ hưởng
3.3. Rủi ro và cách hạn chế rủi ro từ trách nhiệm ngân hàng phát hành đối với người thụ hưởng
với người thụ hưởng
Trong giao dịch thanh toán quốc tế bằng L/C, ngân hàn5g phát hành chủ yếu làm việc với người xuất khẩu (người thụ hưởng) ở 2 bước: kiểm tra bộ
chứng từ và tiến hành thanh toán. Các rủi ro mà ngân hàng phát hành có thể đổi mặt trong q trình này bao gồm:
a. Bộ chứng từ khơng phù hợp nhưng bên thụ hưởng vẫn yêu cầu ngân hàng tiến hành thanh toán:
Khi tiến hành kiểm tra chứng từ, ngân hàng phát hành thường thông báo trước hạn mức 5 ngày cho người thụ hưởng về tính phù hợp của bộ chứng từ. Nếu bộ chứng từ là phù hợp, ngân hàng sẽ đồng ý thanh tốn, q trình thanh tốn diễn ra bình thường. Tuy nhiên, có trường hợp bộ chứng từ sẽ không phù hợp và ngân hàng vẫn phải tiến hành thông báo cho bên thụ hưởng (theo quy định ở Điều 16c UCP600) và đưa ra thời gian cho bên thụ hưởng sửa chữ sai biệt trong bộ chứng từ. Bộ chứng từ khơng phù hợp có thể do có một số sai biệt không được chấp nhận hay không được quy định trong điều khoản của L/C.
Nếu bộ chứng từ không phù hợp do các sai biệt không được chấp nhận hay không được quy định theo điều khoản của L/C, ngân hàng có thể từ chối thanh tốn hoặc thương lượng thanh tốn theo quy định của Điều 16 UCP600.. Nếu như bên nhập khẩu và ngân hàng đều có thiện chí, 2 bên này có thể liên hệ với bên xuất khẩu để tiến hành thương lượng về việc bỏ qua sai biệt trên và chấp nhận thanh tốn, đồng thời thu thêm phí sai biệt (trong L/C này, phí sai biệt là 100 đơ la cho một sai biệt). Tuy nhiên, trong trường hợp này, ngân hàng cần phải chú ý xem vấn đề khiến L/C khơng phù hợp là gì và cân nhắc kĩ trước khi chấp nhận thương lượng. Ví dụ, nếu ngày tháng ghi trên các chứng từ là ngày sau ngày xuất trình chứng từ thì ngân hàng sẽ từ chối thanh tốn ln theo Điều 14i UCP600; trường hợp khác, trên vận đơn ghi ngày tháng là “ngày nhận hàng để chở” nhưng trên thực tế hàng được giao muộn hơn so với ngày đó, ảnh hưởng đến ngày hàng đến cảng đích theo quy định của L/C thì các bên có thể thương lượng thanh tốn.
b. Chứng từ không phù hợp nhưng ngân hàng vẫn tiến hành thanh tốn do kiểm tra khơng kỹ
Có một số trường hợp, do sai sót trong q trình tác nghiệp, ngân hàng thanh toán bỏ qua một hoặc một số sai biệt trong vận đơn và vẫn tiến hành thanh toán cho người thụ hưởng. Điều này gây tổn hại cho chính ngân hàng và có thể gây ra tranh chấp giữa ngân hàng và bên nhập khẩu. Để tránh được vấn đề này, ngân hàng khơng cịn biện pháp nào khác ngồi việc nâng cao tay nghề, cập nhật các quy định liên quan cũng như cẩn trọng trong quá trình kiểm tra chứng từ. (Điều 14, Điều 15, Điều 16 UCP600)
c. Bộ chứng từ phù hợp nhưng nghi ngờ có dấu hiệu gian lận thương mại
Một số trường hợp, bên thụ hưởng xuất trình ra bộ chứng từ phù hợp, nhưng thông qua kinh nghiệm và nghiệp vụ, ngân hàng nghi ngờ có dấu hiệu gian lận hoặc làm giả chứng từ. Lúc này, ngân hàng có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp là yêu cầu lệnh dừng thanh tốn của Tồ án Việt Nam (Điều 664, Điều 666 Bộ luật Dân sự 2015) để tạm hỗn việc thanh tốn cho đến khi xác minh
KẾT LUẬN
Ngày nay, mua bán ngoại thương ngày càng được phát triển mạnh mẽ, cùng với đó phương thức thanh tốn L/C được sử dụng phổ biến hơn. Vì vậy, chúng em đã viết bài tiểu luận này dựa trên cơ sở phân tích bộ chứng từ thực tế và đối chiếu với bộ tập quán quốc tế về L/C của ICC để hiểu rõ hơn về trách nhiệm của ngân hàng phát hành thư tín dụng đối với các bên liên quan và những rủi ro mà ngân hàng phát hành phải đối mặt. Thông qua việc phân tích chứng từ thực tế, chúng em đã có cái nhìn rõ hơn về thực tế quy trình thực hiện L/C của ngân hàng và hiểu rõ hơn nội dung môn học Thanh tốn quốc tế để vận dụng vào cơng việc.