So sánh Trung Quốc với một số quốc gia khác

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) phân tích tình hình thế giới hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 (Trang 27 - 33)

Nền kinh tế Tỷ lệ trong GDP toàn cầu ($ và tỷ giá năm 2004) Tỷ lệ phát triển thực trung bình hàng năm (%) Đóng góp trung bình cho tăng trưởng toàn cầu 2004 2020 1995- 2004 2005- 2020 1995- 2004 2005- 2020 Trung Quốc 2,4 7,9 9,1 6,6 12,8 15,8 Ấn Độ 1,7 2,4 6,1 5,5 3,2 4,1 Mỹ 28,4 28,5 3,3 3,2 33,1 28,6 Nhật Bản 11,2 8,8 1,2 1,6 5,3 4,6 Đức 6,6 5,4 1,5 1,9 3,0 3,3 Brasil 1,5 1,5 2,4 3,6 1,5 1,7 Toàn cầu 100 100 3,0 3,2 100 100

Nguồn: Bảng 1.1. trong Winters A. and Shahid Yusuf (2007)

Với dân số lớn nhất thế giới, trên 1,3 tỷ người, Trung Quốc đã trở thành một nước lớn và có ảnh hưởng trong nền kinh tế toàn cầu trong khi mức thu nhập trên đầu người còn tương đối thấp. Hiện nay, Trung Quốc có sức ảnh hưởng ngày càng tăng đến rất nhiều lĩnh vực như giá cả và tiêu thụ lương thực, năng lượng và các tài nguyên thiên nhiên khác, khối lượng và kết cấu thương mại, các dòng vốn.

Khi Trung Quốc trở nên giàu có hơn thì những gì giúp họ tăng trưởng trong giai đoạn trước sẽ trở nên bão hịa. Chính vì vậy, nhiều nghiên cứu thực nghiệm cũng cho thấy từ nay đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc sẽ chậm lại, khơng cao như giai đoạn trước đó. Sự tăng truwongr đó đã “đến ngưỡng”.

Chuyển đổi mơ hình tăng trưởng

Trung Quốc đã bắt đầu q trình chuyển đổi khó khăn, vừa phải theo đuổi mơ hình tăng trưởng hợp lý, vừa phải thay đổi cách vận hành. Chuyển đổi về chính trị cần phải song hành với chuyển đổi trong kinh tế, hai q trình này có quan hệ tương tác với nhau theo những dạng thức phức tạp.

kinh tế cũng hết sức khó khăn. Trung Quốc đã đạt đến cuối thời kỳ mà các nhà kinh tế gọi là “tăng trưởng căng thẳng”, với nguồn cung lao động và vốn gia tăng; và nay phải hướng về “tăng trưởng mạnh mẽ” dựa trên việc cải thiện kỹ năng, kỹ thuật. Điều này dẫn đến tốc độ tăng trưởng sẽ giảm hẳn so với tỷ lệ trung bình 10%/ năm trong suốt ba thập kỷ qua. Các yếu tố gây phức tạp cho quá trình chuyển đổi là đầu tư quá cao và sự lệ thuộc quá nhiều vào đầu tư.

Trong thời gian tới, Trung Quốc sẽ dần dần khơng cịn là một đất nước dư thừa lao động. Thu nhập ở mức chỉ đủ ăn của lao động nơng thơn đóng góp vào việc duy trì lương bổng trong các ngành tiên tiến ở mức thấp, giúp các ngành này thu được rất nhiều lợi nhuận. Khi các món lợi tức này được tái đầu tư, thì tỷ lệ tăng trưởng trong các ngành hiện đại và cho nền kinh tế nói chung tăng lên cao. Nhưng đến một lúc nào đó, lao động nơng nghiệp trở nên hiếm hoi, khiến giá thành trong các lĩnh vực hiện đại tăng lên.

35 năm trước, Trung Quốc là đất nước dư thừa lao động. Nhưng nay đã khác khi nền kinh tế phát triển gấp 20 lần, hơn phân nửa dân số sống ở đô thị, trong khi tỷ lệ sinh sản đang hạ thấp. Tình trạng thiếu hụt lao động được nhận thấy trước tiên tại vùng duyên hải năm 2004, đã lan rộng trên tồn quốc. Năm 2011, các cơng ty sản xuất gặp khó khăn chưa từng thấy trong việc tuyển dụng, khiến lương tăng và lợi nhuận sụt giảm.

Trung Quốc hiện là nước có thu nhập trung bình, muốn trở thành quốc gia thu nhập cao từ nay cho đến năm 2030, Trung Quốc cần có những cải cách sâu sắc, như đã được nêu ra trong bản báo cáo chung của Ngân hàng Thế giới và Trung tâm Nghiên cứu Phát triển của Quốc vụ viện Trung Quốc. Khi đi theo hướng này, kinh tế Trung Quốc có thể bị giảm sút nặng nề (World Bank 2012a).

Trung Quốc hiện nay đang phải đối mặt với nhiều vấn đề cần giải quyết, trong đó có sự chuyển đổi sâu sắc về mơ hình, và tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại đáng kể. Hàng loạt các vấn đề xã hội tạo ra sức ép trong quá trình phát triển tiếp theo của Trung Quốc. Mỗi thách thức kinh tế - xã hội của một quốc gia đều đòi hỏi sự can thiệp sáng tạo và phi ý thức hệ của nhà nước đối với thị trường. Trung Quốc có lịch sử lâu dài trong việc ni dưỡng các lực lượng thị trường đồng thời vẫn đặt chúng dưới sự kiểm soát, phục vụ xã hội. Trong bối cảnh hiện nay, Trung Quốc sẽ chấp nhận “sự lựa chọn khơng có lựa chọn”, đó là kết hợp giữa “con rắn” của nền

kinh tế thị trường với “con nhím” của lịch sử truyền thống để tiếp tục phát triển một cách ổn định, gắn kết xã hội.

Khác với các nước trên, khi khủng hoảng kinh tế nổ ra, Trung Quốc đã nhanh chóng "tung ra" gói kích thích kinh tế khổng lồ lên tới 586 tỷ USD vào ngày 9/11/2008 để bù đắp sự sụt giảm mạnh trong xuất khẩu, do khủng hoảng ở các thị trường lớn (Mỹ và châu Âu). Với gói kích thích kinh tế nói trên, nền kinh tế Trung Quốc đã nhanh chóng lấy lại đà tăng trưởng và vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Tuy nhiên, nền kinh tế này sau đó đã bộc lộ nhiều vấn đề đáng lo ngại. Tốc độ tăng trưởng GDP của quý I/2010 đã lên tới 11,9%, chỉ kém đỉnh cao nhất của thập kỷ 13% vào quý I/2007. Điều đặc biệt là tốc độ tăng trưởng này đạt được từ mức thấp hơn 6% hồi đầu năm 2009. Mức lạm phát có khuynh hướng tăng ngày cành nhanh khi mà cuối năm 2010 đã vượt mức 4% và tiếp tục tăng nhanh lên mức 6,5% vào giữa năm 2011.

Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình tăng trưởng thực sự bền vững, Trung Quốc đã có những cải cách căn bản sau: (i) Chấp nhận giảm tốc độ tăng trưởng (sẽ cố gắng duy trì ở mức 7,5%) để chuyển sang mơ hình tăng trưởng dựa vào thị trường trong nước (tăng tiêu dùng) thay vì chỉ dựa vào xuất khẩu; (ii) Nâng cao hoặc thay đổi công nghệ sang thế hệ mới nhằm tạo ra giá trị gia tăng cao hơn, sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn, giảm ô nhiễm môi trường; (iii) Cùng với phát triển công nghệ cao, là phát triển lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ tài chính. Mục đích của Trung Quốc là nhắm tới việc thiết lập các “khu thương mại tự do”, giảm thiểu sự can thiệp của nhà nước, nhằm tạo ra những khuyến khích mới dịng vốn quốc tế.

Chương 3 Tổng kết và bài học cho Việt Nam 3.1 Tổng kết

Cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu đã làm cho nền kinh tế thế giới suy giảm nghiêm trọng mà hậu quả rõ nét nhất là hàng chục triệu người mất việc làm. Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ước tính số lượng thất nghiệp tồn cầu tăng hơn 50 triệu người vào cuối năm 2012, với khoảng 200 triệu người lao động lam vào đói nghèo cùng cực (ILO, 2012). Điều đó đã làm người ta phải suy nghĩ lại về mơ hình kinh tế thị trường tự do đã phát triển rộng khắp mà hệ quả của nó là sự lạc quan thái quá của các chính phủ và người dân làm người ta chi tiêu nhiều hơn những gì được tạo ra và khơng tn thủ kỷ luật thị trường. Những tranh luận về cuộc khủng hoảng cũng làm cho người ta cho rằng thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng về mơ hình phát triển trong dài hạn.

Sau thời điểm khủng hoảng, người ta nhìn nhận hệ thống thế giới đang diễn ra một sự điều chỉnh quyền lực toàn cầu. Các nước đang phát triển đã trở thành động lực của tăng trưởng toàn cầu, rõ ràng nhất là từ những năm 1990. Nhưng bản thân các nước này cũng bị ảnh hưởng mạnh bởi cuộc khủng hoảng. Thế giới tồn cầu hóa nay đã kết nối: Mỹ đã làm tổn hại các quốc gia khác nhưng bản thân việc phần còn lại của thế giới thị tổn thương cũng đe dọa tới sự phục hồi của Mỹ.

Bức tranh kinh tế tồn cầu đó tạo ra sự nhận thức đang gia tăng trong chính các nền kinh tế phát triển rằng sức mạnh kinh tế đang dịch chuyển sang phí Đơng, khi phương Tây vẫn đang phải vật lộn với những sức ép về tín dụng, suy giảm kinh tế và đổ vỡ lòng tin trong người tiêu dung và nhà sản xuất. Sức mnahj nổi lên của thế giới đang phát triển thể hiện rõ trong sự mở rộng nhanh chóng tầng lớp trung lưu, đầu tư cơ sở hạ tầng gia tăng và mối liên kết chặt chẽ giữa các hành lang thương mại mới kết nối châu Á, châu Phi, Trung Đông và Mỹ Latinh. Tuy nhiên, sự kết hợp từ các chính sách nới lỏng định lượng tại phương Tây và giá cả hàng hóa tăng cao có thể châm ngịi cho những rủi ro lạm phát và làm gia tăng các biện pháp vĩ mơ cẩn trọng trong đó có việc kiểm sốt vốn chặt chẽ hơn.

Tốc độ tăng trưởng khơng đồng đều giữa các nhóm nước phát triển và nhóm các thị trường mới nổi làm xuất hiện tình trạng “bất đối xứng” trong các ưu tiên kinh tế vĩ mơ giữa các nhóm nước, gây nên tình trạng khó khăn cho việc phối hợp các chính sách trên quy mơ tồn cầu. Những bất cân đối toàn cầu cũng như những biến động của hệ

thống tài chính tiền tệ tồn cầu sẽ tạo ra những diễn biến bất thường về giá vàng và giá dầu do hoạt động đầu cơ rủi ro trên thế giới

3.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Thứ nhất, hệ thống tài chính mạnh và được quản lý tốt sẽ là bước phịng thủ đầu tiên trước bất kì cơn bão tài chính nào.

Bài học này cho chúng ta thấy sự quan trọng của các công cụ giám sát tài chính và việc quan tâm đến việc xây dựng tốt những nền tảng cơ bản cho phát triển hệ thống và thị trường tài chính như khn khổ pháp lý về giám sát và tổ chức giám sát tài chính, việc phát triển các định chế đầu tư dài hạn, định mức tín nhiệm,…Một nền kinh tế có độ mở bao nhiêu thì việc giám sát thị trường và các tổ chức tài chính càng phải chặt chẽ bấy nhiêu. Để làm tốt cơng tác này, địi hỏi thơng tin thị trường phải minh bạch và sự phân công, phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan giám sát tài chính.

Thứ hai, cho vay dưới chuẩn nhưng thiếu cơ chế kiểm soát là một con dao hai lưỡi

Nguyên nhân tạo nên cuộc khủng hoảng tài chính 2008 là bở hoạt động cho vay dưới chuẩn của các ngân hàng và tổ chức tài chính được chính phủ Mỹ cho phép và khuyến khích. Đây là việc làm hỗ trợ các gia đình có thu nhập thấp có điều kiện sở hữu nhà ở, tuy nhiên cơ chế cho vay lỏng lẻo và thiếu kiểm sốt đã khiến cho bong bóng nhà ở bị “vỡ” và kéo theo hàng loạt các hệ quả nghiêm trọng khác.

Thứ ba, mua bán khống quá mức sẽ thổi phồng các tổn thất và thúc đẩy nhanh chóng các đổ vỡ kinh tế khi nó xảy ra

Mua bán khống ở mức độ vừa phải có kiểm sốt sẽ là chất xúc tác tạo nên sự kích thích cho nền kinh tế phát triển. Mua bán khống quá mức sẽ thổi phổng các tổn thất và kéo theo những đổ vỡ kinh tế lớn.

Thứ tư, củng cố niềm tin của công chúng là biện phát tốt cho việc hạn chế các đổ vỡ

Đôi khi sự đổ vỡ của ngân hàng bắt nguồn từ tâm lý hoảng loạn thái quá của dân chúng khi nghe một tin đồn với thông tin chưa xác thực. Bài học này cũng liên quan đến việc sử dụng tốt một cơng ccuj kiểm sốt là bảo hiểm tiền gửi. Tổ chức bảo hiểm tiền gửi cần phát huy tốt vai trị của mình để tạo được niềm tin của cơng chúng đối với hệ thống tài chính ngân hàng vaftham gia ngăn chặn, xử lí những rủi ro nhằm hạn chế sự đổ vỡ mang tính dây chuyền.

KẾT LUẬN

Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 bùng phát tại Mỹ, lan ra khắp thế giới ngay sau đó, kéo kinh tế tồn cầu đi xuống và báo hiệu những mảng màu xám xịt của bức tranh kinh tế toàn cầu những năm tiếp theo. Cuộc khủng hoảng đã mang lại nhiều hệ lụy đau đớn như sự suy thoái kinh tế, tốc độ tăng trưởng âm ở các nước đứng đầu như Mỹ, cộng đồng chung EU; các nước khác trên thế giới mất nhiều năm để có thể khơi phục lại sản xuất kinh doanh như trước khi xuất hiện cuộc khủng hoảng; tỷ lệ thất nghiệp tăng cao cũng như các vấn đề xã hội có nhiều điểm tiêu cực. Điểm sáng duy nhất trong nền kinh tế thế giới khi đó là một số nền kinh tế tiềm năng đã vượt lên, thoát khỏi cuộc khủng hoảng để vươn lên thành các quốc gia đứng đầu như Trung Quốc. Tuy nhiên, hậu quả do cuộc khủng hoảng gây ra quá lớn, dư âm của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu 2008 - 2009 vẫn cịn đó; bài học đầu tiên cần phải rút ra là nền kinh tế của mỗi quốc gia phải đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, đây là điều kiện tiên quyết để giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng. Thêm nữa, các nước cần phải có các định chế tài chính chặt chẽ và nó khơng thể bị xâm phạm vì bất cứ lý do gì; để tránh cho thế giới phải hứng chịu thêm một cuộc khủng hoảng trong tương lai.

Từ đó, Việt Nam cần có chính sách lãi suất hợp lý và phù hợp với độ rủi ro của hoạt động đầu tư, cho vay, đồng thời thắt chặt quản lý rủi ro tín dụng, nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng. Bên cạnh đó, chính phủ cần phải xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế của các ngành, các lĩnh vực. Mở cửa thị trường tài chính và đưa cơng cụ tài chính mới vào thị trường phải đi liền với tăng khả năng kiểm soát rủi ro.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. World bank (2012), GDP Growth, truy cập ngày 20/09/2018 từ

https://data.worldbank.org/indicator/ny.gdp.mktp.kd.zg?end=2012&start=2 004

2. Winters A. & Shahid Yusuf (2007), Dancing with Giants

3. Nguyễn Huy Hoàng (2014), Hậu quả của cuộc Khủng hoảng Tài chính Tồn

cầu, truy cập ngày18/09/2018 từ http://nghiencuuquocte.org/2014/12/03/hau-

qua-khung-hoang-tai-chinh-toan-cau/

4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2008), Bài học từ khủng hoảng tài chính

Mỹ 2008, truy cập ngày 22/09/2018 từ

https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/fm/ddnhnn/nctd/nctd_chi tiet?centerWidth=80%25&dDocName=CNTHWEBAP01162524668&left Width=20%25&rightWidth=0%25&showFooter=false&showHeader=false &_adf.ctrl-state=o7loppsg8_9&_afrLoop=1791138486881312

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) phân tích tình hình thế giới hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)