3 Đánh giá và khuyến nghị
3.1 Đánh giá ngành
3.1.1 Mức độ cạnh tranh của thị trường vận tải hàng hóa đường bộ
Nhìn vào bảng 2.2.2, từ chỉ số CR4 và HHI , ta thấy mã ngành vận tải hàng hóa đường bộ có mức độ tập trung khá thấp với thị phần của 4 công ty đầu ngành là 26,94%, chỉ số HHI= 285,2 <1000 cho thấy thị trường ngành này khơng mang tính cạnh tranh với mức cạnh tranh cao. Số lượng công ty tham gia ngành là khơng nhiều chỉ có 217 cơng ty. Tuy nhiên so sánh với số lượng doanh nghiệp trong ngành là rất lớn thì mức độ cạnh tranh giữa các công ty trong ngành là cao và các doanh nghiệp trong ngành vận tải hàng hóa bằng đường bộ có rất ít khả năng điều khiển, chiếm lĩnh thị trường. Xét riêng ngành vận tải hàng hóa bằng ơ tơ chuyên dụng, thị phần của 2 công ty lớn nhất chiếm 47,61%, chỉ số HHI là 1639,93 cho thấy mức độ tập trung thị trường ở mức tương đối cao. Với ngành vận tải hàng hóa bằng ơ tơ loại khác ( trừ ơ tơ chun dụng) có thị phần của 2 công ty đứng đầu là 19,59%, chỉ số HHI= 346,85 cho thấy mức độ cạnh tranh và tập trung của thị trường thấp. Với ngành vận tải hàng hóa bằng phương tiện đường bộ khác, thị phần 2 công ty đứng đầu trên tổng số 3 công ty là 76,28%, chỉ số HHI=3488,9 cao nhất trong 3 ngành thể hiện mức độ tập trung thị trường cao có xu hướng độc quyền và ít phân tán.
3.1.2 Rào cản gia nhập ngành vận tải hàng hóa đường bộ
Những doanh nghiệp muốn thâm nhập ngành vận tải hàng hóa đường bộ cũng gặp phải những rào cản gia nhập ngành thường gặp như: Lợi thế kinh tế nhờ quy mơ, đặc trưng hóa sản phẩm, vốn, chi phí chuyển đổi, sự tiếp cận các kênh phân phối, bất lợi về chi phí khơng phụ thuộc vào quy mơ, chính sách chính phủ…Một số rào cản tiêu biểu khi muốn gia nhập thị trường vận tải hàng hóa đường bộ như sau:
1. Lợi thế kinh tế nhờ quy mô: các doanh nghiệp mới đang gặp một số khó khăn khi muốn gia nhập ngành vận tải hàng hóa do trên thị trường đang tồn tại những doanh nghiệp lớn chi phối rất nhiều đến giá cả và doanh thu trong ngành.
2. Chi phí đầu tư ban đầu: muốn tham gia thị trường vận tải hàng hóa đường bộ cần đầu tư trang thiết bị, mua máy móc, phương tiện, cơ sở hạ tầng dẫn đến chi phí ban đầu cao và cần vốn đầu tư lớn. Ngồi ra cịn có các chi phí như giao dịch, tìm khách hàng, tạo dựng mối
quan hệ, vận hành và các chi phí ngầm khác. Vì vậy như chỉ những doanh nghiệp mới cần có tiềm lực kinh tế mạnh mới có thể đáp ứng và tồn tại lâu trong ngành.
3. Rào cản từ chính sách pháp lý: Để trở thành 1 doanh nghiệp trong ngành, công ty cần phải đảm bảo đủ giấy phép hoạt động theo yêu cầu về phương tiện vận tải, lái xe phải có bằng cấp và năng lực nhất định.
3.1.3 Khung pháp lý
Hiện nay ngành giao thông vận tải đường bộ đang chịu sự điều chỉnh của Luật Giao thông đường bộ 2008. Theo Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, thông tư 63/2014/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, những đối tượng, doanh nghiệp muốn gia nhập ngành cần tuân thủ những điều sau:
Đăng ký: Đăng ký kinh doanh vận tải theo quy định của pháp luật.
Phương tiện vận tải: Phải bảo đảm số lượng, chất lượng phù hợp với hình thức kinh doanh, cụ thể khi hoạt động kinh doanh vận tải phải có đủ số lượng phương tiện theo phương án kinh doanh đã được duyệt; phương tiện phải thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng của đơn vị kinh doanh vận tải với tổ chức cho th tài chính hoặc tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản theo quy định của pháp luật. Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã; Xe ơ tơ phải bảo đảm an tồn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;Xe phải được gắn thiết bị giám sát hành trình.
Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe: Lái xe không phải là người đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật; Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phải có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh vận tải theo mẫu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (trừ các trường hợp đồng thời là chủ hộ kinh doanh hoặc là bố, mẹ, vợ, chồng hoặc con của chủ hộ kinh doanh); Nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn về nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. Nhân viên phục vụ trên xe vận tải khách du lịch còn phải được tập huấn về nghiệp vụ du lịch theo quy định của pháp luật liên quan về du lịch.
Người điều hành vận tải: Phải có trình độ chun mơn về vận tải từ trung cấp trở lên hoặc có trình độ từ cao đẳng trở lên đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác và có thời gian công tác liên tục tại đơn vị vận tải từ 03 năm trở lên.
Nơi đỗ xe: Đơn vị kinh doanh vận tải phải có nơi đỗ xe phù hợp với phương án kinh doanh và đảm bảo các yêu cầu về an toàn giao thơng, phịng chống cháy, nổ và vệ sinh mơi trường theo quy định của pháp luật
Về tổ chức, quản lý:
- Đơn vị kinh doanh vận tải có phương tiện thuộc diện bắt buộc phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe phải trang bị máy tính, đường truyền kết nối mạng và phải theo dõi, xử lý thông tin tiếp nhận từ thiết bị giám sát hành trình của xe;
- Đơn vị kinh doanh vận tải bố trí đủ số lượng lái xe theo phương án kinh doanh, chịu trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe cho lái xe và sử dụng lái xe đủ sức khỏe theo quy định; đối với xe ô tơ kinh doanh vận tải hành khách có trọng tải thiết kế từ 30 chỗ ngồi trở lên (bao gồm cả chỗ ngồi, chỗ đứng và giường nằm) phải có nhân viên phục vụ trên xe (trừ xe hợp đồng đưa đón cán bộ, cơng nhân viên, học sinh, sinh viên đi làm, đi học và xe buýt có thiết bị thay thế nhân viên phục vụ);
Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng cơng-ten-nơ phải có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an tồn giao thơng;
- Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi phải đăng ký và thực hiện tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách. Ngoài ra, đối với hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2017, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hàng hóa bằng cơng - ten - nơ; đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa sử dụng xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ mc, xe ơ tơ vận tải hàng hóa trên hành trình có cự ly từ 300 ki lơ mét trở lên phải có số lượng phương tiện tối thiểu như sau:
Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các thành phố trực thuộc Trung ương: Từ 10 xe trở lên; + Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các địa phương còn lại: Từ 05 xe trở lên; riêng đơn vị có trụ sở đặt tại huyện nghèo theo quy định của Chính phủ: Từ 03 xe trở lên.
3.1.4 Triển vọng phát triển ngành trong những năm tiếp theo
Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ đang chiếm tỉ trọng rất cao. Chúng giúp cho các hoạt động lưu thơng hàng hóa được thực hiện dễ dàng, nhanh chóng đưa hàng hóa, sản phẩm của các doanh nghiệp đến mọi vùng miền trao tận tay người tiêu dùng. Theo số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê, vận tải hàng hóa tháng 6/2018 ước tính đạt 136,3 triệu tấn, tăng 0,9% so với tháng trước và 25,4 tỷ tấn.km, tăng 1%.
Tính chung 6 tháng, vận tải hàng hóa đạt 796,2 triệu tấn, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước và 147,9 tỷ tấn.km, tăng 6,6%, trong đó vận tải trong nước đạt 779,4 triệu tấn, tăng 9,5% và 79,6 tỷ tấn.km, tăng 9,7%; vận tải ngoài nước đạt 16,8 triệu tấn, tăng 2,3% và 68,3 tỷ tấn.km, tăng 3,2%.
Xét theo ngành vận tải, đường bộ đạt 614,5 triệu tấn, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước và 40,5 tỷ tấn.km, tăng 10,4%; đường thủy nội địa đạt 140,7 triệu tấn, tăng 7,4% và 29,7 tỷ tấn.km, tăng 7%; đường biển đạt 38 triệu tấn, tăng 4,4% và 75,4 tỷ tấn.km, tăng 4,3%; đường hàng khơng đạt 176,4 nghìn tấn, tăng 14,8% và 463,2 triệu tấn.km, tăng 13,2%; đường sắt đạt 2,9 triệu tấn, tăng 4,1% và 1,9 tỷ tấn.km, tăng 13,5%.
Có thể thấy ngành vận tải hàng hóa vẫn tiếp tục tăng trưởng đặc biệt khi nhu cầu về vận chuyển hàng hóa ngày càng gia tăng. Ngồi ra vận chuyển hàng hóa đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế hàng hóa. Vì vậy nhà nước đang chú trọng rất nhiều vào ngành này. Thông qua việc soạn thảo, ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật đầy đủ để ngành phát triển tốt nhất. Cụ thể có đầy đủ 5 luật chun ngành, các thơng tư, các nghị định, đã tổ chức hướng dẫn và thực hiện trong toàn ngành. Tuyến đường Bắc-Nam đã được cải thiện rõ rệt, dự án mở rộng quốc lộ 1A cơ bản đã được thông suốt. Các doanh nghiệp vận chuyển đang ngày càng tăng nhanh về số lượng, chất lượng cũng được cải thiện đáng kể, gây dựng được nhiều uy tín cho khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng hóa.