Gợi ý chính sách và kiến nghị giải pháp:

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế trong QLNN đối với TTTC trong bối cảnh CMCN 4 0 (Trang 51 - 55)

CHƯƠNG 3 : KẾT LUẬN KÈM THEO CHÍNH SÁCH VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP

2. Gợi ý chính sách và kiến nghị giải pháp:

Để tận dụng những cơ hội, hạn chế thách thức, rủi ro của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam cần phải có những chính sách, cơ chế và sự đầu tư phù hợp, thỏa đáng. Từ kinh nghiệm của quản lý nhà nước quốc tế, nhóm em xin đưa ra một số khuyến nghị:

Thứ nhất, nhóm giải pháp về thể chế, chính sách. Thể chế, chính sách đóng vai trị quan

trọng trong việc tạo lập khuôn khổ nền tảng cho sự phát triển của thị trường tài chính ở Việt Nam. Việc hồn thiện thể chế, chính sách cần tập trung vào một số vấn đề sau:

- Thống nhất khái niệm, cách hiểu về các sản phẩm của cách mạng công nghiệp 4.0 dựa trên thông lệ quốc tế và hệ thống pháp lý hiện hành. Việc này là rất quan trọng cho việc rà soát các văn bản pháp lý liên quan, cũng như phân công trách nhiệm quản lý cho các bộ, ngành liên quan.

- Rà soát, sửa đổi các văn bản pháp lý hiện hành theo hướng tạo điều kiện cho ứng dụng, giao dịch, phát triển các sản phẩm tiên tiến. Hiện nay ở Việt Nam còn nhiều văn bản pháp lý khi được ban hành thì các sản phẩm, hoạt động của tài chính ngân hàng 4.0 chưa ra đời và do đó có những điểm chưa phù hợp với xu hướng phát triển.

- Ban hành khung khổ pháp lý thử nghiệm có kiểm sốt. Các sandbox cần phải bảo đảm các tiêu chí trước và sau khi một sản phẩm - hoạt động được đưa vào sandbox. Trước khi đưa một sản phẩm - hoạt động vào sandbox, sản phẩm được chọn phải là một sản phẩm - hoạt động 4.0 mới, tạo ra giá trị gia tăng tích cực cho xã hội. Khi được đưa vào sandbox, sản phẩm - hoạt động này sẽ vượt qua các rào cản pháp lý và cơ chế kiểm tra, kiểm sốt hiện nay. Vì vậy, việc đưa ra các tiêu chí để phịng ngừa việc lợi dụng sandbox cho các mục đích tiêu cực là cần thiết, như việc lợi dụng sandbox để thực hiện các hoạt động phi pháp, hay cố tình đưa một sản phẩm với cơng nghệ bình thường vào sandbox để trốn thuế. Sau một thời gian hoạt động, cần có một ủy ban chuyên trách theo dõi, đánh giá để sau một thời gian thử nghiệm, các thơng tư, luật lệ liên quan có thể nhanh chóng được ban hành. Điều này sẽ tránh được việc độc quyền trên thị trường và tránh tạo ra các cơ chế xin - cho.

Ngồi các giải pháp trên, trong nhóm giải pháp về thể chế cũng cần hoàn thiện theo hướng giống hoặc tiệm cận các chuẩn mực về công nghệ, về thể chế, về luật pháp quốc tế; sớm ban hành các quy định về trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là bộ phận thanh tra, giám sát phù hợp với bối cảnh khu vực TCNH 4.0, đồng thời xây dựng các giải pháp, chính sách để khuyến khích các cơng ty cơng nghệ tài chính mở rộng quy mơ ở cả thị trường Việt Nam lẫn thị trường quốc tế.

Thứ hai, nhóm giải pháp về vai trò cung cấp các dịch vụ cơng nhằm thể hiện tính chất định hướng của Nhà nước đối với việc thúc đẩy thị trường tài chính 4.0 ở Việt Nam. Nhà nước cần

tích cực áp dụng cơng nghệ 4.0 trong cung cấp và thanh tốn cho các dịch vụ cơng. Hiện tại, tỷ lệ thanh tốn các dịch vụ cơng sử dụng tiền mặt của Việt Nam vẫn cao hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực và các quốc gia có trình độ phát triển tương đương hoặc kém hơn trên thế giới. Điều này có thể nhanh chóng được thay đổi nếu Nhà nước áp dụng các cơng nghệ thanh tốn mới trong thanh tốn các dịch vụ cơng. Trong dài hạn, điều này cịn có thể giúp giảm biên chế và tiết kiệm ngân sách. Ngoài ra, Nhà nước cần chỉ đạo các doanh nghiệp, tập đoàn nhà nước, đặc biệt là các doanh nghiệp, tập đoàn đang cung cấp các dịch vụ cơng tạo điều kiện và có cơ chế khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện thanh tốn mới.

Nhà nước cần tích cực áp dụng cơng nghệ 4.0 trong thanh tra, giám sát hệ thống thị trường tài chính (reg-tech) theo hướng tự động hóa và/hoặc sử dụng trí tuệ nhân tạo giúp tăng tính minh bạch, hiệu quả trong hoạt động của khu vực tài chính ngân hàng. Hiện nay, việc phát hiện các hoạt động làm giả cổ phiếu bằng cách sử dụng trí tuệ nhân tạo đã được áp dụng ở một số quốc gia tiên tiến, vậy nên việc quản lý, phát hiện và ngăn chặn kịp thời là rất cần thiết.

Thứ ba, nhóm giải pháp về kết cấu hạ tầng, thông tin nhằm đáp ứng nền tảng về công nghệ để ứng dụng, phát triển các thành tựu của CMCN 4.0.

- Nâng cấp đường truyền băng thông rộng. So với các quốc gia trong khu vực, mức độ phủ sóng wifi của Việt Nam là khá cao. Tuy nhiên, tốc độ đường truyền (download) vẫn còn thấp hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực, chi phí download cịn cao. Điều này cần nhanh chóng được cải thiện để tạo ra hệ thống hạ tầng tốt cho CMCN 4.0 nói chung và quản lý thị trường nói riêng.

- Thành lập Trung tâm đổi mới, sáng tạo là nơi có thể thử nghiệm các sản phẩm - hoạt động mới của công nghệ 4.0. Các khung pháp lý thử nghiệm (regulatory sandbox) cũng có thể được đặt ở đây. Đối với TCNH 4.0, địa điểm đặt trung tâm này cần phải ở trung tâm của Thủ đơ Hà Nội để có thể dễ dàng kết nối với các doanh nghiệp, ngân hàng, cơng ty tài chính... và các bộ, ban, ngành liên quan. Các sandbox đặt trong trung tâm sau một thời gian thử nghiệm các sản phẩm, dịch vụ cần phải phác thảo các hành lang pháp lý cần thiết (đề xuất sửa đổi, xây dựng mới...). Sau đó, các bộ, ngành liên quan cần phải đưa ra những văn bản pháp luật chi tiết. Ngoài ra, để nâng cấp và hoàn thiện kết cấu hạ tầng cho phát triển ngành cơng nghiệp hóa, Nhà nước cần sớm thiết lập hạ tầng nhận diện điện tử quốc gia, phù hợp với thơng lệ quốc tế và có thể được chấp nhận trong các giao dịch quốc tế; các cơ quan quản lý nhà nước cần tích

cực số hóa các dịch vụ cung cấp và số hóa các quy trình quản lý khi có thể, nâng cao năng lực của Trung tâm an ninh mạng quốc gia.

Thứ tư, nhóm giải pháp về nguồn nhân lực khơng chỉ có khả năng ứng dụng thành tựu của thế giới mà cịn có đủ năng lực sáng tạo, ứng dụng mới dựa trên nền tảng công nghệ của CMCN 4.0.

- Phổ cập giảng dạy về lập trình và cơ sở dữ liệu ở bậc đại học nhằm đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin đáp ứng được năng lực ứng dụng, sáng tạo trong bối cảnh CMCN 4.0 nói chung và trong quản lý thị trường nói riêng. Phát triển các đại học vùng đa ngành, nghề/lĩnh vực thay vì đào tạo quá chuyên sâu như hiện nay do nguồn nhân lực trong bối cảnh CMCN 4.0 đòi hỏi tư duy tổng hợp, đặc biệt là khối kiến thức về cơng nghệ thơng tin và TCNH. Trước mắt, Chính phủ cần đầu tư có trọng điểm vào các khoa công nghệ thông tin tại các trường đại học kinh tế, cơng nghệ và phát triển chính sách thỏa đáng để tạo nguồn lực và khai thác có hiệu quả nguồn lực mới, nhất là trong những ngành mũi nhọn về công nghệ của quốc gia; có chính sách hỗ trợ hình thành và phát triển các vườn ươm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong các cơ sở đào tạo về công nghệ, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiên cứu phát triển và chuyển giao cơng nghệ

- Có chiến lược đào tạo các cán bộ quản lý nhà nước liên quan để đáp ứng các công tác quản lý nhà nước cho TCNH 4.0. Bối cảnh CMCN 4.0 đặt ra nhiều vấn đề cho cơng tác quản lý, như các luật và chính sách mới ban hành, sự đa dạng các hình thức mới trong hoạt động quản lý... địi hỏi cán bộ quản lý nhà nước khơng ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ. Cần có chiến lược đào tạo các cán bộ quản lý trong ngành TCNH, đặc biệt là cán bộ quản lý cấp cao theo hướng vững vàng về chuyên môn và thường xuyên cập nhật các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp theo chuẩn quốc tế.

Thứ năm, thực hiện các giải pháp hỗ trợ như tuyên truyền, tăng cường nhận thức cho toàn xã

hội, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp về xu hướng tất yếu của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu - phát triển và chuyển giao công nghệ, đặc biệt là các lĩnh vực liên quan đến nền kinh tế số như: Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), Blockchain… và đầu tư, tài trợ cho các tổ chức, cá nhân có ý tưởng đổi mới sáng tạo xuất sắc.

DANH MỤC THAM KHẢO

1. Arner, D. W. & Barberis, J. N. & Buckley, R. P. (2015). The Evolution of Fintech. University of Hong Kong Faculty of Law Research Paper No.2015/047. Pp, 2016-62.

2. Chen, K. & Sergi, B. (2018). "How Can FinTech Impact Russia’s Development?". Exploring the Future of Russia’s Economy and Markets, Emerald Publishing Limited, pp. 1-11

3. Chen, K. (2018). "Financial Innovation and Technology Firms: A Smart New World with Machines". Banking and Finance Issues in Emerging. Vol. 25. Pp, 279-292.

4. Chohan, U. W. (2017). Assessing the Differences in Bitcoin & Other Cryptocurrency Legality Across National Jurisdictions. . Truy cập ngày 20/9/2019 từ https://ssrn.com/abstract=3042248

5. Chohan, U. W. (2017). Cryptocurrencies: A Brief Thematic Review. Truy cập ngày 20/9/2019 từ https://ssrn.com/abstract=3024330

6. Crypto's Biggest Legal Problems. (2018). Crypto Law Review. Truy cập ngày 20/9/2019 từ https://medium.com/cryptolawreview/cryptos-big-legal-problems-63b760385fea

7. Đào Lê Minh & Nguyễn Thanh Huyền. (2017). Hoàn thiện thể chế pháp luật hướng tới phát triển bền vững thị trường chứng khoán Việt Nam. Bài trình bày tại Hội thảo khoa học “Hồn thiện thể chế tài chính cho phát triển bền vững thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm Việt Nam”.

8. European Commission. (2018). Fintech Action Plan: For a more competitive and innovative European financial sector. Truy cập ngày 23/9/2019 từ https://eur-lex.europa.eu/resource.html?uri=cellar:6793c578-22e6-11e8- ac73-01aa75ed71a1.0001.02/DOC_1&format=PDF

9. Gaga, A. (2018). Tương lai Phố Wall trong cuộc cách mạng Fintech. Truy cập ngày 26/9/2019, từ https://forbesvietnam.com.vn/kinh-doanh/tuong-lai-pho-wall-trong-cuoc-cach-mang-fintech-2326.html

10. Ishikawa, M. (2017) Designing Virtual Currency Regulation in Japan: Lessons from the Mt Gox Case. Journal of Financial Regulation, Vol. 3(1), pp.125-131

11. Japan Ministry of Economy, Trade and Industry. (2017). Japan’s Fintech Vision, First Comprehensive Policy Recommendations. Truy cập ngày 23/9/2019 từ http://www.meti.go.jp/english/press/2017/pdf/0508_004b.pdf 12. Lê Thanh Tâm. (2014). Tái cấu trúc các tổ chức tín dụng Việt Nam theo tiêu chuẩn Basel II: Kết quả sau 2 năm

và một số khuyến nghị. Tạp chí Kinh tế và Phát triển số I (II), tháng 9/2014

13. Lê Thanh Tâm. (2014). Tái cấu trúc các tổ chức tín dụng Việt Nam theo tiêu chuẩn Basel II: Kết quả sau 2 năm và một số khuyến nghị. Tạp chí Kinh tế và Phát triển số I (II).

14. Medcraf, G. (2017). The Fourth Industrial Revolution: Impact on financial services and markets. A speech at ASIC Annual Forum 2017 (Hilton, Sydney)

15. Meunier, S. (2018). The Impacts and challenges of Artificial Intelligence in Finance. Truy cập ngày 23/9/2019 từ https://internationalbanker.com/finance/the-impacts-and-challenges-of-artificial-intelligence-in-finance/

16. Minh Phương. (2018). Tiếp tục tái cơ cấu tổ chức tín dụng và xử lí nợ xấu. Truy cập ngày 23/9/2019 từ http://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/tiep-tuc-tai-co-cau-to-chuc-tin-dung-va-xu-ly-no-xau-136001.html 17. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. (2019). Thống kê một số chỉ tiêu cơ bản năm 2019. Truy cập ngày 24/9/2019 từ

https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/m /menu/trangchu/tk/hdchtctctd/tkmsctcb?

centerWidth=100%25&leftWidth=0%25&rightWidth=0%25&showFooter=false&showHeader=false&_adf.ctrl- state=1co2hg274s_17&_afrLoop=24262804831449577

18. Nikkei Asian Review. (2016). Japan eyes treating bitcoins the same as real money. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2019 từ https://asia.nikkei.com

19. Nikkei staff writers. (2018). Japan's cryptocurrency industry drafts self-policing rules. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2019 từ https://asia.nikkei.com/Spotlight/Bitcoin-evolution/Japan-s-cryptocurrency-industry-drafts-self- policing-rules

20. Oki, H. (2019). Japan Hopes to Set Global Crypto Law Benchmark With Latest Regulatory Update. Truy cập ngày 21/9/2019 từ https://cointelegraph.com/news/japan-hopes-to-set-global-crypto-law-benchmark-with-latest- regulatory-update

21. PGS, TS, Đào Văn Hùng. (2019). Phát triển khu vực tài chính - ngân hàng trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Truy cập ngày 26/9/2019, từ http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/PrintStory.aspx? distribution=55178&print=true

22. Phùng Thu Hiền Vân & Lê Thị Ngọc Tú. (2017). An ninh tài chính, tiền tệ tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghệ 4.0. Truy cập ngày 23/9/2019 từ http://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/an-ninh-tai-chinh- tien-te-tai-viet-nam-trong-boi-canh-cuoc-cach-mang-cong-nghe-40-129512.html

23. Schäfer , M. (2018).The fourth industrial revolution: How the EU can lead it European View . pp, 1-8 24. Stewart, H. & Jürjens, J. (2018). "Data security and consumer trust in FinTech innovation in

Germany". Information and Computer Security, Vol. 26 No. 1. Pp, 109-128

25. ThS. Trần Thị Lương . (2018). Tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 đến thị trường tài chính Việt Nam. Truy cập ngày 26/9/2019, từ http://tapchitaichinh. vn/nghien-cuu-trao-doi/nghien-cuu-dieu-tra/tac-dong-cua-cach- mang-cong-nghiep-40-den-thi-truong-tai-chinh-viet-nam-145716.html

26. Thùy Dương. (2018). Tái cơ cấu tổ chức tín dụng: những bước đi phù hợp. Truy cập ngày 23/9/2019 từ https://bnews.vn/tai-co-cau-to-chuc-tin-dung-nhung-buoc-di-phu-hop/83920.html

27. Tin nhanh chứng khoán. (2018).Phát triển thị trường tài chính thời 4.0, những thách thức cần vượt qua. Truy cập ngày 26/9/2019, từ https://tinnhanhchungkhoan .vn/chung-khoan/phat-trien-thi-truong-tai-chinh-thoi-40-nhung- thach-thuc-can-vuot-qua-244059.html

28. Trần Kim Chung & Tôn Ngọc Phan. (2018). Tận dụng tốt Cách mạng Công nghiệp 4.0: Những vấn đề đặt ra cho lĩnh vực tài chính ở Việt Nam. NXB Tài chính.

29. Trương Thị Đức Giang & Nguyễn Hải Hà . (2019). Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến lĩnh vực tài chính - kế tốn. Truy cập ngày 26/9/2019, từ http:// tapchitaichinh.vn/ke-toan-kiem-toan/tac-dong-cua-cach- mang-cong-nghiep-40-den-linh-vuc-tai-chinh-ke-toan-311240.html

30. Wada, T. (2018). Giao dịch tiền ảo, gửi tiền và trái phiếu chính phủ bắt buộc. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2019 từ https://jp.reuters.com/article/cryptocurrency-japan-idJPKCN1MQ15I

31. Wikipeadia. (2019). Legality of bitcoin by country or territory. Truy cập ngày 20/9/2019 từ https://en.wikipedia.org/wiki/Legality_of_bitcoin by country or territory#cite note-2

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế trong QLNN đối với TTTC trong bối cảnh CMCN 4 0 (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)