5. Bố cục của bài báo cáo
3.2. Đối với bản thân sinh viên
Giải pháp của sự lựa chọn nghề nghiệp - việc làm khơng chỉ là trách nhiệm thuộc về phía giáo dục đào tạo các chính sách của Nhà nước, mà cịn về phía bản thân mỗi sinh viên trường Đại học Ngoại thương. Mỗi nhóm sinh viên cần phải có những sự lựa chọn thích hợp với khả năng, sở thích, nhu cầu của mình.
Đối với những sinh viên năm cuối sắp tốt nghiệp, điều quan trọng là cần có một cơng việc tốt nhất trong khả năng của bản thân sau khi ra trường. Việc lựa chọn công việc thông minh, đúng với năng lực của bản thân, phát huy được những điểm mạnh, bù đắp được điểm thiếu sót là hết sức cần thiết. Đối với nhóm 1, sinh viên có thành tích học tập tốt, kinh nghiệm tốt, các bạn có nhiều sự lựa chọn cho mình. Các vị trí quản trị viên tập sự dành cho sinh viên mới ra trường tại các tập đồn lớn hoặc các vị trí quản lý quan trọng tại các cơng ty vừa và nhỏ có thể sẽ phù hợp với đối tượng này.
Đối với nhóm 2, sinh viên có thành tích học tập tốt, khơng có kinh nghiệm tốt, có thể ưu tiên những cơng việc địi hỏi chuyên môn, bằng cấp cao để phát huy được năng lực vốn có của bản thân. Bên cạnh đó, thị trường việc làm hiện nay có rất nhiều cơ hội cho các bạn chưa có kinh nghiệm. Chính vì vậy, các bạn sinh viên thể hiện được thái độ nghiêm túc cùng với năng lực học hỏi tốt thơng qua điểm số trong q trình học tập, rất có thể sẽ có được cơng việc phù hợp với mình.
Đối với nhóm 3, sinh viên có thành tích học tập khơng tốt và kinh nghiệm tốt, giải pháp cho sự lựa chọn việc làm là sẽ tập trung vào những cơng việc ưu tiên người đã có kinh nghiệm làm việc thực tế. Trong thực tế, yêu cầu về bằng cấp chuyên môn trong mô tả công việc của các doanh nghiệp chỉ là yếu tố phụ. Điều quan trọng mà nhà tuyển dụng ln tìm kiếm ở ứng viên là xem xét khả năng làm được việc của họ. Chính vì vậy, với những sinh viên khơng có kết quả học tập q tốt, nhưng có thể chứng minh được bản thân có sự chủ động, lăn xả, trải nghiệm nhiều cơng việc, thì chắc hẳn sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao.
Đối với nhóm 4, sinh viên có thành tích học tập khơng tốt, khơng có kinh nghiệm, nên chọn những công việc không yêu cầu kinh nghiệm thực tế. Điều quan trọng là các bạn phải có một thái độ làm việc tốt, tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, và cam kết sẽ học thật nhanh để bắt kịp với mọi người và làm được tốt cơng việc. Những vị trí tại các cơng ty vừa và nhỏ, những cơng ty khởi nghiệp có thể sẽ là khởi đầu tốt cho nhóm sinh viên này.
Bên cạnh đó, đối với những sinh viên cịn đang trong q trình học tập tại trường, cần tích cực học tập rèn luyện tiếp thu kiến thức chun mơn nghiệp vụ của mình, tham gia các lớp đào tạo kỹ năng, các hoạt động xã hội, để nâng cao các kỹ năng cơ bản như: giao tiếp tự tin, làm việc theo nhóm, kỹ năng tìm việc, học thêm các kỹ năng về vi tính, ngoại ngữ phục vụ cho cơng việc sau này. Có thể nói, sinh viên cần có định hướng nghề nghiệp rõ ràng để phấn đấu học tập, rèn luyện phát huy những khả năng của mình về lĩnh vực nghề nghiệp, mở rộng các mối quan hệ với các cơ quan tuyển dụng, tạo thế mạnh khi tìm kiếm việc làm.
KẾT LUẬN
Sự lựa chọn công việc sau khi tốt nghiệp của mỗi sinh viên, với những biến động trên thị trường lao động hiện nay, dưới tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ cũng như xu thế tồn cầu hóa, đã và đang là một vấn đề hết sức quan trọng. Vấn đề lựa chọn công việc của sinh viên có vai trị quan trọng trong việc phát huy nguồn nhân lực con người, là động lực quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong thời đại ngày nay, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc định hướng ra trường làm gì, làm ở đâu, làm như thế nào, có phù hợp với điều kiện bản thân, xã hội không? lại càng cần thiết đối với mỗi sinh viên. Sự lựa chọn đúng đắn chắc chắn sẽ tạo động lực lớn cho mỗi người có niềm hăng say nhiệt tình lao động, cống hiến cho xã hội. Trong bài phân tích trên đây, chúng ta đã tìm hiểu về xu hướng lựa chọn việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp, từ đó đề xuất những giải pháp hợp lý để nâng cao chất lượng lựa chọn việc làm. Việc định hướng nghề nghiệp tốt ngay từ trước khi học đại học, cho đến việc chăm chỉ học tập rèn luyện, phát triển bản thân của mỗi sinh viên là những yếu tố hết sức quan trọng giúp họ có một cơng việc chất lượng sau khi ra trường. Nhiệm vụ cải thiện vấn đề đó khơng chỉ địi hỏi ở bản thân mỗi sinh viên, mà còn là nhiệm vụ của các cấp các ngành và toàn xã hội trong lĩnh vực giáo dục đào tạo và định hướng nghề nghiệp. Những tác động tích cực từ phía xã hội, những chính sách cải biến giáo dục của Nhà nước chắc chắn sẽ giảm bớt những bất động trong sự lựa chọn nghề nghiệp cũng như vấn đề việc làm của sinh viên hiện nay.
Một đất nước phát triển bền vững khi có tình hình kinh tế chính trị ổn định và vấn đề việc làm được giải quyết một cách hợp lý và cân đối. Chính vì vậy, việc xác định đường lối, mục tiêu đúng đắn cho nghề nghiệp của sinh viên là một nội dung quan trọng trong chiến lược xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng XHCN.