CHƯƠNG I : CÁC CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN
3.2. Đánh giá thực hiện Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng xanh của chính
phủ Việt Nam
Ngày 25/09/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1393/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh; năm 2014, được cụ thể hóa bằng Kế hoạch Hành động Quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014- 2020. Đến nay, theo thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có 07 Bộ ban hành
Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh; 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và thực hiện Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh cấp tỉnh, thành phố.
Về Kinh tế:
Tăng trưởng GDP, mặc dù mơi trường kinh tế tồn cầu trở nên thách thức hơn, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn đứng vững nhờ sức cầu mạnh trong nước và nền sản xuất định hướng xuất khẩu, cụ thể từ năm 2012 đến 2018, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam luôn ở mức 5% - 7% và có xu hướng tăng qua các năm, hơn nữa là đều cao hơn mức tăng trưởng trung bình của tồn cầu.
Số liệu thu thập từ WorldBank
Nền kinh tế không những đạt mức tăng trưởng cao, mà cơ cấu kinh tế còn tiếp tục chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa. Tỉ trọng trong GDP của khu vực nơng, lâm nghiệp, thủy sản giảm từ mức 17% của năm 2015 xuống 13,96% vào năm 2019, trong khi đó, tỉ trọng của khu vực dịch vụ tăng từ mức 39,73% của năm 2015 lên 41,17% vào năm 2018 và 41,64 % trong năm 2019; tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng duy trì ổn định ở mức 33-34,5% từ năm 2015 đến năm 2019.
Về sử dụng hiệu quả tiết kiệm năng lượng và giảm lượng phát thải khí nhà kính:
Cho đến nay, việc triển khai các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính đã được triển khai rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực. Những chính sách mới về năng lượng tái tạo đã có tác dụng khuyến khích khơng chỉ đối với các doanh nghiệp sản xuất điện, mà cịn cả các doanh nghiệp cơng nghiệp, dịch vụ đầu tư sản xuất năng lượng tái tạo sử dụng cho bản thân và thậm chí bán điện dư thừa vào lưới điện quốc gia.
Lĩnh vực sản xuất cơng nghiệp đã có những chuyển biến tích cực, tỷ lệ doanh nghiệp cơng nghiệp có nhận thức về sản xuất sạch hơn đã tăng từ 28% năm 2010 lên 55% năm 2015, trong khi tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn giảm được tiêu thụ năng lượng, nguyên, nhiên liệu trên một đơn vị sản phẩm đã tăng từ 11% năm 2010 lên 24% năm 2015...
Kết quả, đã cơ bản cải thiện hiệu suất sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng (theo Viện Năng lượng - Bộ Công Thương, giai đoạn 2011-2015, tỷ lệ năng lượng tiết kiệm đạt 5,65%, tương đương với tổng năng lượng tiết kiệm được gần 11,3 triệu tấn dầu quy đổi (TOE), cường độ năng lượng của các ngành sản xuất công nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng đều giảm dần như ngành thép giảm 8,09%, xi măng giảm 6,33%, dệt sợi giảm 7,32%); đổi mới kỹ thuật canh tác và hoàn thiện quản lý để giảm cường độ phát thải khí nhà kính trong nơng, lâm nghiệp và thủy sản thông qua áp dụng kỹ thuật canh tác nông nghiệp hữu cơ và nâng cao trình độ quản lý, áp dụng kỹ thuật canh tác nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, tái sử dụng, tái chế phụ phẩm, phế thải nông nghiệp, trồng rừng, nâng cao chất lượng rừng và quản lý tài nguyên rừng bền vững, đổi mới công nghệ trong khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản; phát triển các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo theo Chiến lược Phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050, năng lượng tái tạo được xác định là nguồn năng lượng quan trọng của đất nước...
Bên cạnh đó, phong trào vận động thay đổi hành vi tiêu dùng và xây dựng lối sống phù hợp với các nguyên tắc tăng trưởng xanh và phát triển bền vững đã được triển khai tại các địa phương trong cả nước, cụ thể như tổ chức các hoạt động truyền thông đa dạng để nâng cao nhận thức cho các nhóm xã hội về lối sống xanh; ban hành và tổ chức thực hiện triệt để các quy định pháp luật về việc thực hiện lối sống văn minh và bảo vệ môi trường; phổ biến phong trào 3T (tiết kiệm, tái chế, tái sử dụng) trong các cộng đồng dân cư; tuyên truyền để người dân lựa chọn phương tiện giao thông hợp lý, vận động người dân đi xe đạp ở các cung đường ngắn thay cho phương tiện giao thông cơ giới, trước hết trong thanh thiếu niên.
Để đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh, cần tập trung hồn thiện khung chính sách kế hoạch - đầu tư, hoàn thiện và sớm ban hành bộ chỉ tiêu đo lường tăng trưởng xanh cấp Quốc gia của Việt Nam, bổ sung một số chỉ tiêu tăng trưởng xanh vào hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội...; hồn thiện khung chính sách tài chính tăng trưởng xanh, hồn thiện xây dựng khung chính sách tài chính (thuế, phí, trợ giá, các quỹ, chế tài, các tiêu chí xanh, phát triển bền vững với doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán) liên quan tới thúc đẩy thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh, xây dựng cơ chế hỗ trợ tư nhân chuẩn bị và thực hiện dự án tăng trưởng xanh; đẩy mạnh nghiên cứu ban hành các định mức, tiêu chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật xanh; các ngành và địa phương tiếp tục xây dựng lộ trình cụ thể các hoạt động tăng trưởng xanh, triển khai thực hiện nhằm hoàn thành những mục
tiêu đề ra vào năm 2020; nâng cao nhận thức về TTX cho các cấp lãnh đạo ở các cơ quan quản lý nhà nước, các ngành, địa phương và khu vực doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng xanh đang ngày càng là một xu thế tất yếu của các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Hệ thống chính sách cho kinh tế xanh của Việt Nam từng bước được nghiên cứu xây dựng và từng bước đi vào thực hiện. Tuy nhiên hệ thống chính sách này cũng cịn những điểm hạn chế, bất cập. Để khắc phục, cần thực hiện tốt những giải pháp mang tính chiến lược và một lộ trình hợp lý.
Thơng qua nghiên cứu, chúng em thấy trong giai đoạn 1985 – 2013, Việt Nam có một tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc so với thời kỳ trước do các chính sách đường lối của Đảng và nhà nước trong thời kỳ đổi mới nền kinh tế theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Song song cùng với quá trình phát triển vượt bậc về kinh tế, Việt Nam chúng ta cũng phải cần quan tâm đến những hậu quả do việc sử dụng không hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và chưa chú trọng đến bảo vệ môi trường. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển xanh trong thời kỳ hội nhập, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra các chính sách, giải pháp để nền kinh tế sử dụng hiệu quả hơn nguồn tài nguyên, đẩy mạnh phát triển và sử dụng các dạng năng lượng tái tạo thay thế cho năng lượng hóa thạch, đồng thời chú trọng hơn đến bảo vệ môi trường. Và thực tế đã chứng minh, trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam vẫn có những con số tăng trưởng kinh tế ấn tượng đi kèm theo đó là vấn đề sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường đã được cải thiện đáng kể.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Vũ Kim Dung (2012). Giáo trình Kinh tế học. Nhà xuật bản ĐH Kinh tế Quốc dân
[2]Ngơ Thắng Lợi (2013). Giáo trình Kinh tế Phát triển. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân
[3]Lê Thu Hoa (2013), “Công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường”, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
[4]Chính phủ (2012a). Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – [5] Chính phủ (2012b). Phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai
đoạn 2011-2020. Hà Nội.
[6] He, J., and Richard, P. (2010). Environmental Kuznets curve for CO2 in Canada,
[7]Selden, T., & Song, D. (1994). Environmental quality and development: is there a Kuznets urve for air pollution emissions? Journal of Environmental
Economics and Management, Vol. 27, Issue 2, September, pp. 147-162
[8]Nguyễn Mạnh Hiến. (2019). Năng lượng Việt Nam: Hiện trạng và triển vọng phát triển, truy cập từ: http://nangluongvietnam.vn/news/vn/nhan-dinh-phan-bien- kien-nghi/nang-luong-viet-nam-hien-trang-va-trien-vong-phat-trien.html .
[9]Đánh giá Chiến lược tăng trưởng xanh, truy cập từ: http://vpcp.chinhphu.vn/Home/Danh-gia-Chien-luoc-tang- truong- xanh/20197/26244.vgp