Các giải pháp thoát bẫy thu nhập trung bình của Việt Nam

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) quá trình vượt qua bẫy thu nhập trung bình của hàn quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam” (Trang 30 - 34)

3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

3.2. Các giải pháp thoát bẫy thu nhập trung bình của Việt Nam

3.2.1. Phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả

Có thể thấy, một trong những yếu tố làm nên thành công của Hàn Quốc chính là Phong trào Làng mới. Thành cơng lớn của Phong trào Làng mới cho thấy tầm quan trọng của việc phát triển nông nghiệp nông thôn. Trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, khi mà Việt Nam đã và đang từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế tương đối hiệu quả, việc áp dụng máy móc những chính sách từ thế kỷ trước của Hàn Quốc chắc chắn sẽ khơng hiệu quả. Thay vào đó, chúng ta cần có những hướng đi mới cho nền nơng nghiệp nước nhà.

Thứ nhất, sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị là hướng đi bền vững giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nơng dân. Hình thức này đảm bảo cho các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm với nhau, điều tiết cung cầu thị trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Để thành công, bên cạnh quá trình tập huấn cho nơng dân, chủ trang trại, các hợp tác xã về tầm quan trọng cũng như quy trình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị, nhà nước cũng cần khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước liên kết với các hộ nơng dân nhằm hồn thiện khâu phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng - điều đã được chứng minh là có hiệu quả kinh tế cao qua trường hợp của VinEco. 14 nơng trường, 3.000 ha diện tích sản xuất, 1.000 hợp tác xã liên kết hợp tác, 2.000 tấn nông sản tiêu thụ mỗi tháng là các con số ấn tượng của VinEco sau 2 năm ra mắt thị trường (tính đến hết năm 2017).

Thứ hai, cần chuyển hướng sản xuất nông nghiệp sang nông sản sạch, các sản phẩm hữu cơ...Khi mức sống của người dân ngày càng nâng cao, nhu cầu sử dụng sản phẩm đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người ngày càng tăng cao. Chúng ta cần nắm bắt cơ hội và sản xuất nhằm đáp ứng thị hiếu của người dân. Khơng dừng lại tại đó, nơng sản hữu cơ cịn là một sản phẩm có cơ hội xuất khẩu lớn nếu đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế, là nguồn thu nhập bền vững cho người nông dân.

Thứ ba, cần đẩy mạnh phát triển loại hình nơng nghiệp du lịch tại Việt Nam. Việt Nam có nhiều lợi thế, có thể khai thác được thế mạnh của du lịch nơng nghiệp do có điều kiện về thiên nhiên, tập quán canh tác, cuộc sống của người nông dân đa dạng, ẩm thực phong phú... Cộng với nhiều loại hình du lịch hiện đang phát triển, thì chúng ta hồn tồn có thể kết hợp được trong nông nghiệp du lịch

3.2.2. Tận dụng hiệu quả các doanh nghiệp FDI

Khu vực FDI có ý nghĩa rất lớn và quan trọng đối với các quốc gia chậm phát triển đang thiếu vốn. Vấn đề là sử dụng thế nào để đạt hiệu quả cho quốc gia. Khi doanh nghiệp FDI là trung tâm, đầu tàu về khoa học công nghệ và là một điểm thu hút, tạo ra những vệ tinh sản xuất cho nó, có sức lan tỏa đối với cộng đồng doanh nghiệp của quốc gia, thì lúc đó nó trở thành động lực thúc đẩy Việt Nam thốt bẫy thu nhập trung bình. Ở chiều ngược lại, nếu doanh nghiệp FDI chủ yếu nhập khẩu linh phụ kiện, sản xuất để bán hàng cho Việt Nam và xuất khẩu, tận dụng lợi thế nào đó của Việt Nam trong nhất thời như lao động giá rẻ, rồi xả thải ra môi trường gây ô nhiễm, làm cho sự cạnh tranh trong nền kinh tế khơng cơng bằng sịng phẳng, bằng hình thức chuyển giá, trốn thuế, thì khi ấy nó lại trở thành gánh nặng cho quốc gia.

Khu vực FDI ở Việt Nam chưa làm được điều ở vế đầu tiên và có nhiều dấu hiệu như ở chiều ngược lại vừa đề cập. Chính sách Việt Nam áp dụng cho các doanh nghiệp FDI có quá nhiều ưu đãi, trong khi họ kết nối với các doanh nghiệp trong nước rất kém, không chuyển giao công nghệ, chỉ đến tận dụng nhân công rẻ và môi trường rẻ, nhiều doanh nghiệp xả thải ra môi trường.

Như vậy, bên cạnh việc tạo những hành lang thơng thống nhằm thu hút vốn FDI, chúng ta cần có những biện pháp quản lý chặt chẽ, có hệ thống các doanh nghiệp này nhằm tận dụng những ưu thế về công nghệ, kinh nghiệm và việc làm mà nó mang lại cho nền kinh tế đất nước. Hơn thế nữa, chúng ta cần tận dụng các liên kết FDI để chuyển giao công nghệ sản xuất tiên tiến cũng như công nghệ quản lý.

Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng thu hút FDI khơng tự động nâng cao trình độ cơng nghệ và năng lực của công nghiệp của quốc gia. Sự có mặt của các doanh nghiệp “cơng nghệ cao” tồn cầu như Intel, Samsung, Canon…khơng có nghĩa là cơng nghệ cao sẽ tự động chuyển giao cho Việt Nam. Những công ty đa quốc gia như vậy thường đến các nước đang phát triển để thực hiện các công đoạn lắp ráp thâm dụng lao động, vốn là phân khúc tạo ra giá trị thấp nhất của chuỗi cung ứng toàn cầu.

Chính sách FDI phải xem xét lại hai điểm sau đây một cách nghiêm túc nếu muốn thúc đẩy chuyển giao công nghệ trong một đất nước đang phát triển: Thứ nhất, phải ý thức rằng điều học hỏi chính từ FDI trong giai đoạn đầu của cơng nghiệp hóa khơng phải là “công nghệ cao”, mà là những kiến thức khơng độc quyền có thể tiếp cận được trên tồn cầu và miễn phí nhưng chưa được triển khai ở trong nước. Thứ hai, vì ngay cả việc học

này cũng khơng tự nhiên xảy ra, cần có một cơ chế/chính sách quốc gia có thể đem lại lợi ích chung cho cả bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao hay giáo viên và học viên.

3.2.3. Lấy năng suất lao động làm trọng tâm để phát triển

Đối với Việt Nam, một quốc gia đang tăng trưởng dựa trên chiều rộng trong hai thập kỷ qua và đang ở mức thu nhập trung bình thấp, mục tiêu chính sách giờ đây nên đặt trọng tâm vào chất lượng tăng trưởng, không tiếp tục mở rộng công nghiệp dựa trên đầu vào là số lượng lớn vốn nước ngoài, lao động giá rẻ.

Một trong những vấn đề cốt lõi khác ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng lao động là giáo dục. Theo thống kê của Navigos Search (2017), công ty tuyển dụng nhân sự cấp trung và cấp cao thuộc tập đồn Navigos Group, hầu như khơng có ứng viên Việt khi tuyển dụng nhân sự giữ vị trí giám đốc cơng nghệ, giám đốc điều hành... dù mức lương được trả lên tới trên 10.000 USD/tháng. Làm sao có thể có được lao động trình độ cao khi chất lượng giáo dục của Việt Nam vẫn ở mức thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới?

Để cải thiện tình trạng này, trước hết, chúng ta cần thay đổi về mặt tư tưởng. Tư tưởng trọng bằng cấp từ lâu đã là một vấn đề của xã hội khi mà có quá nhiều người chạy theo thành tích mà bỏ quên mục đích thực sự của học tập là tích lũy kiến thức thực tiễn. Không kể đến số lượng lớn cử nhân thất nghiệp hàng năm (theo Tổng cục thống kê, trong quý III năm 2017, có 237.000 cử nhân thất nghiệp), sinh viên đại học Việt Nam cũng bị đánh giá là có kỹ năng khơng tốt bằng cử nhân từ các nước trong khu vực và trên toàn thế giới, trong khi tỉ lệ thất nghiệp ở các trường nghề chỉ bằng 20% tỉ lệ cử nhân thất nghiệp (Tổng cục thống kê, 2017). Như vậy, nước ta cần cân bằng lại nhân lực bằng cách: (1) Nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đặc biệt là các ngành nghề kỹ thuật cao, đáp ứng tốt yêu cầu của thực tiễn trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra; (2) Gắn giáo dục kiến thức với các vấn đề thực tiễn; (3) Nâng cao tỉ trọng thời gian tham gia các hoạt động ngoại khóa trong chương trình học nhằm xây dựng và phát triển kỹ năng mềm cho thế hệ trẻ, từ đó bồi dưỡng nguồn nhân lực phát triển toàn diện; (4) Tổ chức tuyên truyền và các buổi tọa đàm để học sinh hiểu rõ về bản chất của các ngành học thuộc bậc đại học và cơ hội khi chọn học nghề, tránh tình trạng chọn nhầm ngành, làm trái ngành, dư thừa nhân lực một số ngành hay thiếu hụt lao động lành nghề trong một số ngành kỹ thuật hiện nay.

KẾT LUẬN

Với xuất phát điểm là một đất nước chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh trong nhưng năm 1950, Hàn Quốc đã từng bước chuyển mình, vượt qua bẫy thu nhập trung bình để vươn lên trở thành một trong những nền kinh tế hàng đầu Châu Á và thế giới. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thành công của Hàn Quốc trong việc thoát bẫy thu nhập trung bình, về cơ bản, các nhà kinh tế thường lý giải tăng trưởng theo ba nhân tố cơ bản, đó là vốn, lao động và cơng nghệ dựa trên mơ hình tăng trưởng tân cổ điển. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa có thể bắt nguồn từ sự tiến bộ trong các lĩnh vực như giáo dục, tài chính, thương mại và sự can thiệp hiệu quả của chính phủ. Như vậy, có thể cho rằng, tăng trưởng kinh tế ở Hàn Quốc là nhờ phần lớn vào xuất khẩu và các nhân tố đầu vào trong giai đoạn đầu phát triển và giai đoạn sau đó là sự đóng góp ngày càng tăng của yếu tố cơng nghệ. Điều này cho thấy ý nghĩa của chính sách định hướng xuất khẩu và sự chú trọng đầu tư đến giáo dục và khoa học công nghệ đối với những thành tựu tăng trưởng của Hàn Quốc.

Với những phân tích và lý giải về quá trình vượt qua bẫy thu nhập trung bình của Hàn Quốc và so sánh đối chiếu với hoàn cảnh, vận hội và thách thức của Việt Nam, có thể thấy, con đường thốt khỏi bẫy thu nhập trung bình của nước ta là hồn tồn khả thi nếu các chính sách được áp dụng linh hoạt và hiệu quả. Với mục tiêu thu hẹp khoảng cách với thế giới và bắt kịp tiến trình tồn cầu hóa, việc có những giải pháp sáng tạo và hiệu quả nhằm vượt qua bẫy thu nhập trung bình đối với nước ta là một điều cấp thiết cần nghiên cứu và đưa vào áp dụng trong thực tiễn để cải thiện vị thế của Việt Nam trên trường thế giới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Asian Development Bank , 2012, Saemaul Undong Movement in the Republic of Korea: Sharing Knowledge on Community-Driven Development, Nhà xuất bản Mandaluyong, Philippines

2. Chang, Ha-Joon, 2002, Kicking Away the Ladder: Development Strategy in Historical Perspective, Nhà xuất bản Anthem

3. Cimoli, Mario, Giovanni Dosi, and Joseph E. Stiglitz, 2009, Industrial Policy and Development: The Political Economy of Capabilities Accumulation, The Initiative for Policy Dialogue Series, Nhà xuất bản Đại học Oxford

4. Han Seunghee, 2014, Operation of the economic planning board in the era of high economic growth in Korea, Nhà xuất bản Seoul : KDI School of Public Policy and Management

5. Ketels, Christian, Nguyen Dinh Cung, Nguyen Thi Tue Anh, and Do Hong Manh, 2010, Vietnam Competitiveness Report 2010, National University of Singapore

6. Ohno, Kenichi, 2009, Avoiding the Middle-income Trap: Renovating Industrial Policy Formulation in Vietnam,” ASEAN Economic Bulletin, số 26, trang 25-43.

7. Ohno Kenichi, 2013, Learning to Industrialize: From Given Growth to Policy- aided Value Creation, Nha xuất bản Routledge

8. Ohno Kenichi ,2014, Tiếp cận bẫy thu nhập trung bình: Một số gợi ý chính sách cho Việt Nam, Diễn đàn Phát triển Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, Việt Nam

9. Reed P Edward, 2010, Is Saemaul Undong a Model for Developing Countries Today, Paper prepared for International Symposium in Commemoration of the 40th Anniversary of Saemaul Undong Hosted by the Korea Saemaul Undong Center September 30, 2010

10. Rodrik Dani, 2007, One Economics, Many Recipes: Globalization, Institutions, and Economic Growth, Nhà xuất bản Đại học Princeton

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) quá trình vượt qua bẫy thu nhập trung bình của hàn quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam” (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)