Kiến nghị giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với thị trường tài chính Việt

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về quản lý nhà nước đối với thị trường tài chính trong bối cảnh CMCN 4 0 hà phương nguyễn (Trang 30 - 35)

Chương 4 KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH

4.2. Kiến nghị giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với thị trường tài chính Việt

Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0

Dựa trên những kinh nghiệm quốc tế về QLNN đối với thị trường tài chính trong bối cảnh CMCN 4.0, để hiện thực hóa các cơ hội phát triển, đồng thời hạn chế những thách thức đối với thị trường tài chính Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0,

đòi hỏi thực hiện đồng bộ và hiệu quả các giải pháp sau trong việc quản lý nhà nước đối với thị trường tài chính Việt nam sau:

- Thống nhất khái niệm, cách hiểu về các sản phẩm của TTTC 4.0 dựa trên thông lệ quốc tế và hệ thống pháp lý hiện hành. Việc thống nhất cách hiểu là rất quan trọng cho việc rà soát các văn bản pháp lý liên quan, cũng như phân công trách nhiệm quản lý cho các bộ, ngành liên quan.

- Rà soát, sửa đổi các văn bản pháp lý hiện hành theo hướng tạo điều kiện cho ứng dụng, giao dịch, phát triển các sản phẩm của TTTC 4.0. Hiện nay ở Việt Nam còn nhiều văn bản pháp lý khi được ban hành thì các sản phẩm, hoạt động của TTTC 4.0 chưa ra đời và do đó có những điểm chưa phù hợp với xu hướng phát triển.

- Ban hành khung khổ pháp lý thử nghiệm có kiểm sốt. Các sandbox cần phải bảo đảm các tiêu chí trước và sau khi một sản phẩm - hoạt động được đưa vào sandbox. Trước khi đưa một sản phẩm - hoạt động vào sandbox, sản phẩm được chọn phải là một sản phẩm - hoạt động mới của TTTC 4.0, tạo ra giá trị gia tăng tích cực cho xã hội. Khi được đưa vào sandbox, sản phẩm - hoạt động này sẽ vượt qua các rào cản pháp lý và cơ chế kiểm tra, kiểm sốt hiện nay. Vì vậy, việc đưa ra các tiêu chí để phịng ngừa việc lợi dụng sandbox cho các mục đích tiêu cực là cần thiết, như việc lợi dụng sandbox để thực hiện các hoạt động phi pháp, hay cố tình đưa một sản phẩm với cơng nghệ bình thường vào sandbox để trốn thuế. Sau một thời gian hoạt động, cần có một ủy ban chuyên trách theo dõi, đánh giá để sau một thời gian thử nghiệm, các thơng tư, luật lệ liên quan có thể nhanh chóng được ban hành. Điều này sẽ tránh được việc độc quyền trên thị trường và tránh tạo ra các cơ chế xin – cho. - Cần hoàn thiện theo hướng giống hoặc tiệm cận các chuẩn mực về công nghệ, về thể chế, về luật pháp quốc tế; sớm ban hành các quy định về trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là bộ phận thanh tra, giám sát phù hợp với bối cảnh khu vực TTTC 4.0, đồng thời xây dựng các giải pháp, chính sách để khuyến khích các cơng ty cơng nghệ tài chính mở rộng quy mơ ở cả thị trường Việt Nam lẫn thị trường quốc tế.

- Về vai trị cung cấp các dịch vụ cơng nhằm thể hiện tính chất định hướng của Nhà nước đối với việc thúc đẩy TCNH 4.0 ở Việt Nam, nhà nước cần tích cực áp dụng TTTC 4.0 trong cung cấp và thanh tốn cho các dịch vụ cơng. Hiện tại, tỷ lệ thanh tốn các dịch vụ cơng sử dụng tiền mặt của Việt Nam vẫn cao hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực và các quốc gia có trình độ phát triển tương đương hoặc kém hơn trên thế giới. Điều này có thể nhanh chóng được thay đổi nếu Nhà nước áp dụng các cơng nghệ thanh tốn mới trong thanh tốn các dịch vụ cơng. Trong dài hạn, điều này cịn có thể giúp giảm biên chế và tiết kiệm ngân sách. Ngoài ra, Nhà nước cần chỉ đạo các doanh nghiệp, tập đoàn nhà nước, đặc biệt là các doanh nghiệp, tập đoàn đang cung cấp các dịch vụ cơng tạo điều kiện và có cơ chế khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện thanh toán mới.

- Nhà nước cần tích cực áp dụng TCNH 4.0 trong thanh tra, giám sát hệ thống TCNH (reg-tech) theo hướng tự động hóa và/hoặc sử dụng trí tuệ nhân tạo. Điều này giúp tăng tính minh bạch, hiệu quả trong hoạt động của khu vực TCNH. Hiện nay, việc phát hiện các hoạt động làm giá cổ phiếu bằng cách sử dụng trí tuệ nhân tạo đã được áp dụng ở một số quốc gia tiên tiến.

- Thành lập Trung tâm đổi mới, sáng tạo là nơi có thể thử nghiệm các sản phẩm - hoạt động mới của TCNH 4.0. Các khung pháp lý thử nghiệm (regulatory sandbox) cũng có thể được đặt ở đây. Đối với TCNH 4.0, địa điểm đặt trung tâm này cần phải ở trung tâm của Thủ đơ Hà Nội để có thể dễ dàng kết nối với các doanh nghiệp, ngân hàng, cơng ty tài chính... và các bộ, ban, ngành liên quan. Trung tâm này có nhiệm vụ thử nghiệm các sản phẩm, dịch vụ tài chính cơng nghệ, phác thảo các hành lang pháp lý để nhanh chóng đưa các sản phẩm, dịch vụ này áp dụng đại trà. Các sandbox đặt trong trung tâm sau một thời gian thử nghiệm các sản phẩm, dịch vụ cần phải phác thảo các hành lang pháp lý cần thiết (đề xuất sửa đổi, xây dựng mới...). Sau đó, các bộ, ngành liên quan cần phải đưa ra những văn bản pháp luật chi tiết. Ngoài ra, để nâng cấp và hoàn thiện kết cấu hạ tầng cho phát triển TCNH 4.0, Nhà nước cần sớm thiết lập hạ tầng nhận diện điện tử quốc gia, phù hợp với thông lệ quốc tế và có thể được chấp nhận trong các giao dịch quốc tế; các cơ quan

quản lý nhà nước cần tích cực số hóa các dịch vụ cung cấp và số hóa các quy trình quản lý khi có thể; nâng cao năng lực của Trung tâm an ninh mạng quốc gia.

- Có chiến lược đào tạo các cán bộ quản lý nhà nước liên quan để đáp ứng các công tác quản lý nhà nước cho TTTC 4.0. Bối cảnh CMCN 4.0 đặt ra nhiều vấn đề cho công tác quản lý, như các luật và chính sách mới ban hành, sự đa dạng các hình thức mới trong hoạt động TCNH... địi hỏi cán bộ quản lý nhà nước khơng ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ. Cần có chiến lược đào tạo các cán bộ quản lý trong ngành TCNH, đặc biệt là cán bộ quản lý cấp cao theo hướng vững vàng về chuyên môn và thường xuyên cập nhật các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp theo chuẩn quốc tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bùi Thanh (2011), Thực tiễn quản lý Nhà nước về phát triển thị trường chứng khốn – Bài học cho Việt Nam, Tạp chí Phát triển Kinh tế.

2. Bùi Văn Thạch (2010), “Vai trò của nhà nước trong việc phát triển thị trường tài chính ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

3. Đào Hoàng Tuấn, Nguyễn Thị Thùy Linh (2018), Nghiên cứu thông lệ quốc tế phổ biến để xây dựng chiến lược phát triển ngành Fintech tại một số quốc gia. http://tapchinganhang.gov.vn/nghien-cuu-thong-le-quoc-te-pho-bien-de-xay-

dung-chien-luoc-phat-trien-nganh-fintech-tai-mot-so-quoc.htm? fbclid=IwAR3Z3mQ-

HkIRyYjbNblbrQxd0LPvLv4RZ8qEnvS4762cCeTMTD8QSrKdEzE

4. Đào Văn Hùng (2019), Phát triển khu vực tài chính - ngân hàng trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/kinh-te/2019/55178/Phat-trien-khu-vuc- tai-chinh-ngan-hang-trong-boi-canh.aspx

5. Hà Văn Dương, Hà Phạm Diễm Trang, Nguyễn Hoàng Mỹ Lệ (2018), FINTECH: Hệ sinh thái ở các nước và vận dụng tại Việt Nam.

https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/apph/tcnh/tcnh_chitiet? centerWidth=80%25&dDocName=SBV327374&leftWidth=20%25&rightWidth=0 %25&showFooter=false&showHeader=false&_adf.ctrl-

state=1axtopgfwd_9&_afrLoop=24111500435890577

6. Nguyễn Thị Hiền, Giáo trình Tài chính Tiền tệ, NXB Lao Động

7. Nguyễn Trọng Nghĩa (2004), Thực trạng và giải pháp hòa hiện hệ thống pháp luật cho sự phát triển của thị trường tài chính và dịch vụ tài chính, Đề tài Khoa học cấp Bộ, Hà Nội.

8. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình Tiền tệ - Ngân hàng, NXB Thống kê

9. Phan Diên Vỹ (2017), Kinh nghiệm ứng phó với bất ổn tài chính của một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam. http://tapchinganhang.gov.vn/kinh-

nghiem-ung-pho-voi-bat-on-tai-chinh-cua-mot-so-nuoc-tren-the-gioi-va-bai-hoc- cho-viet-nam.htm

10.Trịnh Thị Hoa Mai (2009), Vai trò của Nhà nước đối với thị trường Tài chính – Bài học từ khủng hoảng tài chính Mỹ, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN.

11.Võ Trí Thành (2004), “Thị trường tài chính Việt Nam – Thực trạng, vấn đề và giải pháp chính sách”, NXB Tài chính, Hà Nội.

Tiếng Anh

1. Authony Saunders and Marcia Millon Cornett: Financial Institutions Management. McGraw – Hill, Irwin, Fifth Edition, 2006

2. Emanuel Kopp, Lincoln Kaffenberger, and Christopher Wilson (2017), Cyber Risk, Market Failures, and Financial Stability, IMF Working Paper.

3. European Commission (2018), Fintech Action Plan: For a more competitive and innovative European financial sector:

https://eur-lex.europa.eu/resource.html?uri=cellar:6793c578-22e6-11e8- ac73-01aa75ed71a1.0001.02/DOC_1&format=PDF

4. PwC (2017), Global Fintech Report 2017

https://www.pwc.com/gx/en/industries/financial-services/assets/pwc- global-fintech-report-2017.pdf

Các trang wed

http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/kinh-te/2019/55178/Phat-trien-khu-vuc-tai-chinh- ngan-hang-trong-boi-canh.aspx

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về quản lý nhà nước đối với thị trường tài chính trong bối cảnh CMCN 4 0 hà phương nguyễn (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)