Chương 2 : Quy trình khai báo hải quan nhập khẩu mặt hàng
2. 3 Đăng ký chính thức tờ khai với cơ quan Hải quan (IDC)
2.6. Xác định thuế
2.6.1. Áp mã HS cho sản phẩmGhế khác: 94108000 Ghế khác: 94108000
2.6.2. Phương pháp tính thuế
Phương pahsp tính thuế được sử dụng ở đây là: Phương pháp theo trị giá giao dịch a) Khái niệm
- Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 40/2007/NĐ-CP ta có khái niệm về trị giá hải quan như sau: “Trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu là trị giá giao dịch, đó là giá thực tế đã thanh tốn hay sẽ phải tốn cho những hàng hóa được bán theo nghiệp vụ xuất khẩu cho nước nhập khẩu, trị giá này được điều chỉnh phù hợp với các quy định của Điều 8”
Phương pháp tính trị giá hải quan hay được gọi là phương pháp tính giá thự tế đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán đối với hàng hoá xuất nhập khẩu.
- Căn cứ theo Khoản 2 Điều 2 Nghị định 40/2007/NĐ-CP quy định giá thực tế
“ Giá thực tế là tổng số tiền mà người mua đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán, trực tiếp hoặc gián tiếp cho người bán để mua hàng hóa nhập khẩu”.
Giá “đã thanh toán” được dùng làm cơ sở để xác định trị giá nếu hàng hóa đã được thanh tốn trước. Nếu hàng hóa chưa được thanh tốn thì giá “sẽ thanh tốn” sẽ được dùng làm cơ sở để xác định trị giá. khoá học xuất nhập khẩu
b) Điều kiện áp dụng
Phương pháp tính trị giá giao dịch đối với hàng hố xuất nhập khẩu được áp dụng trong các trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định 40/2007/NĐ- CP.
- Người mua không bị hạn chế quyền định đoạt hoặc sử dụng hàng hóa sau khi nhập khẩu trừ một số hạn chế quy định tại khoản 3 Điều 6 thông tư này.
- Giá cả hoặc việc bán hàng không phụ thuộc vào những điều kiện hay các khoản thanh tốn mà vì chúng khơng xác định được trị giá của hàng hóa cần xác định trị giá hải quan.
- Người mua không phải trả thêm bất kỳ khoản tiền nào từ số tiền thu được do việc định đoạt hàng hóa nhập khẩu mang lại;
- Người mua và người bán khơng có mối quan hệ đặc biệt hoặc nếu có thì mối quan hệ đặc biệt đó khơng ảnh hưởng đến trị giá giao dịch theo quy định tại Điều 7 thông tư này.
2.6.3. Tỷ giá tính thuế
- Căn cứ theo quy định tại Điều 21, khoản 3 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm sốt hải quan có hiệu lực từ 15/3/2015, hiện tại tỷ giá USD được tính theo tỷ giá vào ngày thứ 5 tuần trước liền kề của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Cụ thể như sau: Tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng tiền nước ngoài dùng để xác định trị giá tính thuế là tỷ giá ngoại tệ mua vào theo hình thức chuyển khoản của Hội sở chính Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam tại thời điểm cuối
liền trước ngày thứ năm trong trường hợp ngày thứ năm là ngày lễ, ngày nghỉ. Tỷ giá này được sử dụng để xác định tỷ giá tính thuế cho các tờ khai hải quan đăng ký trong tuần.
Đối với các ngoại tệ khơng được Hội sở chính Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam cơng bố tỷ giá thì xác định theo tỷ giá tính chéo giữa đồng Việt Nam với một số ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố.
Đối với các ngoại tệ chưa được cơng bố tỷ giá tính chéo thì xác định theo ngun tắc tính chéo giữa tỷ giá đơ la Mỹ (USD) với đồng Việt Nam và tỷ giá giữa đồng đô la Mỹ với các ngoại tệ đó do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố.
Tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố là tỷ giá được đưa tin mới nhất trên trang điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Tỷ giá tính thuế tại thời điểm xuất lơ hàng này là: 1 USD = 23,145 VND 2.6.4. Trị giá tính thuế
- Căn cứ quy định tại Điều 5 Thơng tư 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về trị giá hải quan đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu quy định:
“1. Nguyên tắc: Trị giá hải quan là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên, được xác định theo các phương pháp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Phương pháp xác định: Giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên được xác định bằng cách áp dụng tuần tự sáu phương pháp xác định trị giá hải quan quy định tại Điều 6, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12 Thông tư này và dừng ngay ở phương pháp xác định được trị giá hải quan. Các phương pháp xác định trị giá hải quan bao gồm:
a) Phương pháp trị giá giao dịch;
b) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt; c) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự;
d) Phương pháp trị giá khấu trừ; đ) Phương pháp trị giá tính tốn; e) Phương pháp suy luận.
Trường hợp người khai hải quan đề nghị bằng văn bản thì trình tự áp dụng phương pháp trị giá khấu trừ và phương pháp trị giá tính tốn có thể hốn đổi cho nhau.”
Đối với lô hàng này ta đã áp dụng Phương pháp trị giá giao dịch. Do đó, ta có thế tính giá trị thuế như sau:
Hàng nhập theo giá CFR – Incoterm 2010: CFR = 10856 USD Trị giá tính thuế = giá CFR = 10856 USD
Nhân với tỷ giá tính thuế ta được trị giá là 251262120 VND. 2.6. 5. Thuế
Dựa vào Luật thuế Xuất nhập khẩu 2016, doanh nghiệp sẽ chịu hai loại thuế: thuế nhập khẩu và thuế VAT khi nhập khẩu lô hàng này:
Biểu thuế Xuất nhập khẩu 2019
Như vậy mặt hàng nhập khẩu này chịu 2 loại thuế đó là thuế NK ưu đãi là 25% và thuế GTGT là 10%.
Thuế NK:
251.262.120 x 25% = 62.815.530 VND Thuế GTTT:
( Trị giá tính thuế + thuế NK) x 10% = (251.262.120 + 62.815.530) x 10% = 31407765 VND
Tổng số thuế phải nộp:
31.407.765 + 62.815.530 = 94.223.295 VND
Tuy nhiên ta nhận thấy hàng hóa nhập khẩu này được hưởng thuế ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) nên thuế suất cịn 0%.
Khi đó, doanh nghiệp được miễn thuế nhập khẩu, chỉ phải chịu thuế GTGT 10% (Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ khơng được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư 219/2013/Tt-BTC ) .
Như vậy, số thuế mà doanh nghiệp thực tế phải nộp là thuế GTGT với trị giá là: 251.262.120 x 10% = 25.126.212 VND
Số thuế được hoàn là:
94.223.295 - 25.126.212 = 69.097.083 VND
Chương 3. Phân tích chứng từ
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu bao gồm các chứng từ sau đây:
1. Tờ khai hàng hóa nhập khẩu (doanh nghiệp nộp qua hệ thống, khơng phải nộp bản giấy).
Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính.
2. Hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp. Trường hợp chủ hàng mua hàng từ người bán tại Việt Nam nhưng được người bán chỉ định nhận hàng từ nước ngồi thì cơ quan hải quan chấp nhận hóa đơn do người bán tại Việt Nam phát hành cho chủ hàng.
Người khai hải quan khơng phải nộp hóa đơn thương mại trong các trường hợp sau: a) Người khai hải quan là doanh nghiệp ưu tiên.
b) Hàng hóa nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia cơng cho thương nhân nước ngồi, người khai hải quan khai giá tạm tính tại ơ “Trị giá hải quan” trên tờ khai hải quan.
c) Hàng hóa nhập khẩu khơng có hóa đơn và người mua khơng phải thanh tốn cho người bán, người khai hải quan khai trị giá hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về xác định trị giá hải quan.
3) Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật (trừ hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu
biên giới đường bộ, hàng hoá mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý): 01 bản chụp.
Đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho hoạt động thăm dị, khai thác dầu khí được vận chuyển trên các tàu dịch vụ (không phải là tàu thương mại) thì nộp bản khai hàng hố (cargo manifest) thay cho vận tải đơn.
4. Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan: 01 bản chính nếu nhập khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu nhập khẩu nhiều lần.
5. Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.
Đối với chứng từ quy định tại điểm d, điểm đ khoản này, nếu áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra chuyên ngành dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan.
6. Tờ khai trị giá: Người khai hải quan khai tờ khai trị giá theo mẫu, gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính (đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy). Các trường hợp phải khai tờ khai trị giá và mẫu tờ khai trị giá thực hiện theo Thơng tư của Bộ Tài chính quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
7. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ): 01 bản chính hoặc chứng từ dưới dạng dữ liệu điện tử trong các trường hợp sau:
a) Hàng hố có xuất xứ từ nước hoặc nhóm nước có thoả thuận về áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt với Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, nếu người nhập khẩu muốn được hưởng các chế độ ưu đãi đó.
b) Hàng hố thuộc diện do Việt Nam hoặc các tổ chức quốc tế thơng báo đang ở trong thời điểm có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khoẻ của cộng đồng hoặc vệ sinh mơi trường cần được kiểm sốt.
c) Hàng hoá nhập khẩu từ các nước thuộc diện Việt Nam thông báo đang ở trong thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống phân biệt đối xử, thuế tự vệ, thuế suất áp dụng theo hạn ngạch thuế quan;
d) Hàng hoá nhập khẩu phải tuân thủ các chế độ quản lý nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Trường hợp theo thoả thuận về áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt với Việt Nam hoặc theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định về việc nộp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu là chứng từ điện tử hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của người sản xuất/người xuất khẩu/người nhập khẩu thì cơ quan hải quan chấp nhận các chứng từ này.
Do vậy, theo quy định trên, công ty TNHH Xuất Nhập khẩu Thương mại Linh An muốn nhập khẩu mặt hàng ghế thính phịng (Auditorium Chair) ( mã HS 94018000) cần chuẩn bị các chứng từ sau để khai tờ khai hải quan, sau đó lấy tờ khai hải quan để có thể nhập khẩu mặt hàng mình mong muốn:
- Hợp đồng thương mại - Tờ khai hải quan
- Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương - Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa
- Hóa đơn thương mại.
3.1. Chứng từ dùng để khai tờ khai hải quan
3.1.1. Hợp đồng
Khái niệm: Hợp đồng mua bán quốc tế còn gọi là hợp đồng xuất nhập khẩu hoặc hợp đồng mua bán ngoại thương là sự thoả thuận giữa các đương sự có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau, theo đó một bên gọi là bên xuất khẩu (Bên bán) có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của một bên khác gọi là bên nhập khẩu (Bên mua) một tài sản nhất định, gọi là hàng hố; bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng.
Hợp đồng được đánh mã số ODM01, được kí vào ngày 23 tháng 7 năm 2019 giữa bên mua: công ty TNHH Xuất nhập khẩu thương mại Linh An, địa chỉ soso 106, tổ 23, khu Thịnh Lang, thành phố Hịa Bình, tỉnh Hịa Bình, do giám đốc là bà Nguyễn Khánh Linh đại diện, với bên bán là công ty TNHH Thương mại Pingxiang Rongxing , địa chỉ số 313 đường Beida, thành phố Pingxiang, Quảng Tây, Trung Quốc.
Hợp đồng tuân theo những điều khoản chính được liệt kê như sau: Hàng hóa và số lượng:
500 chiếc ghế thính phịng, giá 59$/ chiếc, tổng trị giá 29,500 đơ la Mỹ. Tổng trị giá hàng hóa đã được ghi rõ ràng bằng cả chữ và số, tránh được nhầm lãn trong quá trình thanh tốn.
Điều kiện giao hàng ở đây là điều kiện CFR Cảng Cát Lái, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, cũng đã được trích dẫn rõ ràng chiếu theo Incoterms 2010, sự phân chia trách nhiệm giữa các bên cũng được đảm bảo rõ ràng hơn.
Về chất lượng và đặc tính: hàng được sản xuất mới 100%, xuất xứ từ Trung Quốc.
Giao hàng và thanh toán
Theo điều khoản giao hàng: cảng đi là cảng Nansha, Trung Quốc, cảng đến: Cát Lái, thành phố Hồ Chí Minh.
Sở dĩ chọn địa điểm cảng đi ở cảng Nansha, Quảng Châu, Quảng Đông là do tuyến đường đến từ cảng Nansha đến cảng Cát Lái, thành phố Hồ Chí Minh thuận tiện và ít rủi ro hơn những con đường khác. Địa chỉ công ty TNHH Xuất nhập khẩu thương mại Linh An ở Hịa Bình, nhưng lại giao hàng đến cảng Cát Lái, thành phố Hồ Chí Minh có thể là do cơng ty TNHH Xuất nhập khẩu thương mại Linh An mua hàng về cho một cơng ty, một tổ chức khác có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh hoặc khu vực miền Nam, nên giao hàng về cảng Cát Lái cho thuận tiện hơn.
Về điều khoản thanh toán: Thanh toán bằng phương thức chuyển tiền bằng điện (T/T), qua 2 lần thanh toán: lần thanh tốn đầu tiên chuyển khoản 8.850 đơ la Mỹ ngay sau khi kí hợp đồng. Đây được coi như hình thức đặt cọc để phía cơng ty TNHH Thương mại Pingxiang Rongxing sản xuất ghế thính phịng. Lần thanh tốn thứ 2 chuyển khoản 20.605 đô la Mỹ trước khi giao hàng 5 ngày. Hai công ty thanh tốn bằng phương thức chuyển tiền chứng tỏ có sự tin tưởng giữa hai phía cơng ty hoặc 2 phía cơng ty đã có những lần giao dịch trước nên có sự tin tưởng và sử dụng phương pháp này, đồng thời sử dụng thanh tốn T/T đem lại sự nhanh chóng và thuận tiện hơn, cũng như tốn ít chi phí hơn các loại thanh tốn khác.
Bên thụ hưởng: Cơng ty TNHH Thương mại Pingxiang Rongxing, ngân hàng thụ hưởng ở đây cũng được quy định và nêu tên rõ: Ngân hàng xây dựng Trung Hoa, chi nhánh Quảng Tây, số tài khoản: 45001598451059373737, mã swift code: : PCBCCNBJGXX.
Một số điều khoản khác được quy định:
Điều khoản chung, khiếu nại, bất khả kháng cũng được quy định rõ trong hợp đồng, khi xảy ra tranh chấp khơng thể hịa giải giải giữa 2 bên bằng thương lượng thì