TRÌNH TỰ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) phân tích hợp đồng nhập khẩu thiết bị y tế giữa SISC vietnam instrumentation jsc và perkinelmer singapore pre ltd (Trang 26 - 36)

I. Bước 1: Gửi purchase order – Đàm phán

II. Bước 2: Tiến hành thủ tục nghĩa vụ thanh toán

- Toàn bộ số tiền là 3942 USD phải được chuyển bằng hình thức chuyển khoản trong vịng 60 ngày kể từ ngày lập hoá đơn qua ngân hàng sau: Ngân hàng Citibank NA, chi nhánh Singapore

o #14-00 Tòa Centennial Tower, 3 đại lộ Temasek, Singapore 039190

o Swift code (Mã nhận dạng ngân hàng): CITISGSG o Mã ngân hàng: 7214; Mã chi nhánh: 001

o Tài khoản số: 0823529031

 Đồng tiền thanh tốn trùng với đồng tiền tính giá, đều là USD (là đồng tiền mạnh)

- Thời hạn thanh tốn: trả sau. Thuận lợi cho nhà nhập khẩu vì nhận được hàng trước khi thanh tốn nên khơng sợ rủi ro, thiệt hại do nhà xuất khẩu giao hàng chậm hoặc kém chất lượng. Tuy nhiên thanh tốn trả sau có thể có một số bất lợi đối với nhà sản xuất, do đó chỉ nên dùng thanh toán trả sau khi hai bên mua bán đã có sự tin cậy, tín nhiệm lẫn nhau hoặc thanh tốn các khoản tương đối nhỏ

- Phương thức thanh toán: Chuyển tiền qua ngân hàng. Ưu điểm là thanh toán đơn giản, quy trình nghiệp vụ dễ dàng, tốc độ nhanh chóng.

III. Bước 3: Order confirmation để chốt đơn hàng 2 bên IV. Bước 4: Giao nhận hàng

1. Thời gian giao hàng và địa điểm giao hàng

- Hàng sẽ được giao trong vòng 4 đến 6 tuần sau ngày kí kết hợp đồng - Hàng xếp tại: sân bay Singapore và được giao cho người chuyên chở

(FCA)

- Hợp đồng đã quy định rõ thời gian và địa điểm giao hàng để tránh nhầm lẫn dẫn đến những chi phí phát sinh khơng đáng có cho cả người mua và nhười bán.

2. Thông báo giao hàng

- Trong hợp đồng không đề cập rõ đến thông báo giao hàng nên cả 2 bên phải thống nhất với nhau

- Sau khi người mua mở LC để người bán hưởng lợi thì người bán mới chấp nhận giao hàng

- Người bán sẽ thông báo hàng đã được giao ra sân bay cho người mua bằng thư điện tử

- Trước 2 ngày khi hàng đến người bán sẽ gửi thông báo cho người mua để người mua chuẩn bị những giấy tờ cần thiết để ra nhận hàng.

- Sau khi hàng đã được giao an toàn, người bán sẽ gửi fax cho người mua ngững tài liệu giao hàng liên quan.

 Nhận xét: trong hợp đồng có ghi rõ hàng có được phép giao từng phần Khi nhận hàng phải kiểm tra số lượng hàng hóa theo Packing List để báo lại cho bên bán trong trường hợp thiếu hàng hoặc tổn thất trong thời gian quy định.

V. Bước 5: Mở hải quan

1. Cung cấp thông tin và những chứng từ cần thiết

Đối với hàng hóa nhập khẩu, Hồ sơ hải quan bao gồm:

o Tờ khai hải quan: 02 bản chính

o Hợp đồng mua bán hàng hóa

o Hợp đồng ủy thác nhập khẩu (nếu là nhập khẩu ủy thác): 01 bản sao

o Vận tải đơn: 01 bản sao chụp từ bản gốc hoặc sao chụp từ bản chính có ghi chữ copy, chữ surrendered

Ngồi ra, tùy theo từng trường hợp cụ thể, hồ sơ hải quan hàng nhập khẩu cịn có thể có thêm các loại giấy tờ khác như: Bản kê chi tiết hàng hóa (parking list); Giấy đăng ký kiểm tra hoặc thông báo miễn kiểm tra; Chứng thư giám định đối với hàng được thông quan trên cơ sở kết quả giám định; Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) …

Nhận xét: Doanh nghiệp đã cung cấp thông tin và chứng từ cần thiết

o Hợp đồng mua bán (sale contract)

o Hóa đơn thương mại (commercial invoice)

o Vận đơn (bill of lading)

Đề xuất: Doanh nghiệp nên có thêm bản kê chi tiết hàng hóa (parking

list) và giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)

2. Khai và nộp tờ khai hải quan

Nhận xét: Doanh nghiệp đã khai và nộp tờ khai theo hình thức hải

quan điện tử bằng phần mềm chuyên dụng.

3. Lấy kết quả phân luồng

Việc thơng quan hàng hóa sẽ tiến hành tùy thuộc vào kết quả phân luồng khi mở tờ khai

Đối với luồng vàng (2): Nhân viên giao nhận sẽ cầm bộ hồ sơ (tờ khai và các chứng từ đã nêu trên) gặp hải quan đăng ký để làm thủ tục. Hải quan đăng ký có chức năng kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ.

o Nếu bộ chứng từ không hợp lệ sẽ trả lại và yêu cầu bổ sung thêm chừng từ hoặc tờ khai sai sẽ yêu cầu bổ sung, sau khi bổ sung chứng từ đầy đủ thì tiếp tục làm việc với hải quan đăng ký để thơng quan hàng hóa.

o Nếu khơng cịn gì nghi vấn hải quan đăng ký sẽ tiến hành nhập thông tin lên hệ thống và tiến hành thơng quan hàng hóa

4. Nộp thuế

Doanh nghiệp nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định Sau những bước nêu phía trên thì hàng hóa được hải quan chấp nhận thông quan

VI. Bước 6: Kiểm tra, giám định chất lượng

1. Trình tự

Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng

hóa nhập khẩu đến Cục Quản lý Chất lượng sản phẩm, hàng hóa hoặc Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương.

Bước 2: Cơ quan kiểm tra tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ

2. Cách thức thực hiện:

Tổ chức, cá nhân nhập khẩu nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan kiểm tra

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ gồm:

o Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu (04 bản).

o Bản photocopy các giấy tờ sau: Hợp đồng (Contract), Danh mục hàng hố (nếu có) kèm theo (Packing list).

o Một hoặc các bản sao chứng chỉ chất lượng (xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực) hoặc bản chính.

o Các tài liệu khác có liên quan: Bản sao (có xác nhận của người nhập khẩu) vận đơn (Bill of Lading); hóa đơn (Invoice); tờ khai hàng hóa nhập khẩu; giấy chứng nhận xuất xứ (nếu có) (C/O-

Certificate of Origin); ảnh hoặc bản mơ tả hàng hoá; mẫu nhãn

hàng nhập khẩu đã được gắn dấu hợp quy và nhãn phụ (nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định); chứng nhận lưu hành tự do CFS (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

03 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan kiểm tra tiếp nhận đầy đủ hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng.

5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ quan có thẩm quyền quyết định:

- Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá thực hiện việc kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu là xăng, nhiên liệu điêzen và các loại hàng hóa khác theo sự chỉ đạo của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

- Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc kiểm tra chất lượng đối với các hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ (trừ các loại hàng hóa thuộc thẩm quyền kiểm tra của Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa).

- Thuộc thầm quyền kiểm tra của Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa

- Sẽ đăng kí kiểm định tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh thành phố trực thuộc Trung Ương

VII. Bước 7: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

Trong hợp đồng khơng có phần Khiếu nại và giải quyết khiếu nại tuy nhiên nhóm đề xuất thêm phần này vào hợp đồng với nội dung như sau:

- Khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu, nếu chủ hàng nhập khẩu phát hiện thấy hàng nhập khẩu bị tổn thất, đổ vỡ, thiếu hụt, mất mát thì cần lập hồ sơ

khiếu nại ngay để khỏi làm mất thời cơ khiếu nại.

- Đối tượng khiếu nại là người bán nếu hàng hố có chất lượng hoặc số lượng khơng phù hợp với hợp đồng, có bao bì khơng thích đáng, thời hạn

giao hàng bị vi phạm, hàng giao không đồng bộ.

Đối tượng khiếu nại là người vận tải nếu hàng hoá bị tổn thất trong q trình chun chở hoặc nếu sự tổn thất đó do người vận tải gây ra.

- Đơn khiếu nại phải kèm theo những bằng chứng về việc tổn thất (như biên bản giám định, COR, ROROPC hay CSC...), hoá đơn, vận đơn đường biển,

- Nếu việc khiếu nại là có sơ sở, chủ hàng xuất khẩu phải giải quyết bằng một trong những phương pháp sau:

o Giao hàng còn thiếu.

o Giao hàng tốt thay thế hàng kém chất lượng. o Sửa chữa hàng hỏng.

o Giảm giá hàng mà số tiền giảm giá được trang trải bằng hàng hố giao vào thời hạn sau đó.

- Nếu việc khiếu nại không được giải quyết thoả đáng, hai bên có thể kiện nhau tại hội đồng trọng tài (nếu có thoả thuận trọng tài) hoặc tại tồ án.

LỜI KẾT

Trên đây là bài tiểu luận tài “Phân tích hợp đồng nhập khẩu thiết bị y tế giữa

SISC Vietnam Instrumentation Jsc và Perkin Elmer Singapore Pte Ltd” của

nhóm. Thơng qua việc phân tích hợp đồng nhập khẩu giữa hai cơng ty, cụ thể là hợp động nhập khẩu hàng hóa của một cơng ty Việt Nam và cơng ty Singapore, nhóm em hy vọng có thể áp dụng kiến thực học được từ môn học Giao dịch thương mại quốc tế vào một hợp đồng cụ thể trong thực tế, qua đó trình bày cũng như giải thích được một số quy trình, thủ tục cũng như nghĩa vụ của bên mua và bên bán khi thực hiện một hợp đồng thương mại quốc tế trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Để phát triển nền kinh tế Việt Nam, hội nhâp với nền kinh tế tồn cầu, việc thúc đẩy ngoại thương là điều khơng thể tránh khỏi. Hoạt động thương mại quốc tế diễn ra càng ngày càng phổ biến, giao dịch giữa thƣơng nhân trong và ngồi nước khơng ngừng được tăng cường. Các giao dịch thương mại quốc tế này đem lại lợi ích rất lớn đến nên kinh tế Việt Nam bao gồm đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước cũng như giải quyết vấn đề việc làm cho rất nhiều lao động Việt Nam, góp phần giúp Việt Nam rút ngắn lại chênh lệch giữa các nước trong cùng khu vực và trên toàn thế giới.

Nhóm em xin chân thành cảm ơn TS. Vũ Thị Hạnh - giảng viên giảng dạy bộ môn giao dịch thương mại quốc tế đã tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức cũng như các ví dụ thực tế cho chúng em để chúng em có thể làm được hồn chỉnh bài tiểu luận này.

Do hạn chế về thời gian và năng lực, bài tiểu luận của nhóm khơng tránh khỏi cịn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của cơ để bài tiểu luận được hồn thiện hơn. Chúng em xin trân trọng cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS.Phạm Duy Liên, Giáo trình giao dịch thƣơng mại quốc tế, NXB Thống kê, 2012

2. Công Ước Viên 1980 3. Luật hải quan 2014

4. Luật thƣơng mại Việt Nam 2005

5. Nghị định 187 ngày 20/11/2013, NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật thương mại 2005

6. https://www.container-transportation.com/van-don-hang-khong.html#noidung 7. https://www.dncustoms.gov.vn/quy-trinh-thu-tuc-hai-quan-doi-voi-hang-nhap- khau-thuong-mai-295.html

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) phân tích hợp đồng nhập khẩu thiết bị y tế giữa SISC vietnam instrumentation jsc và perkinelmer singapore pre ltd (Trang 26 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)