Cơ sở đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) PHÂN LOẠI THUẾ QUAN THEO QUY ĐỊNH xác ĐỊNH TRƯỚC TRONG HIỆP ĐỊNH tạo THUẬN lợi THƯƠNG mại (Trang 39)

Chương I : Cơ sở lý luận

3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp

3.1.1. CƠ SỞ HẠ TẦNG - HỆ THỐNG THƠNG TIN QUẢN LÝ

Hiện tại, Hệ thống thơng quan tự động VNACCS/VCIS đã được triển khai trên tồn bộ các chi cục Hải Quan trong nước. Việc các dữ liệu bao gồm tất cả các tờ khai và kim ngạch xuất nhập khẩu đều được tập trung thơng qua hệ thống này đã giúp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hải qua. Khơng chỉ vậy, điều này cịn đem đến nhiều lợi ích thiết thực cho đoanh nghiệp, đặc biệt là tạo thuận lợi trong khai báo, thơng quan hàng hĩa, giúp giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp. Hệ thống này khơng ngừng cải tiến và nâng cấp, bằng việc được tích hợp thêm áp dụng mã vạch trong giám sát hải quan, phối hợp thu, nộp thuế với ngân hàng thương mại qua phương thức điện tử 24/7, thực hiện tiếp nhận bản khai hàng hĩa, các chứng từ khác liên quan và thơng quan điện tử đối với tàu biển xuất, nhập cảnh (e-manifets)...

Ngồi ra, hệ thống quản lý hải quan tự động tại cảng biển ( VASSCM) được triển khai chính thức tại Hải Phịng từ ngày 1-12-2017 giúp Hải quan kiểm sốt, phục vụ hiệu quả chính xác, đồng thời doanh nghiệp được cung cấp thơng tin đầy đủ, kịp thời về tình trạng cấp phép thơng quan với từng lơ hàng, từng container. Đến năm 2015, Việt Nam trở thành một trong 4 quốc gia trong khu vực ASEAN ( cùng Indonesia, Thái Lan,Malaysia) kết nối ASW ( Cơ chế một ASEAN một cửa), tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại trong khu vực

Kết quả của việc ứng dụng CNTT vào Hải quan cĩ thể thấy rõ nhằm khiến cho thời gian xử lý hồ sơ nhanh chĩng ( cịn từ 1 -3 giây).

Trong những năm tiếp theo, mục tiêu quan trọng mà Chính phủ, Bộ Tài chính đặt ra đối với ngành hải quan là tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong thực hiện thủ tục hải quan, hướng đến mơi trường hải quan điện tử được thực hiện “mọi nơi - mọi lúc - mọi phương tiện”, khơng sử dụng văn bản giấy. Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng các cơng nghệ in-tơ-nét kết nối vạn vật (IoT), phân tích dữ liệu lớn (Big data), trí tuệ nhân

tạo (AI), chuỗi kết nối (Blockchain)… trong quản lý nhà nước về hải quan. Đồng thời, nâng cao hiệu quả sử dụng các trang thiết bị cơng nghệ hiện đại trong cơng tác kiểm tra, giám sát tại các địa bàn trọng điểm để phịng, chống buơn lậu đạt hiệu quả cao.

3.1.2. Đề xuất giải pháp:

3.1.3. Giải pháp từ phía chính phủ:

TBKQXĐT được quy định trong Thơng tư 128 là điểm mới, sẽ mang lại lợi ích quan trọng cho cả Hải quan và doanh nghiệp. Do vậy, để thực hiện hiệu quả quy trình cấp thơng báo xác định trước cần sự ủng hộ của lãnh đạo các cấp và sự cộng tác từ cộng đồng doanh nghiệp. Đội ngũ chuyên viên cĩ đủ năng lực trình độ, chuyên nghiệp cũng cần được tăng cường trong lĩnh vực này. Ngồi ra, các quy định về hủy bỏ, thu hồi, khiếu nại và cơng bố thơng tin liên quan đến TBKQXĐT cần được chi tiết hơn và phù hợp với các chuẩn mực của Cơng ước Kyoto sửa đổi.

Cần sửa đổi khung chính sách để đơn giản hĩa các thủ tục hành chính, đơn giản hĩa các thủ tục và giấy tờ hồ sơ trong quá trình xin yêu cầu xác định trước. Điều này sẽ giúp cho hoạt động xin yêu cầu xác định trước trở nên thuận tiện hơn, nhanh chĩng hơn cho các doanh nghiệp. Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, mặc dù quy định xác định trước tạo nhiều thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong quá trình xuất nhập khẩu, tuy nhiên thủ tục xin cấp xác nhận trước vẫn cịn rất phức tạp và mất thời gian. Kết quả là cả quá trình vẫn khơng được giảm bao nhiêu về mặt thời gian, chi phí và cơng sức. Trong khi ở một số nước, thủ tục xin cấp xác nhận trước rất đơn giản, chỉ bao gồm đơn xin cấp xác nhận trước và hồ sơ kỹ thuật của hàng hĩa, thì ở nước ta cịn yêu cầu thêm cả hĩa đơn, hợp đồng và vận đơn,... khiến cho thủ tục làm hồ sơ xin xác nhận trước trở nên rất phức tạp và tốn thời gian, chi phí. Chính vì thế, để phù hợp hơn với sự phát triển của thương mại quốc tế, và tận dụng tối đa lợi ích của quy tắc xác định trước theo TFA đem lại, chính phủ cần kết hợp với Bộ Cơng Thương và Các đơn vị Hải quan, và các cơ quan liên quan để sửa đổi chính sách, quy định, đơn giản hĩa nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ và phù hợp các hồ sơ và thủ tục xin cấp xác nhận trước, tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp xin cấp. Quy trình xin cấp xác nhận trước cũng cịn

rất nhiều khâu, nhiều bước và phức tạp. Chính vì thế các cơ quan chức năng cũng cần nghiên cứu và áp dụng sửa đổi các quy trình cấp xác nhận trước sao cho tinh gọn, đơn giản, giảm thời gian tối đa.

Nâng cao chất lượng về hệ thống quy định Mã HS để đánh giá phân loại cho hàng hĩa xuất, nhập khẩu. Cũng như nâng cao chất lượng hệ thống thơng tin trao đổi, liên lạc giữa các đơn vị liên quan để tăng tính thống nhất, đồng bộ trong q trình đánh giá và xác định trước về phân loại mã số HS, xác định mức thuế quan… Cĩ một thực tế là nhiều doanh nghiệp khi xin xác nhận trước cho hàng hĩa xuất, nhập khẩu của mình đã nhận được câu trả lời là chưa cĩ nhĩm để phân mã HS cho hàng hĩa đĩ. Điều này dẫn đến việc đánh mã số sai cho hàng hĩa, hay thời gian nghiên cứu, phân loại để đánh mã HS mất rất nhiều thời gian, gây cản trở rất lớn cho hoạt động thương mại của doanh nghiệp. Vì thế, việc nâng cấp, phát triển hệ thống nghiên cứu và phân loại mã HS cho hàng hĩa cũng như việc phát triển hệ thống thơng tin và mạng lưới liên kết thơng là rất cần thiết, vừa đảm bảo cho quá trình cấp xác nhận trước thực hiện nhanh chĩng, chính xác, vừa phục vụ cho q trình xuất, nhập khẩu và thơng quan hàng hĩa được thuận tiện hơn.

Các cơ quan ban ngành chính phủ cần tăng cường hơn nữa sự hợp tác, trao đổi và hỗ trợ với doanh nghiệp trong việc cung cấp thơng tin và hướng dẫn thực hiện quy định xác định trước hàng hĩa. Vì trên thực tế, một phần việc thực hiện quy tắc xác định trước chưa được hiệu quả là vì doanh nghiệp chưa nắm rõ thơng tin về quy tắc, về thủ tục và hồ sơ xin xác định trước nên cịn nhiều hồ sơ bị trả về do khơng hợp lệ. Chính phủ cũng cần hợp tác nhiều hơn với doanh nghiệp để hiểu hơn về những vướng mắc, khĩ khăn họ đang gặp phải và cùng nhau xây dựng phương án giải quyết kịp thời và hiệu quả nhất. Trao đổi với doanh nghiệp để cĩ sự thống nhất và đồng bộ trong việc thực hiện các luật, chính sách và quy định.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong cơng tác xây dựng chính sách, cơng tác quản lí và trong cơng tác kiểm tra cấp chứng nhận xác định trước. Bởi nguồn nhân lực luơn là yếu tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả và năng suất của các hoạt động.

Cũng như nâng trình độ và năng lực cơng nghệ của tồn quốc gia để theo kịp các thay đổi và cải tiến trong các hiệp định và hoạt động thương mại quốc tế.

3.1.4. Giải pháp từ phía doanh nghiệp:

Các doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu, tiếp cận các thơng tin về quy định xác định trước để áp dụng trong hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hĩa của mình. Họ cũng cần hiểu rõ về các quy định, thủ tục và hồ sơ trong quá trình xin xác định trước để chuẩn bị được chính xác và đầy đủ nhất theo quy định, tránh tình trạng hồ sơ xin xác định trước được gửi đi lại trả về do thiếu, sai xĩt hay khơng đúng quy định. Thực tế hiện nay, đa phần các trường hợp khơng được cấp xác định trước và bị trả hồ sơ về là do lỗi của doanh nghiệp trong khâu chuẩn bị hồ sơ: thiếu giấy tờ, kê khai sai, mẫu hồ sơ khơng hợp lệ…. Bên cạnh đĩ, các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí siêu nhỏ, chỉ tập trung vào sản xuất mà chưa chú tâm vào việc tìm hiểu các hiệp định, chính sách thương mại phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hĩa của mình. Như vậy, điều đầu tiên các doanh nghiệp cần làm để áp dụng thật hiệu quả các lợi ích của quy định xác định trước phân loại thuế quan của TFA là chủ động trang bị thơng tin, kiến thức cho mình.

Doanh nghiệp cũng cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của mình trong khâu tìm hiểu chính sách và tạo lập hồ sơ xin cấp xác định trước, hay trong các hoạt động thương mại quốc tế, cũng như tăng cường ứng dụng cơng nghệ trong hoạt động của mình để nâng cao hiệu quả và tăng tính chính xác trong việc thực hiện các nghiệp vụ tạo lập hồ sơ và các hoạt động thương mại. Chất lượng con người luơn là yếu tố quyết định hiệu quả của mọi hoạt động, bên cạnh đĩ là việc ứng dụng tốt khoa học cơng . Chính vì thế, để cĩ thể tận dụng được tất cả nhưng lợi thế và ưu đãi quy tắc Xác định trước phân loại thuế quan cũng như các hiệp định thương mại khác mang lại cho hoạt động thương mại quốc tế của mình thì các doanh nghiệp tốt về mặt con người và cơng nghệ để ứng dụng được các quy định này.

Doanh nghiệp cần tăng cường trao đổi thơng tin với các cơ quan ban ngành, cơ quản quản lí, cũng như sự trao đổi thơng tin và liên kết với doanh nghiệp khác. Vấn đề

thực hiện và thi hành các chính sách, quy định luơn tồn tại mâu thuẫn giữa các doanh nghiệp và cơ quan quản lí, ban hành. Chính vì thế, để các quy định, hiệp định, chính sách này phát huy tác dụng thì 2 bên cần tăng cường hợp tác, trao đổi để cĩ sự thấu hiểu và thống nhất trong việc thực hiện các chính sách này, tránh bất đồng và cĩ phương án giải quyết hợp lí và kịp thời nhất. Các doanh nghiệp cũng nên thường xuyên liên kết, trao đổi với nhau để cập nhật thơng tin, giúp đỡ hỗ trợ nhau trong các hoạt động của mình, tạo nên một hệ thống, mạng lưới doanh nghiệp vững mạnh và hiệu quả.

Lời kết

Kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng TFA nĩi chung, và quy định “Xác định trước” nĩi riêng chắc chắn đem lại nhiều lợi ích cho hoạt động thương mại của Việt Nam như tiết kiệm chi phí, thúc đẩy hoạt động; giúp hoạt động thủ quan Hải quan trở nên thuận tiện, minh bạch, hiện đại hĩa cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực trình độ, tăng cường hợp tác với các cơ quan Hải quan nước khác; giúp doanh nghiệp giảm thời gian thơng quan hàng hĩa, tăng năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên hoạt động thực thi quy định “Xác định trước” dừng lại ở quy mơ số lượng doanh nghiệp chưa lớn vì cịn nhiều khĩ khăn, bất cập trong quá trình thủ tục của Hải quan và giới hạn trong cơng tác truyền thơng phổ biến cho doanh nghiệp. Từ đĩ, nghiên cứu đề xuất giải pháp từ cả hai phía doanh nghiệp và chính phủ. Đối với chính phủ, nghiên cứu khuyến nghị cập nhập cải thiên khung chính sách, chất lượng hệ thống mã HS, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nâng cao năng lực của đội ngũ hải quan cũng như tích cực hợp tác quốc tế, hỗ trợ thơng tin, tư vấn cho doanh nghiệp khi tham gia. Đối với doanh nghiệp, nghiên cứu khuyến nghị các chủ doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu, nghiên cứu chính sách, thơng tư, thường xun trao đổi, hợp tác tích cực với cơ quan Hải quan cũng như đầu tư nâng cao năng lực đội ngũ nhân lực trình độ cao.

Tài liệu tham khảo

Thơng tư 128/2013/TT-BTC Thơng tư số 14/2015/TT-BTC Thơng tư số 274/2016/TT-BTC Luật hải quan Việt Nam 2014

Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Việt Nam 2016 Hiệp định GATT 1994

Hội thảo “ Xây dựng năng lực về xác định trước và quản lý doanh nghiệp ưu tiên cho Hải Quan Việt Nam”, 2018

“Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của WTO: Cơ hội và Thách thức đối với Việt Nam” ,Trịnh Thị Thu Hương, Phan Thị Thu Hiền, 2018

“Hiệp định tạo thuận lợi của WTO, doanh nghiệp được gì? Cần làm gì?”, Trần Hữu Huỳnh 2014

“Tạo thuận lợi thương mại: Thách thức và Lợi ích”, Jan. Hoffmann, 2014

“Trade Facilitation Indicators: The Potential Impact of Trade Facilitation on Developing Countries' Trade”, Mọsé, E. and S. Sorescu, 2013

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) PHÂN LOẠI THUẾ QUAN THEO QUY ĐỊNH xác ĐỊNH TRƯỚC TRONG HIỆP ĐỊNH tạo THUẬN lợi THƯƠNG mại (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)