CHƯƠNG 4 .KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH
4.2. Kiến nghị giải pháp:
4.2.1. Tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý cho FINTECH
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp lý cho thị trường tài chính Việt Nam là một trong những nhiệm vụ quan trọng và có tính liên tục của cơ quan quản lý nhà nước và các nhà hoạch định chính sách. Một hệ thống pháp lý hồn chỉnh sẽ tạo ra mơi trường pháp lý ổn định, vững chắc và thuận lợi cho các cơ quan quản lý cũng như cho mọi tổ chức, cá nhân khi tham gia kinh doanh, đầu tư vào thị trường tài chính và từ đó thu hút được các tổ chức trong và ngoài nước tham gia. Một hệ thống pháp lý hồn thiện cịn là yếu tố quan trọng góp phần đưa Việt Nam hội nhập với thị trường tài chính các nước trong khu vực và trên thế giới.
Bên cạnh đó, cơng nghệ tài chính (FINTECH) đang phát triển ngày càng nhanh chóng tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh mới, nhưng đồng thời bên cạnh đó cũng hàm chứa nhiều rủi ro cho các chủ thể tham gia thị trường tài chính và thách thức đối với
các cơ quan quản lý nhà nước. Do đó, cần sớm xây dựng một khung khổ pháp lý hồn chỉnh cho fintech.
Ơng Phạm Xn Hịe – Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước cho biết, Fintech được mô tả đơn giản là việc sử dụng các cơng nghệ để làm đơn giản hóa sản phẩm dịch vụ tài chính và tạo ra kênh cung trên môi trường số đáp ứng nhu cầu tiện lợi của khách hàng.
Tại Việt Nam, Fintech đang có những bước phát triển nhanh và mạnh mẽ. Theo đó, nếu như năm 2016 cả nước mới có 40 cơng ty Fintech cạnh tranh trên thị trường, thì đến nay số lượng các cơng ty Fintech đã tăng gấp đôi lên gần 100 công ty. Dự báo, giá trị giao dịch của thị trường Fintech Việt Nam sẽ tăng từ 4,4 tỷ USD (2017) lên 7,8 tỷ USD vào năm 2020.
Đồng quan điểm trên, ơng Hà Huy Tuấn – Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho biết, với sự phát triển nhanh chóng, Fintech đã mang lại nhiều tác động tích cực cho ngành dịch vụ tài chính như làm thay đổi sâu sắc cấu trúc các sản phẩm tài chính, cấu trúc thị trường tài chính, hành vi khách hàng, mơ hình kinh doanh. Bên cạnh đó, Fintech cũng tạo ra sự mới mẻ trong các mối quan hệ giữa nhà cung ứng dịch vụ (công ty Fintech hoặc ngân hàng) và khách hàng, mối quan hệ giữa nhà cung ứng giải pháp – ngân hàng và giữa các ngân hàng. Bên cạnh những cơ hội, theo ông Tuấn, sự phát triển của fintech cũng đem đến nhiều rủi ro cho các chủ thể tham gia thị trường (khách hàng, các tổ chức tín dụng) và những thách thức đối với các cơ quan quản lý nhà nước về tài chính, tiền tệ.
Cụ thể, đối với khách hàng đó là nguy cơ rị rỉ thơng tin cá nhân, bảo mật thơng tin tài chính. Đối với ngân hàng, fintech đem đến nhiều rủi ro về thay đổi chiến lược kinh doanh do cơng nghệ mới và mơ hình kinh doanh mới, rủi ro hoạt động do phụ thuộc vào bên thứ 3 cung cấp các dịch vụ như dữ liệu… Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, sự phát triển nhanh, mạnh mẽ của Fintech đem đến những thách thức lớn trong việc giám sát, phòng chống rửa tiền, hay các rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng với các sản phẩm fintech, bảo vệ người tiêu dùng…
Hiện tại khuôn khổ pháp lý cho Fintech cịn sơ khai. Ơng Hà Huy Tuấn cho biết, để thúc đẩy sự phát triển các công ty Fintech, nhiều nước trong khu vực đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, cũng như xây dựng hoàn chỉnh khung khổ pháp lý cho Fintech. Điển hình, tại Hàn Quốc, bên cạnh việc ban hành rất nhiều đạo luật quy định pháp lý cho Fintech, Nhà nước cịn có các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp Fintech như ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp Fintech thâm nhập thị trường, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, thành lập "Trung tâm Fintech Hàn Quốc" (vào tháng 3/2015), khuyến khích các tập đồn lớn phát triển Fintech… Nhờ có hệ thống quy định pháp lý hồn chỉnh, tính đến tháng 4/2019, tại Hàn Quốc đã có gần 600 cơng ty Fintech.
Ngồi ra tại Singapore, hiện có hơn 400 cơng ty fintech hoạt động, bởi Singapore đã xây dựng được một khn khổ pháp lý và chính sách hỗ trợ mang tính ổn định, rõ ràng và thân thiện. Đặc biệt, Singapore đã thành lập cơ quan chuyên trách về Fintech (gồm các cơ quan chức năng chính phủ tư vấn các cơng ty khởi nghiệp Fintech về các chương trình hỗ trợ vốn, các quy định pháp lý về Fintech trong lĩnh vực tài chính ngân hàng), hay có “Ngày hội Fintech Singapore” (tập hợp cộng đồng Fintech trên toàn cầu để chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm, hợp tác trong việc tạo ra sản phẩm mới)…
Trong khi đó, tại Việt Nam, theo ơng Tuấn, khn khổ pháp lý cho Fintech còn rất sơ khai. Theo đó, Việt Nam hiện mới chỉ có một số đề án mang tính vĩ mơ và quy định về thanh tốn như: Đề án Phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt giai đoạn 2016 – 2020, Đề án Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo… Trong khi hầu như chưa có khn khổ pháp lý quy định rõ về mơ hình hoạt động, địa vị pháp lý, các điều kiện thành lập và hoạt động của công ty Fintech, về bản chất sản phẩm, dịch vụ, các tiêu chuẩn của sản phẩm/dịch vụ, hay các quy định về bảo vệ người tiêu dùng sản phẩm tài chính, bảo vệ thơng tin cá nhân…
Trước thực trạng đó, trước mắt, Việt Nam cần xây dựng khung pháp lý thử nghiệm đối với Fintech, trong đó có cơ chế cho phép các cơng ty khởi nghiệp Fintech được thí điểm/thử nghiệm các sản phẩm, dịch vụ trước khi cung ứng sản phẩm chính thức ra thị trường. Trong trung và dài hạn, cần xây dựng một khung pháp lý hoàn
chỉnh đối với Fintech bao trùm các quy định cụ thể về hoạt động dịch vụ Fintech, các quy định về bảo vệ người tiêu dùng, phòng chống rửa tiền…
Bên cạnh đó, Nhà nước cần xây dựng, triển khai đồng bộ hệ thống chính sách thúc đẩy phát triển fintech như chính sách miễn, giảm thuế; chính sách hỗ trợ tiếp cận các nguồn vốn tạo môi trường cho đầu tư fintech, hợp tác với các tổ chức tài chính – ngân hàng truyền thống. Ngồi ra, cần có các chính sách thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Fintech, đào tạo, nâng cao trình độ nguồn nhân lực chất lượng cao cho ứng dụng và quản lý Fintech…..
Tóm lại, xây dựng chiến lược và hồn thiện cơ chế, chính sách chuyển đổi số trong ngành Tài chính. Trong đó, tập trung hồn thiện chính sách tạo hành lang pháp lý triển khai Tài chính số như: Các cơ chế, chính sách, pháp luật về thuế, tài chính nhằm khuyến khích DN đầu tư cho các hoạt động đổi mới công nghệ, nghiên cứu phát triển và đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực CNTT và các cơng nghệ tiên tiến khác; Kết nối, tích hợp, trao đổi thơng tin dữ liệu giữa Bộ Tài chính và các bộ, ngành, địa phương; Số hóa các giao dịch nội bộ...