CMCN 4.0 tác động đến chính sách quản lí của nhà nước như thế nào?

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) mối QUAN hệ GIỮA NHÀ nước và THỊ TRƯỜNG TRONG LĨNH vực tài CHÍNH TRƯỚC bối CẢNH mới (CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4 0) (Trang 41 - 44)

Chương II : Kết quả và thảo luận

1. Kết quả nghiên cứu

1.2. Tác động của cuộc cách mạng cơng nghệ 4.0 đến thị trường tài chính Việt

1.2.4. CMCN 4.0 tác động đến chính sách quản lí của nhà nước như thế nào?

Cách hoạch định chính sách truyền thống trong thời đại mới sẽ chịu áp lực thay đổi lớn do sự thay đổi nhanh, ngày càng mang tính phức tạp, đa chiều và xuyên biên giới. Điều này đòi hỏi quản lý nhà nước phải có khung quản lý nhà nước, hoạch định chính sách linh hoạt hơn nhiều. Chức năng, phương pháp, hình thức hoạt động của nhà nước đã sẽ phải thay đổi theo hướng thúc đẩy, tạo điều kiện cho sự sáng tạo và đổi mới nhanh chóng thay vì muốn ổn định, kiểm sốt xã hội theo những cách thức, tiêu chí đã lỗi thời và thiếu hiệu quả lẫn hiệu lực. Nhà nước trong bối cảnh mới cần nâng cao chất lượng dự báo kinh tế - xã hội, kết hợp giữa dự báo tiến bộ KH&CN với những quyết định đầu tư kinh tế -xã hội, khắc phục cách quyết định theo “nhóm lợi ích tiêu cực” hay mang tính tùy hứng, quyết định tại chỗ, thiếu căn cứ khoa học và kinh tế - kỹ thuật. Cần có quy chế nghiêm ngặt về chế độ phản biện độc lập, trách nhiệm cá nhân của người phản biện và giám sát, tránh cách làm man tính hình thức. Những u cầu đặt ra đối với Nhà nước địi hỏi cơng cụ làm mới, đó đó ứng dụng ngay chính thành tựu của CMVN4 trong hoạt động hoạch định và thực thi chính sách. Trung Quốc đã bắt đầu ứng dụng những công cụ như big data, internet vạn vật và trí tuệ nhân tạo trong đánh giá chính sách cơng và giám sát hành chính cơng. Tiềm năng sử dụng các cơng cụ này trong phân tích, dự báo là không nhỏ. Hy vọng rằng, CMCN 4 sẽ đẩy nhanh tiến trình cải cách nhà nước theo hướng nhà nước kiến tạo, liêm khiết, sáng suốt, trọng dụng nhân tài và thúc đẩy KH&CN

Nhóm 17-đề tài 2 Trang 41

Thế giới bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt ra những thách thức với quản lí nhà nước, địi hỏi mỗi nhà nước cần phải có những chuyển mình trong xu thế mới, vận hội mới.

Đầu tiên, khả năng thích ứng của hệ thống các cơ quan công quyền sẽ quyết định sự phát

triển của mỗi nhà nước trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Chỉ khi nào nhà nước chứng minh được khả năng thích ứng với sự thay đổi, xây dựng được bộ máy hoạt động minh bạch và hiệu quả để nắm bắt được các cơ hội và vượt qua thách thức, thì khi đó nhà nước mới đáp ứng được những u cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Thứ hai, nhà nước cần phải phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, doanh nghiệp và công dân

trong mọi hoạt động quản lý, để xây dựng một hệ thống ổn định. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ khơng thể song hành với nền hành chính cơng truyền thống, với phương pháp mệnh lệnh điều hành từ trên xuống. Nếu còn tiếp tục giữ nếp nghĩ, tư duy của nền hành chính cơng truyền thống, những cơ hội mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại sẽ không được phát huy, hoặc lối tư duy ấy có thể là một trở lực cho sự phát triển chung.

Ba là, trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc bảo đảm an ninh, bảo mật phải được

đặt lên hàng đầu trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, sự đan xen giữa các luồng thông tin khác nhau. Các tổ chức xấu sẽ có nhiều cơ hội để thực hiện các ý đồ đen tối, do vậy, an ninh cần phải được hết sức quan tâm.

Thảo luận kết quả nghiên cứu

Từ những kết quả nghiên cứu nói trên, chúng ta có thể đưa ra một số đánh giá sau:

Thứ nhất, CMCN 4.0 đã tác động đến thị trường tài chính Việt Nam một cách rất đa diện. 4.0 sẽ là một cơ hội lớn đối với nền tài chính nước nhà nếu chúng ta áp dụng nó một cách khoa học, phù hợp với sự phát triển hiện tại. Các loại tiền mã hóa hay các cơng nghệ mới sẽ là một bước đệm lớn cho Việt Nam tiến gần hơn đến thị trường trên toàn thế giới, thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển.

Thứ hai, mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường tài chính Việt Nam sẽ có cơ hội phát triển theo hướng tích cực hơn trong bối cảnh mới khi nhà nước ngày càng có nhiều sự lựa

chọn và phương thức quản lí hiện đại và thơng minh hơn khi áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến.

Thứ ba, những lo ngại đến từ việc sự phát triển của thị trường không theo kịp sự phát triển của khoa học công nghệ, dễ dẫn đến việc làm tăng khoảng cách giữa các quốc gia và giữa các công ty áp dụng cơng nghệ mới. Từ đó, đăt ra những u cầu và những giải pháp, chính sách cụ thể để nhà nước quản lí TTTC một cách khoa học và hiệu quả.

Nhóm 17-đề tài 2 Trang 43

Chương III

Kết luận và gợi ý chính sách

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) mối QUAN hệ GIỮA NHÀ nước và THỊ TRƯỜNG TRONG LĨNH vực tài CHÍNH TRƯỚC bối CẢNH mới (CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4 0) (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)