Chính sách kiến nghị

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) NGHIÊN cứu ẢNH HƯỞNG của THÂM hụt NGÂN SÁCH NHÀ nước đến TĂNG TRƯỞNG KINH tế ở VIỆT NAM bài 3 (Trang 43 - 58)

CHƯƠNG III : KẾT LUẬN

2. Chính sách kiến nghị

a. Giải pháp từ hoạt động chi ngân sách Nhà nước:

Cắt giảm bớt chi tiêu công:

Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, việc cắt giảm chi tiêu công là việc làm cần thiết để giảm thâm hụt ngân sách. Nguồn lực quốc gia là có hạn nên khi Nhà nước chi tiêu nhiều, khu vực tư nhân và xã hội sẽ chi tiêu ít đi. Nếu khu vực tư nhân và xã hội sử dụng nguồn lực ấy có hiệu quả tối ưu hơn thì sẽ dẫn đến tình trạng lãng phí nguồn lực. Nhà nước cần thực hiện nguyên lý giảm chi trên cơ sở đó. Cắt giảm chi tiêu cơng khơng phải là đưa ra một con số cào bằng giữa mọi nhu cầu trong tất cả các lĩnh vực, mà phải sử dụng hợp lý và hiệu quả nhất những nguồn lực để phục vụ sản xuất, đời sống. Vì thế, quan trọng nhất là nguồn lực phải được phân bổ vào nơi đạt hiệu quả cao nhất và có tác động lan tỏa nhiều nhất đối với kinh tế - xã hội.

Do thâm hụt ngân sách Nhà nước ở Việt Nam đã kéo dài trong nhiều năm, nên việc cắt giảm chi phải được thực hiện theo một chương trình dài hạn và có quy trình cụ thể.

- Về chi đầu tư, hiện nay việc rà soát và cắt giảm chi tiêu ngân sách Nhà nước còn kém hiệu quả. Một phần nguyên nhân của tình trạng chi đầu tư lớn do Việt Nam đang trong giai đoạn tập trung cho phát triển hạ tầng, gồm cả hạ tầng vùng sâu vùng xa và đầu tư cho xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội nhưng ngun nhân chính là do cơng tác quy hoạch, quyết định đầu tư còn nhiều hạn chế, gây nên thất thốt, lãng phí. Việc đưa ra các tiêu chí, tiêu chuẩn để cắt bỏ, đình hỗn những cơng trình đầu tư chưa thật chặt chẽ. Đây là một trong những nhiệm vụ khó khăn, nhưng với số ngân sách Nhà nước hiện có và tình hình trượt giá như hiện nay sẽ khơng thể có điều kiện thực hiện được hết các dự án, cơng trình đã bố trí. Do vậy, cần có sự rà sốt để chuyển vốn từ các cơng trình chưa khởi cơng, khởi cơng

chậm, hoặc thủ tục khơng đầy đủ sang cho các cơng trình chuyển tiếp cấp bách, cơng trình có hiệu quả kinh tế cao. Đầu tư công phải gây ra được những tác động lan tỏa đến khu vực tư nhân. Ngồi ra, cần phải tăng cường kiểm sốt và đánh giá hiệu quả đầu tư của các dự án có nguồn từ ngân sách Nhà nước, tránh tình trạng thất thốt, lãng phí vốn đầu tư, khơng bố trí vốn ngân sách Nhà nước cho các dự án, cơng trình khơng thuộc lĩnh vực ngân sách Nhà nước đầu tư. Hơn nữa, cần xem xét lại hiệu quả đầu tư của một số doanh nghiệp Nhà nước – những đơn vị được vay vốn với lãi suất ưu đãi thành lập các cơng ty mới đầu tư vào chứng khốn, bất động sản, những ngành không phải truyền thống của các doanh nghiệp nhà nước gây ra những khoản nợ rất lớn phải bù đắp bằng ngân sách Nhà nước; tránh tình trạng đầu tư tràn lan, kém hiệu quả.

- Về chi thường xuyên, cần cắt giảm các khoản chi chưa thật cần thiết để tập trung nguồn lực cho các công tác khác quan trọng và cấp thiết hơn. Theo Quyết định số 398/QĐ-TTg ngày 31/3/2017 về việc ban hành chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm chống lãng phí năm 2017, Thủ tướng Chính phủ giao cho các bộ, ngành, địa phương phấn đấu tiết kiệm tối thiểu 12% các khoản kinh phí chi hội nghị, hội thảo, tọa đàm, họp, chi tiếp khách, khánh tiết... Đồng thời, hạn chế bố trí kinh phí đi nghiên cứu, khảo sát nước ngồi; tiết kiệm tối thiểu 15% chi đoàn ra, đoàn vào, khơng bố trí đồn ra trong chi thường xun các

Chương trình mục tiêu quốc gia. Để thực hiện phương án này, có thể tùy vào đặc điểm mỗi ngành, mỗi cơ quan để đưa ra các mức cắt giảm khác nhau. Cách thức này có thể khả thi khi có tính tự nguyện của từng đơn vị hay cá nhân rất cao. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào bộ máy lãnh đạo của mỗi cơ quan. Cách này có thể giúp gia tăng hiệu quả cho toàn xã hội nếu được triển khai tốt. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là rất khó thực hiện vì trong nhiều trường hợp, khó có thể xác định được sự khác nhau về tầm quan trọng cũng như tính cấp thiết trong hoạt động của các cơ quan nhà nước.

Cơ cấu lại chi ngân sách Nhà nước một cách hợp lý, hiệu quả:

Trước đây các quốc gia thực hiện cơ cấu chi ngân sách theo nguyên tắc vàng: Tốc độ tăng chi thường xuyên không được vượt quá tốc độ tăng chi đầu tư. Tuy nhiên hiện nay, nguyên tắc vàng này đang có xu hướng bị phá vỡ. Theo đó, tỷ trọng chi đầu tư phát triển cần có xu hướng thu hẹp, đồng thời tăng tỷ trọng chi thường xuyên. Do nếu quá coi trọng chi đầu tư phát triển cho khu vực cơng - hàng hóa cơng cộng sẽ gây ra hiện tượng chèn lấn – lấn át đầu tư tư nhân do lãi suất tăng cao, làm cầu đầu tư không phản ứng với lãi suất, từ đó sẽ vơ hiệu hóa chính sách tiền tệ của quốc gia. Khi khu vực công đầu tư không hiệu quả, khu vực tư bị mất đi những cơ hội phát triển sản xuất kinh doanh mà đáng lẽ họ được hưởng và đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, lao đơng trong nước và tăng trưởng kinh tế quốc gia.Vì thế tỷ trọng chi đầu tư phát triển cao làm tăng chỉ số ICOR chung của xã hội, hiệu quả đầu tư toàn xã hội giảm xuống. Cụ thể, giai đoạn 2001 – 2005, ICOR của Việt Nam là 4,88, saiu đó tăng lên 6,96 vào giai đoạn 2006 – 2010 và giảm nhẹ xuống 6,92 vào giai đoạn 2011 – 2014. Trong khi đó, cần coi trọng chi thường xuyên – chi cho hoạt động vận hành của bộ máy Nhà nước như chi lương nhân viên công chức, để thu hút được người tài, tránh tình trạng chảy máu chất xám, giảm tham nhũng, tăng chất lượng của bộ máy công quyền, đảm bảo chức năng giữ trật tự xã hội của Nhà nước. Tuy nhiên việc tăng tỷ trọng chi thường xuyên cần phải được cân nhắc kỹ càng, tăng chất lượng quản lý nhà nước nhưng vẫn cần phải chi tiêu tiết kiệm, tránh lạm dụng cơ sở này để chi những khoản chi thường xuyên khác không cần thiết.

Hiện nay nhờ vào các phương tiện khoa học kỹ thuật tiên tiến, khu vực tư nhân có thể hạn chế được vấn đề kẻ ăn khơng, do đó khu vực cơng nên xem xét đến việc chuyển giao một phần hàng hóa cơng cộng khơng

thuần túy, như một số các dự án xây dựng đường sá, cầu cống,... cho khu vực tư nhân, vừa giúp giảm áp lực thâm hụt vừa giúp phân bổ tốt nguồn lực, cải thiện hiệu quả đầu tư cho quốc gia. Có thể tăng chi lương cho bộ máy Nhà nước,và tăng chi phải thay đổi liên tục theo kịp biến động giá cả để tạo động lực làm việc. Nhưng đồng thời phải đổi mới mạnh mẽ khu vực dịch vụ hành chính sự nghiệp theo cơ chế tự chủ, tinh giản bộ máy, biên chế; phải thay đổi quy trình, phương thức tổ chức tuyển dụng, đề bạt cán bộ để phát huy năng lực của người tài, tránh chảy máu chất xám; triển khai chế độ hợp đồng có thời hạn đối với viên chức nhà nước để nâng cao tính minh bạch, hiệu quả trong chi thường xuyên.

Thiết lập hệ thống các nguyên tắc quản lý chi tiêu công hiệu quả, đảm bảo các yếu tố:

- Tính tổng thể và kỷ luật tài chính: Do nguồn lực tài chính của quốc gia bị gới hạn trong khi ngu cầu chi tiêu luôn tăng lên nên cần đưa ra yêu cầu giới hạn tổng chi tiêu phải được thiết lập trong giới hạn cho phép dựa trên các chỉ tiêu tổng thể vĩ mô như: quy mô GDP; tỷ suất thu/GDP; sự gia tăng chi hàng năm trong tổng GDP; tỷ lệ nợ/GDP; tỷ lệ tiết kiệm đầu tư/GDP; mức độ thâm hụt cán cân thanh toán. Mức bội chi ngân sách Nhà nước cũng cần nằm trong phạm vi kiểm soát để đảm bảo kỷ luật tài chính. Thơng thường các quốc gia giới hạn tỷ lệ bội chi ngân sách so với GDP tối đa là 5% theo khuyến cáo của IMF. Tỷ lệ này được xây dựng trên cơ sở đảm bảo cán cân thanh tốn ổn định thì tiết kiệm nên kinh tế phải bằng cán cân thương mại, trong khi chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư là khơng đáng kể thì trị số bội chi ngân sách sẽ tương đương cán cân thương mại. Theo các nghiên cứu, những nước có cán cân thương mại cao hơn 5% trên GDP có khả năng khủng hoảng rất lớn. Do vậy để đảm bảo an tồn cho nền kinh tế thì cần kiểm sốt chặt chẽ mức độ bội chi ngân sách. Giới hạn tổng chi tiêu ngân sách phải được giám sát, được duy trì, giữ vững ổn định. Chi ngân sách phải được thiết lập một cách độc lập

và trước khi ra quyết định chi tiêu từng phần (từng khoản mục trong chi tiêu ngân sách).

- Tính linh hoạt, tiên liệu và trung thực: Việc xây dựng trong khuôn khổ tài chính là trách nhiệm của các cơ quan trung ương. Trần chi tiêu tài chính tổng thể nên đưa vào trong các cuộc thảo luận của Chính phủ để phân tích tính hợp lý của chính sách tài chính trong những năm ngân sách tiếp theo. Trong quá trình lập kế hoạch, mức trần có thể được điều chỉnh sao cho phù hợp với thực tiễn kinh tế - xã hội, nhưng sự điều chỉnh phải được kiềm chế ở mức tối thiểu để bảo đảm tính minh bạch.

- Tính minh bạch và trách nhiệm: Những thơng tin tài chính về cơng việc thực hiện cần được công khai, minh bạch trong các bản báo cáo hàng năm và trong các tài liệu khác. Những kết quả cần được chi tiết hoá trong ngân sách và trong những bản báo cáo tài chính có liên quan, qua đó tạo điều kiện cho người quản lý thấy trước kết quả thực hiện và giúp cho Chính phủ so sánh được kết quả mục tiêu và kết quả thực tế. Cần trao quyền tự chủ rộng rãi, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị thụ hưởng trong sử dụng ngân sách, cân đối về thời gian và các khoản mục chi tiêu. Đồng thời cần quy định rõ về quyền lợi và nghĩa vụ của người quản lý, tăng cường chế độ khuyến khích vật chất và chịu trách nhiệm vật chất của người quản lý.

Đổi mới cơ chế quản lý Nhà nước về chi tiêu công:

Cần thay đổi nhận thức về sự can thiệp của Nhà nước để xác định mục tiêu ưu tiên điều chỉnh cơ cấu chi tiêu phù hợp. Trong ngắn hạn cần điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng giảm dần tỷ trọng đầu tư nhà nước trong tổng đầu tư toàn xã hội. Ưu tiên vốn đầu tư từ Nhà nước cho phát triển các dự án kinh tế - xã hội thiết yếu, có tác động lan tỏa. Sau đó là ưu tiên các dịch vụ cơng quan trọng, ngành sản xuất then chốt, đóng vai trị chủ đạo và những lĩnh vực mà khu vực tư nhân chưa thể đầu tư được. Trong dài hạn, Nhà nước cần rút khỏi các hoạt động kinh tế trực tiếp, chỉ

giữ vai trị định hướng đầu tư. Nhà nước cần có những cơ chế, chính sách cho mọi thành phần kinh tế tham gia. Ngoài ra cần đổi mới phương thức cung cấp tín dụng từ ngân sách Nhà nước theo hướng tiếp cận với thị trường về lãi suất.

Hơn nữa cần nâng cao năng lực hoạt động của cơ quan quản lý chi tiêu công trong việc phân bổ hiệu quả các nguồn lực tài chính ưu tiên theo mục tiêu chiến lược. Trong nền kinh tế ln có giới hạn nguồn lực ngân sách nên chính phủ cần phải có sự đánh đổi và lựa chọn giữa các mục tiêu chiến lược trong từng giai đoạn của nền kinh tế. Đầu tư Nhà nước chỉ nên tập trung phân bổ vào các lĩnh vực mà cơ chế thị trường không thể hoạt động được hoặc hoạt động không hiệu quả. Tuy nhiên thực tế Việt Nam hiện nay chưa xây dựng được những tiêu chí cụ thể để xác định tính ưu tiên trong phân bổ nguồn lực. Đầu tư của Nhà nước vẫn đang phân bổ vào những ngành mà khu vực tư nhân có khả năng và sẵn sàng đầu tư. Từ đó có thể rút ra một số khuyến nghị: Trước khi ra quyết định phân bổ ngân sách cần xác định các tiêu chí, cơ chế, nguyên tắc đánh giá thứ tự ưu tiên, tác động của các dự án công. Cần ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ chi có tính chiến lược và đầu tư phát triển con người, giáo dục, y tế, cải cách tiền lương. Ưu tiên khắc phục tình trạng quá tải trong cung cấp các dịch vụ đơn vị cơng, theo kịp với địi hỏi của đời sống xã hội. Việt Nam cần chú trọng hơn vào đầu tư các ngành cơng nghệ có khả năng dẫn dắt nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững theo hướng hiện đại, bắt kịp xu hướng của thế giới.

Chuyển đổi cách thức lập ngân sách Nhà nước từ phương pháp truyền thống dựa theo khoản mục sang lập kế hoạch ngân sách dựa vào kết quả đầu ra trong khuôn khổ chi tiêu trung hạn (MTEF)

Cần coi kế hoạch chi tiêu là một bộ phận trong kế hoạch ngân sách trung hạn. Khuôn khổ chi tiêu trung hạn được xây dựng trên cơ sở nguồn lực của quốc gia có giới hạn và khơng tăng tron trung hạn (3-5 năm) nên phải áp dụng một mức trần ngân sách trong thời kỳ này. Theo định nghĩa của Ngân hàng Thế giới: “Khuôn khổ chi tiêu trung hạn là sự cân đối giữa khả năng nguồn lực được tính tốn từ trên xuống và chi phí được ước tính từ dưới lên để thực thi chính sách trong trung hạn và ngắn hạn trong khn khổ quy trình ngân sách hàng năm”. Áp dụng MTEF trong quản lý chi tiêu cơng có thể giúp khắc phục được tình trạng tăng giảm chi tiêu cơng một cachs tùy tiện, thiếu minh bạch trong phân bổ nguồn lực. Đồng thời MTEF cịn giúp nâng cao hiệu quả chính sách tài khóa nhờ tầm nhìn trung hạn có thể gắn kết thực hiện chính sách tài khóa với mục tiêu trung hạn; gắn kết kế hoạch kinh tế - xã hội với phân bổ nguồn lực ngân sách nhà nước; tăng tính cơng khai ngân sách, là cơ sở dự tính cho các dự án tài trợ thâm hụt. Việc này địi hỏi cần có sự thay đổi trong khn khổ pháp luật và thể chế quản lý tài chính do Luật Ngân sách Nhà nước quy định việc lập dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm mà chưa có quy định về ngân sách trung hạn. Hơn nữa cần nâng cao năng lực của bộ máy cơng quyền về khả năng phân tích, dự báo kinh tế vĩ mơ; cải thiện hệ thống thống kê tài chính cho trung thực và thống nhất.

b. Giải pháp từ tăng thu ngân sách Nhà nước:

Việc tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước cũng rất quan trọng trong việc giảm thâm hụt ngân sách. Thuế là nguồn thu chính của ngân sách Nhà nước, tuy nhiên việc tăng thuế ở nước ta hiện nay đang rất khó khăn. Do thuế suất trung bình ở khu vực Đơng Nam Á và thế giới nói chung đang có xu hướng giảm mạnh. Nếu nước ta tăng thuế nội địa sẽ

Nam. Trong nước, việc tăng thuế ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của cá nhân do đó sẽ vấp phải phản ứng mạnh của người dân gây ra những tác động méo mó: đẩy mạng tình trạng trốn thuế trong nước. Thuế tăng làm giảm tiết kiệm từ dân cư, hạn chế đầu tư tư nhân, kìm hãm sự tăng trưởng của GDP, ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế đất nước. Nếu tăng thuế để gia tăng nguồn thu sẽ khơng khuyến khích doanh nghiệp sản xuất kinh doanh (nếu tăng thuế thu nhập doanh nghiệp) và khơng khuyến khích tiêu dùng của cá nhân hộ gia đình (nếu tăng thuế thu nhập cá nhân), làm giảm tổng

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) NGHIÊN cứu ẢNH HƯỞNG của THÂM hụt NGÂN SÁCH NHÀ nước đến TĂNG TRƯỞNG KINH tế ở VIỆT NAM bài 3 (Trang 43 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)