Tình hình xuất khẩu Việt Nam

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) nghiên cứu ngưỡng chịu đựng của nợ công việt nam (Trang 26 - 27)

Bước vào đầu thập niên của thế kỷ 21 (năm 2001), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam mới chỉ ở con số khiêm tốn hơn 30 tỷ USD. Sau 6 năm (năm 2007) tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đã đạt con số 100 tỷ USD, sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Bốn năm sau (năm 2011) quy mô xuất nhập khẩu đã tăng gấp đôi đạt con số 200 tỷ USD. Con số 300 tỷ USD tiếp tục đạt được với khoảng thời gian tương tự sau 4 năm (năm 2015). Rút ngắn một nửa thời gian, chỉ cần 02 năm tiếp theo (khoảng giữa tháng 12 năm 2017), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã chinh phục mức 400 tỷ USD. Tính từ năm Việt Nam chính thức gia nhập WTO đến nay (sau 10 năm), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng gấp 4 lần.

(5) Ngưỡng chịu đựng của nợ công

Báo cáo “Đánh giá thực trạng nợ công tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015 và đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2016-2020” do Trung tâm Nghiên cứu Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) công bố, giai đoạn 2011- 2015, nợ cơng của Việt Nam gia tăng nhanh chóng với mức 16,7%/năm.Theo đó, cuối năm 2015, về số tuyệt đối, dư nợ cơng lên đến 2.608 nghìn tỷ Đồng, gấp 1,9 lần so với cuối năm 2011

(1.393 nghìn tỷ Đồng). Về số tương đối, cuối năm 2015, nợ công/GDP ở mức 62,2%, áp sát ngưỡng kiểm soát 65% của Quốc hội.

Theo Bộ Tài chính, trong giai đoạn này, nghĩa vụ trả nợ nước ngoài trung dài hạn/thu NSNN đã tăng lên 22,3% (ngưỡng an toàn 25%), như vậy, chỉ tiêu nợ phải trả (nợ gốc và lãi) đang có nguy cơ tiến sát vượt ngưỡng cảnh báo. Hiện nghĩa vụ trả nợ tăng nhanh trong khi nguồn trả nợ công không bền vững. Theo Bộ Kế hoạch & Đầu tư, chỉ tiêu Nghĩa vụ trả nợ/thu NSNN tăng lên 38% vào năm 2014 và 45% năm 2015; Hệ quả là, tình trạng vay để trả nợ gốc ngày càng tăng, lên đến 80.000 tỷ Đồng năm 2014 và 150.000 tỷ Đồng năm 2015. Tuy nhiên, khả năng gia tăng thu ngân sách/GDP giảm mạnh, cụ thể năm 2011 là 25,9% xuống 22,1% năm 2015 và dự kiến tiếp tục giảm.

3.1.2 Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến

Bảng3.2: VIF

Variable | VIF 1/VIF -------------+---------------------- Nợ công | 85.99 0.011629 Xuất khẩu | 84.95 0.011771 lamphat | 2.52 0.396424 TT GDP | 2.31 0.433627 -------------+---------------------- Mean VIF | 43.94

Bảng 3.2 cho thấy hệ số VIF của Nợ cơng và Xuất khẩu >5  có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra, do đó loại hai biến này khỏi mơ hình phân tích.

3.1.3 Phân tích hồi quy theo OLS

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) nghiên cứu ngưỡng chịu đựng của nợ công việt nam (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)