Văn hóa du lịch

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch đà lạt (Trang 25 - 28)

3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN DU

3.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh

3.2.5. Văn hóa du lịch

Xây dựng và hình thành thói quen cư xử văn minh thân thiện đối với khách du lịch góp phần tạo ấn tượng tốt đối với khách du lịch, đó là chìa khóa quan trọng đem lại sự hài lịng và thúc đẩy động lực du khách chịn điểm đến du lịch là Đà Lạt nói riêng cũng như Việt Nam nói chung. Hiện nay vẫn còn một số trường hợp cư xử thiếu văn minh khiến du khách khơng hài lịng. Nhiều người có suy nghĩ khách du lịch chỉ đến một lần chứ không quay lại

lần thứ hai, nên nhiều người lợi dụng tăng giá, độn giá hay chèo kéo, ép mua,… chính những điều này khiến du lịch cảm thấy khó chịu khi tham quan du lịch. Vì vậy cần có sự can thiệp của các cơ quan xử lý nghiêm các trường hợp này cũng như cần ổn định giá cả và đảm bảo an ninh khu du lịch đặc biệt là trong các mùa lễ hội số lượng du khách lớn. Các nhà quản lý cần vào cuộc tích cực hơn để giáo dục văn hóa kinh doanh dịch vụ làm du lịch từ người dân bởi họ chính là cầu nối văn hóa hiệu quả với du khách. Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, giáo dục ý thức cộng đồng và văn hóa cư xử văn minh. Có như vậy mới giữ được hình ảnh đẹp thân thiện trong mắt bạn bè quốc tế.

KẾT LUẬN

Năng lực cạnh tranh có vai trị quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định lâu dài của một điểm đến du lịch. Địa phương nào không chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ khó thu hút được du khách và đảm bảo được sự phát triển ổn định trong dài hạn. Ngược lại, địa phương nào có chiến lược cạnh tranh tồn diện, biết đặt trọng tâm nâng cao năng lực cạnh tranh. vị thế cạnh tranh của địa phương đó sẽ được khẳng định, hiệu quả thu hút khách du lịch sẽ ngày càng cao.

Trong xu hướng có nhiều điểm đến du lịch mới nổi lên thì nghiên cứu năng lực cạnh tranh là một trong những công việc cần thiết giúp điểm đến du lịch Đà Lạt xác định được tiềm năng của mình để quy hoạch và có những hướng đi phù hợp.

Kết quả nghiên cứu trên cho thấy, điểm đến du lịch Đà Lạt có những lợi thế điểm mạnh nhất định song cịn nhiều hạn chế. Chính vì vậy mà chính quyền địa phương, các cơng ty lữ hành cần có những giải pháp hiệu quả để thu hút khách du lịch, phát triển du lịch Đà Lạt như: nâng cấp cơ sở hạ tầng, đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch, chú trọng cơng tác bảo tồn, cải thiện văn hóa du lịch,…

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Đính – Trần Thị Minh Hịa – Giáo trình kinh tế du lịch 2. Michael E. Porter (2008) – Lợi thế cạnh tranh – Nhà xuất bản trẻ

3. Sở Văn hóa, Thể Thao & Du lịch Đà Nẵng. Báo cáo kết quả hoạt động năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013.

4. Sở Văn hóa, Thể Thao & Du lịch Lào Cai. Báo cáo kết quả hoạt động năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013.

5. Sở Văn hóa, Thể Thao & Du lịch Lâm Đồng. Báo cáo kết quả hoạt động năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013.

6. Metin Kozak - Destination Competitiveness Measurement: Analysis of Effective Factors and Indicators

Website

7. Tổng cục du lịch http://www.vietnamtourism.com/index.php/news/items/17389 8. UNWTO http://cf.cdn.unwto.org/content/why-tourism

http://khamphadalat.com/

9. Bộ Văn hóa , Thể thao và Du lịch http://bvhttdl.gov.vn/vn/du-lich/ho-tuyen-lam-

da-lat-chinh-thuc-la-khu-du-lich-quoc-gia.html

10. Tổng cục du lịch tỉnh Lâm Đồng http://cucthongke.lamdong.gov.vn/Default.aspx?

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch đà lạt (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(28 trang)