- Dân số mục tiêu: bệnh nhân đái tháo đường điều trị ngoại trú ổn định - Dân số chọn mẫu: bệnh nhân đái tháo đường, từ 18 tuổi trở lên, đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Tiêu chí đưa vào nghiên cứu
- Bệnh nhân đủ hoặc trên 18 tuổi, đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh
- Bệnh nhân đã được chẩn đoán đái tháo đường theo tiêu chuẩn của Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ ADA 2020
- Bệnh nhân tự nguyện đồng ý tham gia nghiên cứu
Tiêu chí loại trừ khỏi nghiên cứu
Bệnh nhân có ít nhất một trong các trường hợp sau đây:
- Bệnh nhân có bệnh lí hemoglobine đã được chẩn đốn (bệnh lí HbS, HbC, HbE, hoặc hội chứng Thalassemia) hoặc có tình trạng thiếu máu do bất kỳ ngun nhân nào (Hemoglobine < 11 8 g/dl) vì có thể gây ảnh hưởng đến kết quả đo lường chỉ số HbA1c
- Bệnh nhân đang có tình trạng giảm protid máu (< 6 6 g/dl) hoặc giảm albumin máu (< 3 4 g/dl) do bất kỳ ngun nhân nào vì có thể gây ảnh hưởng đến kết quả đo lường fructosamin huyết thanh
- Bệnh nhân đã được chẩn đốn bệnh cầu thận khơng do nguyên nhân đái tháo đường trước đó bởi các bác sĩ chuyên khoa thận học
- Bệnh nhân đang mắc hội chứng thận hư
- Bệnh nhân có tình trạng tiểu máu tái phát hoặc kéo dài > 3 tháng qua xét nghiệm nước tiểu gợi ý đến tổn thương nephron hoặc bệnh lí cầu thận do các nguyên nhân khác đái tháo đường
- Bệnh nhân có tình trạng giảm nhanh độ lọc cầu thận, với creatinine huyết thanh tăng > 30% so với mức nền trong vòng 3 tháng, gợi ý đến tổn thương thận cấp hoặc suy thận tiến triển nhanh không do đái tháo đường
- Bệnh nhân đã ghép thận
- Bệnh nhân có các bất thường về creatinine huyết thanh khơng liên quan bệnh thận mạn tính như: phì đại cơ, vận động viên thể hình, mang thai, trẻ em, đoạn chi, teo cơ, loạn dưỡng cơ
- Bệnh nhân có các tình trạng có thể gây rối loạn nội tiết: rối loạn chức năng tuyến giáp, mang thai, sử dụng corticosteroid kéo dài vì có thể gây ảnh hưởng đến kết quả đo lường các chỉ số glycat hóa
- Bệnh nhân có bệnh lí ác tính