Tăng cường và ổn định kinh tế vĩ mô là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, do vậy Việt Nam mong tiếp nhận được hỗ trợ kỹ thuật của Ngân hàng để tư vấn về lĩnh vực này. Bên cạnh đó, Việt Nam đề nghị tiếp tục được cung cấp nguồn lực để xây dựng các cơng trình cơ sở hạ tầng kinh tế nhằm góp phần tăng trưởng mạnh để có thể xóa đói giảm nghèo một cách bền vững hơn.
Điều này đã được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc đến sau hội nghị thượng đỉnh G7, Thủ tướng đã có cuộc gặp với TGĐ WB Kristalina Georgieva,
TGĐ IMF Christine Lagarde.Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ Việt Nam trân trọng những ý kiến tư vấn của WB, đối với việc điều hành chính sách kinh tế vĩ mơ, góp phần duy trì ổn định kinh tế vĩ mơ và lạm phát thấp.Thủ tướng đã đề nghị WB tạo điều kiện để Việt Nam tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, phát triển cơ sở hạ tầng, ứng phó biến đổi khí hậu, giảm nghèo. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định cam kết của Chính phủ Việt Nam trong việc sử dụng hiệu quả vốn ưu đãi ODA.Bà Kristalina Georgieva khẳng định WB sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam, nhất là trong cải thiện môi trường đầu tư, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.
Là nước đã đạt mức thu nhập trung bình (MIC) nên WB đã áp dụng quy chế của thời kỳ cho vay kết hợp (Blend period) IDA và IBRD đối với Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam vẫn là nước nghèo ở mức thấp của thu nhâp trung bình, do vậy Việt Nam mong muốn Ngân hàng duy trì thời hạn cho vay IDA đến mức dài có thể và phù hợp với thực tế tình hình Việt Nam và phân bổ nguồn vốn vay IDA ở mức cao cho Việt Nam để hỗ trợ các dự án hạ tầng cơ sở, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam.
WB tiếp tục đẩy mạnh và đa dạng hóa các phương thức cung cấp hỗ trợ của Ngân hàng cho Việt Nam như cho vay phát triển chính sách; thực hiện các chương trình và dự án đầu tư, áp dụng phương thức hỗ trợ theo chương trình, ngành và các mơ hình hỗ trợ ngân sách chung và hỗ trợ ngân sách có mục tiêu, cung cấp hỗ kỹ thuật để tư vấn hồn thiện và phát triển chính sách và thể chế, kể cả giúp Việt Nam quản lý nợ cơng, trong đó có các khoản vốn vay của Ngân hàng Thế giới.
Chính phủ Việt Nam cần phải sử dụng nguồn hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới có hiệu quả hơn và cam kết trong thời kỳ phát triển mới sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Ngân hàng để đảm bảo rằng nguồn vốn tài trợ sẽ phát huy tác động mạnh mẽ để hỗ trợ đạt được mục tiêu mà Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020 đề ra đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
KẾT LUẬN
Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại thì mối quan hệ giữa Việt Nam và WB đã đi qua được 42 năm. Hai bên đã cùng nhau tạo lập mối quan hệ trên cơ sở cởi mở hợp tác linh hoạt, để từ đó đi đến sự tin cậy và đưa quan hệ hợp tác song phương trở thành quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Ngân hàng Thế giới. Kể từ khi nối lại quan hệ với tín dụng với Việt Nam đến nay, WB đã có những đóng góp và hỗ trợ tích cực vào cơng cuộc đổi mới và cải cách kinh tế, đặc biệt là cơng cuộc xố đói giảm nghèo ở Việt nam.
Quan hệ giữa Việt Nam và WB ngày càng được củng cố và phát triển. Trong thời gian tới, WB cam kết sẽ tiếp tục dành mức phân bổ tối đa nguồn vốn ưu đãi IDA và nguồn vốn IBRD cho Việt Nam để hỗ trợ Việt Nam tiếp tục đầu tư cho các dự án cơ sở hạ phát triển cơ sở hạ tầng, góp phần giúp Việt Nam phát triển bền vững và các mục tiêu thiên niên kỷ. Có thể nói, hoạt động của WB tại Việt Nam ln được gắn liền với tiến trình phát triển của Việt Nam, tạo ra hiệu ứng thiết thực đối với cải cách và phát triển kinh tế xã hội và xóa đói giảm nghèo của đất nước. Các tư vấn chính sách của WB được thực hiện trên cơ sở linh hoạt và phù hợp với bối cảnh phát triển của Việt Nam qua từng thời kỳ, nhờ đó đã khuyến khích được Chính phủ duy trì động lực cải cách nhằm tiếp tục đổi mới hơn trong tình hình mới. Từng chương trình, dự án đầu tư do WB tài trợ là sự lồng ghép giữa đầu tư, chính sách và thể chế; đồng thời mỗi chương trình, dự án đều là những sáng kiến về ý tưởng, hành động phù hợp nhằm hỗ trợ cho quá trình phát triển, từ đó làm cơ sở để áp dụng rộng rãi một cách hiệu quả.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kapur, Devesh; Lewis, John.P; Webb, Richard.C. 1997. The World
Bank: its first half century. Washington, DC : Brookings
Institution Press.
2. Cling, Jean-pierre. 2009. Ngân hàng thế giới: Đi tìm mơ hình phát triển
và trường hợp Việt Nam. Hà Nội: NXB Tri Thức. 3. chinhphu.vn 4. dantri.com.vn 5. http://chinhphu.vn/port…/…/portal/chinhphu/NuocCHXHCNVietNam 6. http://nghiencuuquocte.org/2015/12/12/ngan-hang-the-gioi-world-bank/ 7. http://trandaiquangvn.org/viet-nam-tang-cuong-hop-tac-chieu-sau-voi- ngan-hang-the-gioi.html 8. http://www.worldbank.org/vi/country/vietnam 9. https://forbesvietnam.com.vn 10. https://vov.vn/chinh-tri/viet-nam-va-world-bank-co-moi-quan-he- chat-che-dua-tren-su-tin-cay-578010.vov 11. vi.wikipedia.org