Về trồng trọt

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại xã đăk tăng huyện konplong kon tum (Trang 31)

5. Bố cục đề tài

3.1.1. Về trồng trọt

* Tổng sản lượng lương thực cây có hạt là: 1685.5 tấn * Diện tích cây hàng năm là: 559 ha

- Diện tích cây lúa là: 262ha, năng suất là 40 tạ/ha. - Diện tích cây ngơ: 165 ha, năng suất là: 38 tạ/ha - Diện tích cây sắn: 90 ha, năng suất: 93.5 tạ/ha - Diện tích hoa màu, các loại cây ngắn ngày: 40 ha

- Diện tích cây dược liệu trồng mới: 2 ha (Hồng đẳng sâm, trong đó: hỗ trợ phát triển sản xuất 01ha, Nhân dân tự trồng 01 ha)

* Diện tích cây lâu năm: 164.3 ha

- Diện tích cây cà phê: 135.3 ha, trồng mới 4 ha - Diện tích cây ăn quả: 29 ha.

* Diện tích cây lâm nghiệp: 112 ha ( trong đó, cây bời lời: 100 ha; cây tre lấy măng 12 ha). 3.1.2. Về chăn nuôi. - Tổng đàn trâu: 1025 con - Tổng đàn bò: 195 con - Tổng đàn lợn: 1672 con - Tổng đàn dê: 60 con

- Thịt hơi các loại: 114.5 tấn, trong đó: lợn: 82.6 tấn

3.1.3. Thủy sản

- Diện tích ni trồng: 4.7 ha - Tổng sản lượng: 19.5 tấn

3.1.4. Một số chỉ tiêu khác

- Dân số trung bình: 1610 người - Tổng số hộ: 470 hộ

- Số hộ nghèo: 59 hộ - Số hộ thoát nghèo: 40 hộ - Tỷ lệ hộ nghèo: 11%

- Tỷ lệ hộ sử dụng phân chuồng trong trồng trọt: 75%

- Số tiêu chí NMT: 17/19 tiêu chí (tăng 02 tiêu chí so với năm 2019). - Số Tổ hợp tác thành lập mới được đăng ký chứng thực: 01 THT.

26

3.2. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP XÃ ĐĂK TĂNG – HUYỆN KONPLONG – KON TUM NGHIỆP XÃ ĐĂK TĂNG – HUYỆN KONPLONG – KON TUM

3.2.1. Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển KTXH-QPAN năm 2020

a. Về kinh tế

- Tổ chức chỉ đạo sản xuất các loại cây trồng vụ Đông xuân 2019 - 2020 và vụ mùa đạt kế hoạch đề ra.

- Tiếp tục triển khai khoanh vùng sản xuất, chuyển đổi diện tích cây sắn sang trồng cà phê, các loại cây dược liệu và các loại cây trồng khác có giá trị kịnh tế cao theo hướng tập trung.

- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện trồng cây cà phê; đồng thời tăng cường công tác hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật để người dân chăm sóc tốt cây cà phê đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, đề ra các giải pháp tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tiếp tục đưa vào trồng các loại cây phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu trên địa bàn xã như cây đương quy, sâm dây, triển khai trồng ngô lấy than để lấy thân bán cho doanh nghiệp làm thức ăn chăn nuôi,.... Đẩy mạnh việc ứng dụng kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, sản lượng trên một đơn vị diện tích; thực hiện tốt các biện pháp phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng.

- Triển khai các biện pháp nhằm chống hạn cho vụ Đơng xn 2019 -2020 và các diện tích cây trồng vụ mùa. Đầu tư sửa chữa, nạo vét hệ thống kênh mương, thủy lợi để đảm bảo đủ nước tưới cho cây trồng.

- Tiếp tục chỉ đạo nhân dân chăm sóc tốt đàn gia súc, gia cầm, gắn với triển khai Đề án của huyện về nâng cao thể trạng và chất lượng đàn gia súc. Triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh ở đàn gia súc, gia cầm. Hướng dẫn nhân dân các biện pháp phòng chống dịch bệnh, đặc biệt các bệnh nguy hiểm như: Dịch tả lợn Châu phi, lở mồm long móng gia súc, cúm gia cầm, bệnh tụ huyết trùng…vv. Vận động nhân dân làm cây rơm dự trữ thức ăn cho gia súc trong mùa mưa.

- Tiếp tục tăng cường triển khai công tác quản lý bảo vệ rừng; làm tốt công tác phối hợp với các đơn vị chủ rừng và cơ quan chức năng tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức người dân trong công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng. Phòng, chống cháy rừng xảy ra. Chỉ đạo và thực hiện quản lý chặt chẽ tình hình khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép trên địa bàn, hạn chế thấp nhất tình trạng khai thác và vận chuyển lâm sản trái pháp luật.

- Tăng cường triển khai công tác quản lý các hoạt động khai thác khoáng sản đá, cát, sỏi xây dựng trên địa bàn.

- Tăng cường thực hiện công tác quản lý đất đai trên địa bàn, ngăn chặn có hiệu quả việc sang nhượng đất trái với quy định của pháp luật; làm tốt công tác quản lý đất đai, ngăn chặn kịp thời việc xây dựng lấn chiếm đất dự án và trên đất nông nghiệp. Đồng thời làm tốt công tác phối hợp với các phòng ban chuyên môn của huyện cấp chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân. Thực hiện tốt công tác quy hoạch hoạch và thực hiện theo quy hoạch

27

- Đảm bảo các hàng hóa đảm bảo phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân, khơng để xảy ra tình trạng đột biến về giá. Tiếp tục tổ chức thu mua các mặt hàng nông sản cho người dân thông qua Tổ hợp tác tại thôn thu mua nhằm đảm bảo được quyền lợi cho nông dân. Tạo điều kiện và phát huy tốt vai trò của Hợp tác xã trên địa bàn xã. Tăng cường và duy trì tổ chức các hoạt động trao đổi mua bán giao thương hàng hóa tại trung tâm chợ của xã.

- Rút kinh nghiệm trong việc tổ chức triển khai các mơ hình hỗ trợ phát triển sản xuất, chú trọng kỹ từ khâu chọn hộ và các yếu tố về đất đai,... để hoàn thiện sớm hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định.

- Quản lý tốt các nguồn thu, đặc biệt là thu thuế trên địa bàn; phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi, chống lãng phí thất thốt ngân sách; thực hiện các giải pháp thu thuế trên địa bàn, nhất là nguồn thuế tài nguyên.

- Chương trình Nơng thơn mới: Tập trung chỉ đạo quyết liệt và triển khai thực hiện các tiêu chí xây dựng nơng thơn mới theo lộ trình của Đề án. Tăng cường tuyên truyền vận động, tạo đồng thuận trong nhân dân; tranh thủ nguồn lực từ các chương trình, dự án... cùng với nhân dân từng bước thực hiện các hạng mục theo

Đề án đã được phê duyệt.

- Triển khai có hiệu quả các chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất theo Nghị quyết 30a/NQ-CP, chương trình 135/CP... và các chương trình, dự án khác đảm bảo hiệu quả, thiết thực, chống thất thốt, lãng phí.

b. Về Văn hóa – xã hội

- Đẩy mạnh cơng tác xóa đói, giảm nghèo thông qua thực hiện các chính sách hỗ trợ, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi, hỗ trợ con, cây giống phù hợp với điều kiện thực tế để người dân thoát nghèo bềnh vững.

- Thực hiện tốt các chính sách đền ơn đáp nghĩa, chăm lo cho gia đình chính sách, gia đình có cơng với cách mạng; thực hiện tốt các chính sách đối với đồng bào dân tộc tiểu số trên địa bàn.

- Tiếp tục phối hợp với trung tâm dạy nghề Măng Đen, các ban, ngành đoàn thể tuyên truyền, tư vấn tuyển sinh học nghề lao động nông thôn trên địa bàn xã. Đồng thời, có kế hoạch liên hệ với các doanh nghiệp để giải quyết việc làm cho lao động đã tốt nghiệp các trường đạo tạo nghề chưa có việc làm; tiếp tục phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động;

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân vay vốn tín dụng; giải quyết kịp thời nhu cầu vay vốn của người dân, đặc biệt nhu cầu vay vốn tạo việc làm cho lao động nông thôn, kinh doanh và phát triển sản xuất.

- Làm tốt cơng tác duy trì sỹ số học sinh, nâng cao chất lượng dạy và học. Chỉ đạo các đơn vị trường thực hiện đúng các chế độ chính sách cho học sinh, lo đời sống cho học sinh bán trú; tỏ chức thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

28

- Ngăn chặn kịp thời không để xảy ra dịch bệnh trên địa bàn; chỉ đạo thực hiện tốt các chương trình mục tiêu Quốc gia về y tế. Thực hiện tốt công tác chăm

sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em - kế hoạch hóa gia đình. Xây dựng đội ngũ y tế thơn hoạt động có hiệu quả.

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp và nơng thơn. Trên cơ sở đó nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay phát triển sản xuất, giải quyết việc làm đối với các hộ nghèo, hộ chính sách nhằm tạo điều kiện về nguồn vốn để các đối tượng khó khăn có điều kiện phát triển sản xuất, cải thiện đời sống.

- Tăng cường quản lý nhà nước về văn hóa; nâng cao chất lượng phong trào “Tồn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, giữ gìn và phát phát huy có hiệu quả các giá trị truyền thống trong đồng bào dân tộc. Sử dụng có hiệu quả nhà văn hóa cộng đồng thơn.

- Tổ chức tuyên truyền các ngày lễ trong năm. Thực hiện duy trì và phát triển đội văn hố cồng chiêng, đội văn nghệ quần chúng; tổ chức tốt các lễ hội phù hợp với tín ngưỡng và điều kiện kinh tế của địa phương; tổ chức vận động các gia đình thực hiện các tiêu chí quy định xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa.

- Quan tâm, hỗ trợ phát triển phong trào thể dục thể thao trong quần chúng nhân dân, sử dụng có hiệu quả các sân thể thao đã đầu tư xây dựng.

- Chỉ đạo Ban biên tập đài truyền thanh xã xây dựng tin bài phát thanh theo định kỳ, đảm bảo thông tin cho nhân dân trên địa bàn.

3.2.2. Về cơng tác cải các hành chính, xây dựng chính quyền cơ sở, tiếp cơng dân

- Tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả, hiệu lực quản lý Nhà nước của bộ máy chính quyền xã, đặc biệt là nâng cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu và những bộ phận giúp việc trong thực thi công vụ. Nâng cao ý thức phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức xã. Chú trọng công tác thẽo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ công chức xã qua bộ theo dõi nhật ký công việc hàng ngày của từng cán bộ, công chức nhằm củng cố xây dựng đội ngũ cán bộ cơng chức xã đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của xã hội, góp phần xây dựng chính quyền cơ sở trong sạch, vững mạnh.

- Triển khai có hiệu quả công tác cải cách hành chính, trong đó trọng tâm là cải cách các thủ tục về giải quyết các thủ tục, hồ sơ tại bộ phận một cửa và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức theo hướng chuyên nghiệp, kịp thời, hiệu quả. Thực hiện và thường xuyên ra sốt, đề xuất điều chỉnh các quy trình thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực quản lý trên địa bàn xã.

- Duy trì thường xun cơng tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo đúng theo quy định. Thực hiện nghiêm quy định về tiếp công dân theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo và quy chế tiếp công dân của Chủ tịch UBND xã.

- Triển khai thực hiện Luật phòng chống tham nhũng, thực hiện công khai, minh bạch ngân sách và các nguồn đầu tư trên địa bàn xã để người dân tham gia giám sát, chống thất thốt, lãng phí các nguồn đầu tư; thực hiện nghiêm túc Quy chế chi tiêu nội bộ.

29

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật trên địa bàn xã; tổ chức tốt việc trợ giúp pháp lý cho nhân dân. Làm tốt công tác đăng ký khai sinh, khai tử, đăng ký kết hơn,...

- Thường xun kiện tồn ban chỉ huy phòng, chống TT - TKCN, xây dựng phương án phòng chống TT - TKCN phù hợp với điều kiện cụ thể; kịp thời ứng phó khi có thiên tai xảy ra.

a. Về lĩnh vực kinh tế

- Đối với diện tích đất lúa vụ mùa người dân khơng sản xuất từ khoảng tháng 9 năm trước đến tháng 3 năm sau hàng năm (do làm 01 vụ/năm), vận động Nhân dân trồng cây ngô và các cây họ đậu ngắn ngày khác để tăng thu nhập; rà soát, điều tra lại tồn bộ diện tích đất của hộ nghèo, cận nghèo, để vận động nhân dân trồng các loại cây phù hợp, mang lại giá trị kinh tế cao, nâng cao thu nhập, thoát nghèo bền vững.

- Tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực vay các nguồn vốn từ Ngân hàng CSXH để thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao chất lượng thể trạng đàn gia súc; huy động các nguồn lực (vốn ngân sách, xã hội hóa …) tập trung hỗ trợ, hướng dẫn giúp đỡ cho người dân tập trung sản xuất, xây dựng các mơ hình trồng trọt, chăn ni mẫu, làm ăn có hiệu quả tạo thu nhập, thốt nghèo bền vững.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân tích cực lao động sản xuất, không trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước; Tiếp tục vận động nhân dân tham gia lao động vào các công ty, xuất khẩu lao động nước ngoài, lựa chọn các địa chỉ tin cậy, được cấp phép.

- Tiếp tục vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thay diện tích cây mì có giá trị thấp, diện tích cây keo lai ở các thôn không phù hợp chuyển sang trồng cây có kinh tế cao như cà phê, các loại cây dược liệu; đặc biệt đầu tư phát triển các loại cây dược liệu có lợi thế, quy mơ đến năm 2025 khoảng 20 ha (Cây Hồng Đẳng Sâm), liên kết doanh nghiệp thu mua tiêu thụ sản phẩm.

- Tập trung nguồn lực cho Chương trình xây dựng nơng thơn mới, phấn đấu đến lộ trình đến năm 2023 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Tuyên truyền, vận động sự vào cuộc của nhân dân; ưu tiên nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn từng bước đạt chuẩn; hướng dẫn nhân dân phát triển sản xuất kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại; hỗ trợ nguồn lực kết hợp vận động Nhân dân vay vốn mở rộng sản xuất, chăn ni có hiệu quả tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo.

- Tranh thủ mọi nguồn lực hỗ trợ tập trung đầu tư các cơng trình trọng điểm, cơng

trình thiết yếu phục vụ giao thơng và phục vụ sản xuất.

b. Thương mại, dịch vụ

Nâng cao vai trò của Hợp tác xã trong việc tham gia phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Tổ chức thu mua bao tiêu một số nông sản cho nhân dân, thực hiện cung ứng các mặt hàng thiết yếu, một số loại giống cây trồng, phân bón các loại và vật nuôi ...

30

- Tạo điều kiện tốt để các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh trên địa bàn xã, nhằm tăng cường tính cạnh tranh, tạo sự đa dạng trong quan hệ mua bán trên địa bàn xã, thúc đẩy phát triển thị trường bn bán lẻ hàng hóa tiến đến hình thành cửa hàng, Đại lý tổng hợp.

c. Văn hóa- xã hội

Bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe, bảo đảm đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động lớn trong ngành giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về y tế, nâng cao chất lượng khám và điều trị bệnh cho nhân dân. Đẩy mạnh phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá". Tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt các chương trình xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho người lao động và thực hiện chính sách đối với người có cơng, gia đình thương binh, liệt sỹ và các đối tượng chính sách xã hội khác.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại xã đăk tăng huyện konplong kon tum (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)