❖ Doanh nghiệp
Thứ nhất, không phải tất cả các doanh nghiệp nước ngoài đều là đối thủ cạnh
tranh và gạt các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam ra khỏi thị trường. Unilever Việt Nam cần xây dựng và hợp tác có hiệu quả với các doanh nghiệp địa phương để đơi bên cùng có lợi (thế win-win). Khi đó, thơng qua việc huấn luyện và đào tạo của Unilever Việt Nam, các đối tác là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tiếp thu được những kỹ năng, kinh nghiệm, kỹ thuật cũng như tác phong làm việc thiết thực để trở nên hiệu quả và hoàn thiện hơn.
Thứ hai, Unilever Việt Nam cần tạo ra một hiệu ứng lan tỏa tốt nhất. Hiệu ứng
lan tỏa rất lớn, không chỉ dừng lại ở nâng cao năng lực, chuyển giao cơng nghệ mà cịn lan sang cả lĩnh vực xã hội và môi trường, nơi mà việc sản xuất tốt, có trách nhiệm và uy tín của các doanh nghiệp đầu tư nước ngồi góp phần nâng cao ý thức và hoàn thiện các tiêu chuẩn sản xuất của các đối tác trong nước.
Thứ ba, các doanh nghiệp có thể đóng góp đáng kể vào sự phát triển của kinh
tế - xã hội đất nước thơng qua hoạt động kinh doanh của mình. Unilever Việt Nam nên gắn một số ưu tiên của đất nước vào chương trình kinh doanh của mình. Như vậy, Unilever Việt Nam sẽ đạt được cả hai mục đích thúc đẩy các chương trình của quốc gia và cơng việc kinh doanh của mình.
❖ Nhà nước
Để thúc đẩy giải ngân và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn FDI trong các năm tới, có các nhóm giải pháp cần ưu tiên triển khai thực hiện, cụ thể là:
1. Nhóm giải pháp về luật pháp, chính sách
− Tiếp tục rà sốt pháp luật, chính sách về đầu tư, kinh doanh để sửa đổi các nội dung không đồng bộ, thiếu nhất quán, bổ sung các nội dung còn thiếu và loại bỏ các điều kiện áp dụng ưu đãi đầu tư không phù hợp.
− Sửa đổi các quy định còn bất cập, chưa rõ ràng liên quan đến thủ tục đầu tư và kinh doanh. Các bộ, ngành chủ động sửa đổi, bổ sung các nội dung thuộc thẩm quyền ( Quy định về mã ngành, yêu cầu về hợp pháp hóa lãnh sự, hệ thống biểu mẫu báo cáo, cơ chế hậu kiểm, giám sát đầu tư…); và kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung các quy định thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
− Theo dõi, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư và doanh nghiệp để kịp thời phát hiện và xử lý các vướng mắc phát sinh. Khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn các luật mới, nhất là các luật mới được Quốc hội thông qua trong thời gan gần đây có liên quan đến đầu tư, kinh doanh.
− Ban hành các ưu đãi khuyến khích đầu tư đối với các dự án xây dựng các cơng trình phúc lợi ( nhà ở, bệnh viện, trường học, văn hoá, thể thao ) cho người lao động làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
2. Nhóm giải pháp về quy hoạch
− Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phê duyệt các quy hoạch cịn thiếu; rà sốt để định kỳ bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch đã lạc hậu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc xác định và xây dựng dự án.
− Quán triệt và thực hiện thống nhất các quy định mới của Luật Đầu tư trong công tác quy hoạch, đảm bảo việc xây dựng các quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm phù hợp với các cam kết quốc tế.
− Hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất, công bố rộng rãi quy hoạch, tạo điều kiện để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư; rà soát, kiểm tra, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất một cách hiệu quả, nhất là đối với các địa phương ven biển nhằm đảm bảo phát triển kinh tế và môi trường bền vững. 3. Nhóm giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng
− Tiến hành tổng rà soát, điểu chỉnh, phê duyệt và công bố các quy hoạch về kết cấu hạ tầng đến năm 2020 làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng − Xem xét việc ban hành một số giải pháp mở cửa sớm hơn mức độ cam kết của
ta với WTO đối với một số lĩnh vực dịch vụ mà nước ta có nhu cầu về văn hóa-y tế-giáo dục, bưu chính-viễn thơng, hàng hải, hàng khơng.
4. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực
− Nghiên cứu điều chỉnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
− Thực hiện các giải pháp nhằm đưa Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động vào thực tế cuộc sống để ngăn ngừa tình trạng đình cơng bất hợp pháp, lành mạnh hóa quan hệ lao động theo tinh thần của Bộ luật Lao động.
KẾT LUẬN
Trong 24 năm hoạt động tại Việt Nam, Unilever Việt Nam đã trở nên nổi tiếng và uy tín trên thị trường về các sản phẩm, đồ ăn uống, đặc biệt là các sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình. Theo ước tính mỗi ngày có khoảng 35 triệu người tại Việt Nam tiêu dùng các sản phẩm của Unilever. Từ một doanh nghiệp phải phân phối sản phẩm qua các đối tác đại lý Việt Nam, Unilever đã hình thành một hệ thống đại lý trải rộng khắp cả nước. Unilever nằm trong nhóm 10 doanh nghiệp doanh nghiệp phát triển bền vững trong lĩnh vực sản xuất tại diễn đàn Doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam 2017. Đây là một quá trình sử dụng những kiến thức lý luận về chiến lược kinh doanh một cách nhuần nhuyễn trong bối cảnh thị trường Việt Nam, dựa trên cơ sở chỉ đạo đúng đắn, những biện pháp chuyên nghiệp, lành nghề, của một công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới và sự lao động không ngừng của đội ngũ nhân viên công ty Unilever Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Đầu tư quốc tế, PGS.TS Vũ Chí Lộc, 2012, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
2. Luật Đầu tư 2014
3. https://www.nhandan.com.vn/kinhte
4. http://vneconomy.vn/thi-truong/unilever-san-xuat-o-viet-nam-co-loi-ve-gia- thanh
5. https://www.thesaigontimes.vn/275321/unilever-va-dau-an-kinh-doanh-ben- vung-tai-viet-nam