Thách thức cho việc áp dụng Internet of Things trong ngành Logistics

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) ics logistics ứng dụng của internet of things trong ngành logistics (Trang 33 - 37)

CHƯƠNG 2 : ỨNG DỤNG CỦA INTERNET OF THINGS TRONG VẬN TẢI VÀ LOGISTICS

3.2. Thách thức cho việc áp dụng Internet of Things trong ngành Logistics

Thứ nhất, Logistics là một ngành công nghiệp phân tán nên các giải pháp thường đòi hỏi sự hợp tác của nhiều nhà cung cấp dịch vụ Logistics khác nhau trong chuỗi cung ứng để giải pháp có thể thành cơng. Tuy nhiên khơng phải doanh nghiệp logistics nào cũng sẵn sàng áp dụng IoT trong hoạt động của mình vì nhiều lý do khác nhau. Với một hệ thống phức tạp và ở quy mơ lớn, việc áp dụng một mơ hình mới cho toàn bộ hệ thống vận hành sẽ tốn nhiều chi phí, thời gian và đầu tư của doanh nghiệp.

Thứ hai, về mặt kĩ thuật, chưa có một ngơn ngữ chung cho các thiết bị IoT. Ở mức cơ bản nhất, Internet là một mạng dùng để nối thiết bị này với thiết bị khác. Nếu chỉ riêng có kết nối khơng thơi thì khơng có gì đảm bảo rằng các thiết bị biết cách nói chuyện nói nhau. Ví dụ, chúng ta có thể đi từ Việt Nam đến Mỹ, nhưng

khơng đảm bảo rằng chúng ta có thể nói chuyện tới với người Mỹ. Để các thiết bị có thể giao tiếp với nhau, chúng sẽ cần một hoặc nhiều giao thức (protocols), có thể xem là một thứ ngôn ngữ chuyên biệt để giải quyết một tác vụ nào đó. Chắc chắn chúng ta đã ít nhiều sử dụng một trong những giao thức phổ biến nhất thế giới, đó là HyperText Transfer Protocol (HTTP) để tải web. Ngồi ra chúng ta cịn có SMTP, POP, IMAP dành cho email, FTP dùng để trao đổi file,... Những giao thức như thế này hoạt động ổn bởi các máy chủ web, mail và FTP thường khơng phải nói với nhau nhiều, khi cần, một phần mềm phiên dịch đơn giản sẽ đứng ra làm trung gian để hai bên hiểu nhau. Còn với các thiết bị IoT, chúng phải đảm đương rất nhiều thứ, phải nói chuyện với nhiều loại máy móc thiết bị khác nhau. Đáng tiếc rằng hiện người ta chưa có nhiều sự đồng thuận về các giao thức để IoT trao đổi dữ liệu. Nói cách khác, tình huống này gọi là "giao tiếp thất bại", một bên nói nhưng bên kia khơng thèm (và khơng thể) nghe. Ví dụ, một chiếc Ford Focus có thể giao tiếp cực kì tốt đến các dịch vụ và trung tâm dữ liệu của Ford khi gửi dữ liệu lên mạng. Nếu một bộ phận nào đó cần thay thế, hệ thống trên xe sẽ thơng báo về Ford, từ đó hãng tiếp tục thơng báo đến người dùng. Nhưng trong trường hợp chúng ta muốn tạo ra một hệ thống cảnh báo kẹt xe thì mọi chuyện rắc rối hơn nhiều bởi xe Ford được thiết lập chỉ để nói chuyện với server của Ford, khơng phải với server của Honda, Audi, Mercedes hay BMW. Lý do cho việc giao tiếp thất bại? Hệ thống thiếu đi một ngôn ngữ chung. Và để thiết lập cho các hệ thống này nói chuyện được với nhau thì rất tốn kém, đắt tiền.

Cách duy nhất để các thiết bị IoT có thể thật sự giao tiếp đó là khi có một động lực kinh tế đủ mạnh khiến các nhà sản xuất đồng ý chia sẻ quyền điều khiển cũng như dữ liệu mà các thiết bị của họ thu thập được. Hiện tại, các động lực này khơng nhiều. Có thể xét đến ví dụ sau: một cơng ty thu gom rác muốn kiểm tra xem các thùng rác có đầy hay chưa. Khi đó, họ phải gặp nhà sản xuất thùng rác, đảm bảo rằng họ có thể truy cập vào hệ thống quản lí của từng thùng một. Điều đó khiến chi phí bị đội lên, và cơng ty thu gom rác có thể đơn giản chọn giải pháp cho một người

chạy xe kiểm tra từng thùng một. Đây chính là vật vản lớn và trực tiếp trên còn đường phát triển của Internet of Things.

Một vấn đề khác về IoT cũng nhận được sự quan tâm lớn từ người dùng đó là mức độ bảo mật. Các thiết bị IoT, xe cộ được kết nối và các cổng kết nối là những điểm vào tiềm năng cho một cuộc tấn công mạng – và gần đây chúng ta đã chứng kiến toàn bộ mức độ dễ bị tổn thương này. Có thể kể đến vụ việc Wannacry (hay Wannacrypt) xảy ra năm 2017, tuy nhiên, vụ gây xôn xao nhất trong lịch sử gần đây với IoT là vụ tấn công botnet Mirai 2016, hacker nhắm cụ thể mục tiêu là các thiết bị IoT, bao gồm thiết bị và bộ định tuyến, và làm gián đoạn nhiều nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn. Cuộc tấn công này, thuộc dạng nổi bật nhất trong thể loại này, chỉ có thể do sự yếu kém của con người – một sự thất bại trong việc thiết lập lại các mật khẩu chung hoặc mặc định. Cuộc tấn công này, và một số khác giống như vậy, cho thấy các lỗ hổng của IoT thường là kết quả của việc thiếu chăm sóc cơ bản trong việc quản lý và bảo trì các thiết bị. Những điểm yếu như vậy không thể bị loại bỏ thơng qua mã hóa, chương trình phát hiện tấn cơng, kiểm sốt truy cập biometric hoặc các cơng nghệ phức tạp khác. Điều đó có nghĩa là các cơng ty muốn mở rộng các nỗ lực IoT của họ sẽ cần phải khởi động các sáng kiến bảo mật toàn diện nhằm giải quyết những điểm yếu gây ra bởi điểm yếu công nghệ và sự thiếu thận trọng của những người sử dụng các thiết bị IoT.

KẾT LUẬN

Mặc dù IoT có đem đến một số vấn đề mà có thể trước đây, ngành Logistics chưa bao giờ gặp phải, nhưng nó cũng đồng thời đem lại vơ số những lợi ích về hiệu quả hoạt động, tiết kiệm thời gian, sức lực cho nhân công, tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp, đem đến sự hài lòng cho khách hàng. Thơng qua IoT, các doanh nghiệp có thể áp dụng phân tích cho tồn bộ chuỗi giá trị để tìm thấy những cơ hội cải tiến ưu việt hơn cùng với những phương pháp hoạt động tối ưu nhất. Trong bối cảnh các doanh nghiệp cần nâng cao khả năng cạnh tranh của mình để có được vị trí vững chắc trong ngành và ngày một phát triển hơn, việc áp dụng các tiến bộ công nghệ mới nhất phải được đặt mức ưu tiên hàng đầu. Áp dụng IoT trên diện rộng đem đến những đổi mới có sự ảnh hưởng đáng kể cho ngành Logistics và có thể mang tính cách mạng trên toàn xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 GS.TS Hoàng Văn Châu, Đại học Ngoại Thương, 2009, Giáo trình Logistics và vận tải quốc tế, Nhà xuất bản thông tin và truyền thông Hà Nội.

 Jen Clark. 2016. What is the Internet of Things and How does it work?, https://www.ibm.com/blogs/internet-of-things/what-is-the-iot/

 James Macaulay, Lauren Buckalew, Gina Chung (2015), A collaborative report by DHL and Cisco on implications and use cases for the logistics industry

 GEMADEPT. 2017. Bản tin Logistics tháng 3 – 2017, số 45, http://www.gemadept.com.vn/assets/uploads/myfiles/files/BanTin/Logistics/ The%20Logistics%20Bulletin%20Mar%202017.PDF

 Andrew Meola. 2016. How IoT logistics will revolutionize supply chain management, http://www.businessinsider.com/internet-of-things-logistics- supply-chain-management-2016-10

 James Manyika, Michael Chui, Peter Bisson, Jonathan Woetzel, Richard Dobbs, Jacques Bughin, and Dan Aharon 2015, “Report: Unlocking the potential of the Internet of Things”, MacKinsey Global Institute

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) ics logistics ứng dụng của internet of things trong ngành logistics (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)