Với nhà nước

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) hiệp định thương mại việt nam EU (EVFTA) triển vọng, thách thức và một số khuyến nghị (Trang 26)

CHƯƠNG 3 : CƠ HỘI, THÁCH THỨC CỦA VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP

3.3 Giải pháp đối với các thách thức

3.3.1 Với nhà nước

Thay đổi cơ chế hỗ trợ Doanh nghiệp (DN)

Sự can thiệp quá nhiều và quá sâu và không đúng hướng của nhà nước vào thị trường làm hạn chế sự phát triển của DN tư nhân, do vậy Nhà nước cần có những chính sách và cơ chế phù hợp hơn để hỗ trợ DN

DN nhà nước có động lực cạnh tranh yếu và làm thất thoát lớn về ngân sách, cổ phần hóa DN nhà nước để đa dạng hóa tạo sức cạnh tranh cho khu vực này và đảm bảo sự bình đẳng giữa các DN. Bên cạnh việc tái cơ cấu DN Nhà nước cần phát triển mạnh DN tư nhân. Nhược điểm của DN tư nhân là chưa mạnh dạn, bên cạnh đó nạn tham nhũng hối lộ làm các DN mất động lực cạnh tranh, đây là trở ngại lớn cho phát triển. Khuyến khích, kêu gọi sự tham gia, phối hợp của khu vực tư nhân trong thiết kế và vận hành các thiết chế mới nhằm đảm bảo tính khả thi, hiệu quả và kiểm soát thực tế của các thiết chế này. Ban hành quy định tiêu chuẩn DN được xuất khẩu một số mặt hàng gắn việc tạo ra liên kết lâu dài và ổn định giữa nhà xuất khẩu và nhà sản xuất, chế biến; gắn việc cấp phép cho các DN FDI mở cơ sở bán lẻ thứ hai với việc DN đưa hàng của Việt Nam bán trong hệ thống phân phối ở nước ngoài.

Khi tham gia ký kết FTA, một trong những lợi ích chủ yếu và trực tiếp mà Việt Nam có thể hy vọng nhận được là từ việc giảm thuế đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên để tận dụng được lợi thế đó, NN cần lưu ý cho các doanh

nghiệp về quy tắc xuất sứ, tiêu chuẩn sản phẩm… Ngồi ra, NN cần có các biện pháp để tuyên truyền và phổ biến cho các DN, giúp nâng cao nhận thức trong việc đối phó với những rào cản phi thuế quan, hoặc đàm phán lại với đối tác nhập khẩu để họ hỗ trợ các DN vượt qua rào cản.

Bảo vệ sản xuất trong nước

Nhà nước cần lưu ý về sự mất cân đối giữa xuất siêu và nhập siêu đặc biệt là vấn đề hàng lậu. Hiện nay riêng đối với ngành đường, hàng nhập lậu đã chiếm tới

30% tổng sản lượng đó là lí do DN trong nước khơng thể cạnh tranh. Việc thực thi chinh sách cũng cần cân nhắc để có thể hỗ trợ sự phát triển của các DN. Nhà nước nên có chính sách để bảo hộ nền sản xuất trong nước, đặc biệt là bảo hộ cho ngành nông nghiệp. Đối với những mặt hàng có lợi thế về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động sẵn có như thuỷ sản, nơng sản, dệt may, điện tử, các sản phẩm chế tác cơng nghệ trung bình... cần chú trọng mở cửa thị trường để tăng cường xuất khẩu. Một điều quan trọng là cần từng bước phát triển công nghiệp phụ trợ, giảm nhập khẩu đầu vào trung gian để tăng giá trị thặng dư cho sản phẩm, hạn chế các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm thơ và có những chính sách khuyến khích xuất khẩu các sản phẩm đã qua chế biến.

Hồn thiện cơ chế, chính sách để phù hợp với cơ chế mới

Trước tiên, NN cần sớm hồn thiện cơ chế, chính sách phát triển, đầu tư đáp ứng, phù hợp trong nối cảnh hội nhập; Sửa đổi chính sách đầu tư nhằm phát triển cơng nghiệp hỗ trợ. Điều chỉnh dịng vốn FDI theo hướng thu hút có chọn lọc, chấm dứt tình trạng ưu đãi tràn lan, hạn chế dịng vốn FDI vào lĩnh vực khai thác tài nguyên khoáng sản, lĩnh vực kinh doanh bất động sản, một số lĩnh vực dịch vụ giải trí…; xây dựng và triển khai thực hiện tốt chương trình tái cấu trúc cơ cấu đầu tư, trong đó trọng tâm là đầu tư cơng; chính sách ưu đãi đầu tư cần tập trung khuyến khích cao hơn cho lĩnh vực có khả năng tăng năng lực và tạo sự lan tỏa như: cơng nghiệp chế tạo, chế biến có sử dụng cơng nghệ cao, công nghệ tiết kiệm năng lượng, công nghệ thân thiện môi trường.

Hai là, hồn thiện chính sách thương mại cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam và không gây xung đột với các cam kết trong các Hiệp định FTA Việt Nam đã hoặc sẽ tham gia. Hồn thiện chính sách thương mại biên giới để nâng cao hiệu quả hoạt động của các Khu kinh tế cửa khẩu và Khu hợp tác thương mại biên giới; Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại và Chương trình thương hiệu quốc gia…

Cần nhấn mạnh sự tham gia, phối hợp của khu vực tư nhân trong thiết kế và vận hành các thiết chế này nhằm đảm bảo tính khả thi, hiệu quả và kiểm soát thực tế của các thiết chế này;

Ngồi ra, Việt Nam cũng cần có những điều chỉnh trong Bộ luật Lao động của mình để phù hợp với các cơng ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) như công ước số 111 về phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp, công ước số 87 về quyền tự do hiệp hội và về việc bảo vệ quyền được tổ chức; phù hợp với các cam kết trong EVFTA, đặc biệt là cam kết về việc cho phép người lao động được thành lập tổ chức của người lao động ở tại DN.

NN cần đạt được những thoả thuận hợp lý với đối tác trong khuôn khổ Hiệp định

NN cần yêu cầu những hỗ trợ kỹ thuật từ đối tác cho Việt Nam cho các hoạt động thiết lập và vận hành các thiết chế cần thiết cho việc đảm bảo thực thi các nghĩa vụ và tận dụng hiệu quả các quyền theo cam kết EVFTA ở Việt Nam, đặc biệt là các hỗ trợ nâng cao năng lực, đóng góp kỹ thuật, thiết kế cơ chế và hỗ trợ nguồn lực xây dựng, vận hành bộ máy cho các thiết chế tương ứng.

Các quốc gia trong liên minh châu Âu hiện đang áp dụng một quy trình nhập khẩu chung cho các sản phẩm xuất khẩu từ Việt Nam và Việt Nam cũng cần phải áp dụng một thủ tục nhập khẩu chung cho các sản phẩm xuất xứ từ các nước thành viên EU. Quy trình này phải được thực hiện ngay từ khi EVFTA được thơng qua; do đó, các Bộ, ngành và các cơ quan có thẩm quyền cần phối hợp chặt chẽ để tiến hành các bước chuẩn bị cần thiết; EuroCham và các thành viên đã sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong quá trình này.

3.3.2 Với doanh nghiệp

Tham gia, đóng góp vào quá trình đám phán

Vai trị của các DN tư nhân là hết sức quan trọng trong việc tận dụng cơ hội của các hiệp định. Do vậy, các DN phải phối hợp với nhau trong quá trình đàm phán và tham gia tích cực vào q trình đàm phán để hỗ trợ các vấn đề về kĩ thuật cho đoàn đàm phán.

Cùng với Nhà nước, các doanh nghiệp cần theo dõi để đóng góp ý kiến trong q trình đàm phán; tìm hiểu về văn hóa, thị hiếu tiêu dùng của thị trường EU để lập kế hoạch kinh doanh. Tìm hiểu các qui định, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của EU; khai thác chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập GSP và FTA song phương trong

tương lai. Chỉ khi các sản phẩm được sản xuất theo quy trình đúng quy định, người tiêu dùng châu Âu mơi có đủ cơ sở tin tư ởng đó là sản phẩm tốt. Các doanh nghiệp sẽ bị yêu cầu thực hiện kiểm tra quy trình và hoạt động. Bởi vậy, doanh nghiệp Việt Nam nên tập trung nhiều hơn, đầu tư nhiều hơn tới vẩn đề an tồn vệ sinh thực phẩm.

Đổi mới thiết bị cơng nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm

Tăng trưởng xanh và kinh doanh bền vững là chương trình quan trọng trong đàm phán Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và EU (EVFTA). Khi tham gia FTA, điềuquan trọng nhất là các doanh nghiệp sẽ phải đáp ứng một hệ thống các tiêu chuẩn chấtlượng nhất định. Do vậy các DN nên nỗ lực đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, nên tập trung nhiều hơn, đầu tư nhiều hơn tới vẩn đề an tồn vệ sinh thực phẩm. Ví dụ nếu như một doanh nghiệp muốn xuất khẩu hàng hóa sang EU, việc đầu tiên và quan trọng nhất là họ cần chứng minh được rằng cách quản lý quytrình sản xuất của họ đáp ứng đủ các quy định về chất lượng mà EU đặt ra.

Tập trung phát triển lâu dài, bền vững

Về tính phát triển bền vững hiện tại của nhà sản xuất Việt Nam, hiện nay, doanhnghiệp Việt Nam chia làm 2 nhóm: một nhóm là các doanh nghiệp chỉ tập trung vàocác lợi ích ngắn hạn. Đối với nhóm doanh nghiệp này sẽ rất khó để có thể xuất khẩusang thị trường EU trong dài hạn và họ sẽ rất khó gặt hái được những quyền lợi màHiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU đem lại. Cịn nhóm chú trọng đầu tư cơng nghệ và phát triển bền vững dài hạn thì họ sẽ nhanh chóng tiếp cận, hưởng lợi từ Hiệp định để vươn ra thị trường thế giới. Doanh nghiệp Việt Nam nên tập trung nhiều hơn,đầu tư nhiều hơn cho chiến lược và mục tiêu dài hạn và lợi nhuận dài hạn. Họ sẽ cóthêm nhiều cơ hội vươn ra thị trường châu Âu và quốc tế.

Tập trung vào các đối tác quan trọng

Ngoài ra, về định hướng thị trường các DNnên quan tâm nhiều đến chiến lược của các FTA của Đông Á, đây đang là khu vực năng động nhất có mạng kết nối 60% buôn bán là buôn bán hàng trung gian. Đồng thời đây cũng là thị trường thuộc tính bổ sung và tính cạnh tranh đứng về tác động đối với DN Việt Nam. Ngoài ra các nhà kinh tế khẳng định WTO là một thế chế rất cần thiết đặc biệt thể là chế tranh chấp và xử lí tranh chấp

Quản trị tốt nguồn nhân lực

Một quy định quan trọng khác cũng nằm trong khuân khổ này là quy định về lao động, DN cũng phải làm tốt về nhân lực và quản trị nhân lực thì mới có thể tận dụng được cơ hội, tránh tình trạng có những nhân viên chống lại mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Tóm lại, với tính chất là một FTA thế hệ mới, EVFTA đặt ra những thách thức lớn cho Việt Nam không chỉ trong đàm phán mà cả trong quá trình thực thi, đặc biệt là từ góc độ thiết chế. Việc chuẩn bị các yếu tố cần thiết cũng như xây dựng các tiêu chí, dự liệu các giải pháp để vượt qua các thách thức này, thực thi tốt EVFTA là điều kiện tiên quyết để Việt Nam có thể đạt được những lợi ích kỳ vọng từ FTA quan trọng này.

KẾT LUẬN

Có thể nói, hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và các nước liên minh châu Âu EU hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam đồng thời cũng ẩn chứa khơng ít thách thức.

Nhóm hàng giày da, dệt may và nơng thủy sản xuất khẩu chính sang EU có kim ngạch tăng trưởng liên tục đem lại nguồn lợi xuất khẩu lớn cho Việt Nam. Đồng thời EU cũng đã vượt qua Mỹ để trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất và là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam. Dựa trên cơ sở đó, việc kí kết FTA với EU là thực sự cần thiết. Nó sẽ mang lại cơ hội tiếp cận thị trường hàng hóa và dịch vụ của 2 bên trên cơ sở đơi bên cùng có lợi. Thơng qua FTA, Việt Nam được hưởng các ưu đãi về thuế quan, giảm nhẹ các biện pháp phịng vệ thương mại, có cơ hội thâm nhập sâu hơn vào thị trường thông qua cơ hội liên kết với các tập đoàn bán lẻ; mở rộng cơ hội lựa chọn nguồn cung chất lượng cao và công nghệ tiên tiến từ EU với giá cả tốt hơn. EU là nền kinh tế lớn có trình độ phát triển cao, sức mua lớn và đa dạng nên rất thuận lợi cho việc tiêu thụ các mặt hàng xuất khẩu của ta.

Tuy nhiên bên cạnh những cơ hội và thuận lợi, FTA cũng đặt ra rất nhiều thách thức đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt. Thách thức lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam là nội lực yếu, dễ bị tổn thương từ những biến động toàn cầu và trong nước. Khi thương mại được tự do hóa rộng như vậy cịn bị cạnh tranh bởi các FTA khác trong khu vực. Do Việt Nam xuất khẩu vào EU chủ yếu là các sản phẩm thơ, hàng hóa thực phẩm như rau quả, thủy sản nên sẽ gặp khó khăn theo hướng liên hồn, nếu một vài sản phẩm khơng đạt u cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ gây ảnh hưởng dây chuyền đến hàng loạt các sản phẩm khác. EU đưa ra các yêu cầu về kĩ thuật, vệ sinh và chất lượng sản phẩm rất cao, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đáp ứng và đưa hàng vào EU.

Từ những cơ hội và thách thức đặt ra, các doanh nghiệp Việt Nam phải chủ động, tích cực hơn nữa trong việc đổi mới cơng nghệ và chiến lược tiếp cận thị trường. Từng bước nâng cao chất lượng các mặt hàng xuất khẩu để đáp ứng đúng nhu cầu ngày càng cao của nước nhập khẩu. FTA giữa Việt Nam và EU sẽ mang lại cơ hội cho những doanh nghiệp có tiềm lực cạnh tranh thông qua khả năng nắm bắt nhu cầu

thị trường nhưng cũng sẽ là thách thức lớn với các doanh nghiệp khơng thay đổi để thích ứng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Website Trung tâm WTO – VCCI, chinhphu.vn, Tổng cục Hải quan, Bộ Công thương, Ủy ban Châu Âu;

2. PGS.TS Nguyễn Thành Công & Ths. Phạm Hồng Nhung, Tác động của Hiệp định Thương mại tự do Liên minh Châu Âu – Việt Nam đối với nền kinh tế Việt Nam, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội;

3. Lê Xuân Bá (2003), Hội nhập kinh tế áp lực cạnh tranh trên thị trường và

đối sách của một số nước, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội;

4. Nguyễn Đức Bình, Lê Hữu Nghĩa, & Trần Xuân Sầm (2001), Tồn cầu hóa – Phương pháp luận tiếp cận nghiên cứu, Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia, Hà

Nội;

5. Nguyễn Hữu Khải (2005), Hàng rào phi thuế quan trong chính sách

thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội;

6. Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế quốc tế (2003), Các văn kiện cơ bản

của Tổ chức Thương mại thế giới;

7. Nguyễn Đình Cung, Trần Toàn Thắng (2017), Hiệp định Thương mại tự do

Vietnam – EU: Tác động thể chế và điều chỉnh chính sách ở Việt Nam;

8. Paul Baker, David Vanze, Phạm Thị Lan Hương (2014), Đánh giá tác động

dài hạn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU;

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) hiệp định thương mại việt nam EU (EVFTA) triển vọng, thách thức và một số khuyến nghị (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)