8.1. Khái niệm chung:
8.1.1. C/O là gì?
Certificate of original – C/O là giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc hàng hóa do một quốc gia (nước xuất khẩu) cấp phát ra để xác nhận là hàng hóa do nước đó sản xuất ra và phân phối trên thị trường xuất khẩu theo quy tắc xuất xứ, nhằm tạo thuận lợi cho hàng hóa khi nhập khẩu vào một quốc gia khác (nước nhập khẩu) về mặt thuế quan.
8.1.2. Tác dụng của C/O:
– Ưu đãi thuế quan: xác định được xuất xứ của hàng hóa khiến có thể phân biệt đâu là hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi để áp dụng chế độ ưu đãi theo các thỏa thuận thương mại đã được ký kết giữa các quốc gia. – Áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá: Trong các trường hợp khi hàng hóa của một nước được phá giá tại thị trường nước khác, việc xác định được xuất xứ khiến các hành động chống phá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá trở nên khả thi.
– Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch: Việc xác định xuất xứ khiến việc biên soạn các số liệu thống kê thương mại đối với một nước hoặc đối với một khu vực dễ dàng hơn. Trên cơ sở đó các cơ quan thương mại mới có thể duy trì hệ thống hạn ngạch – Xúc tiến thương mại.
8.1.3. Những ai có thể cấp phát C/O:
C/O do nhà sản xuất cấp phát ra là dạng khơng chính thống và khơng hưởng được các chế độ ưu đãi của các nước nhập khẩu hàng hóa đó.
Ở Việt Nam, có 02 cơ quan có thẩm quyền cấp phát C/O đó là:
Bộ cơng thương, phịng xuất nhập khẩu do Bộ này chỉ định: cấp phát các C/O FORM A, D, các C/O nào do sự thả thuận của các chính phủ mà thành.
Phương tiện vận tải đường bộ nên dùng: Xe tải thùng loại 0.5 tấn
Phịng cơng nghiệp và thương mại Việt Nam – VCCI: VIETNAM CHAMBER OF COMMERCE AND INDUSTRY cấp các FORM còn lại hoặc do Bộ công thương ủy quyền cấp phát C/O 8.1.4. Các loại C/O:
- CO form A: hàng xuất khẩu sang các nước cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP
- CO form D: hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT - CO form E: hàng xuất khẩu sang Trung Quốc hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Trung Quốc (ASEAN + 1)
- CO form S: hàng xuất khẩu sang Lào thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định Việt Nam – Lào - CO form AK: hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN-Hàn Quốc (ASEAN + 2)
- CO form AJ: hàng xuất khẩu sang Nhật Bản hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN-Nhật Bản (ASEAN + 3)
- CO form GSTP: hàng xuất khẩu sang các nước tham gia hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu (GSTP) cho Việt Nam hưởng ưu đãi GSTP
- CO form B: hàng xuất khẩu sang tất cả các nước, cấp theo quy định xuất xứ không ưu đãi
- CO form ICO: cấp cho sản phẩm từ cà phê trồng và thu hoạch tại Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các nước theo quy định của Tổ chức cà phê thế giới (ICO)
- CO form Textile (gọi tắt là form T) cấp cho hàng dệt may xuất khẩu sang EU theo hiệp định dệt may Việt Nam-EU
- CO form Mexico: (thường gọi là anexo III) cấp cho hàng dệt may, giày dép xuất khẩu sang Mexico theo quy định của Mexico
- CO form Venezuela: cấp cho hàng xuất khẩu sang Venezuela theo quy định của Venezuela - CO form Peru: cấp cho hàng giày dép xuất khẩu sang Peru theo quy định của Peru
8.1.5. Trình tự các bước xin cấp CO:
8.1.5.1. Các bước thực hiện trước khi đề nghị cấp C/O
Bước 1: Kiểm tra xem sản phẩm có xuất xứ thuần túy theo quy định phù hợp hay không. Nếu không, chuyển sang bước 2;
Bước 2: Xác định chính xác mã số HS của sản phẩm xuất khẩu (4 hoặc 6 số H.S đầu là cơ sở để xác định xuất xứ hàng hóa theo quy định);
Bước 3: Xác định nước nhập khẩu hàng hóa mà quốc gia đó có FTA với Việt Nam/ASEAN và/hoặc cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan GSP hay khơng. Nếu có, chuyển sang bước 4; Bước 4: Kiểm tra xem sản phẩm xuất khẩu có thuộc danh mục các cơng đoạn chế biến đơn
giản (không đầy đủ) hay không theo quy định phù hợp. Nếu có, sản phẩm đó sẽ khơng có xuất xứ theo quy định. Nếu khơng, chuyển tiếp sang bước 5.
Bước 5: So sách thuế suất để chọn mẫu C/O (nếu có) để đề nghị cấp nhằm đảm bảo hàng hóa xuất khẩu được hưởng mức ưu đãi thuế nhập khẩu thấp nhất;
Bước 6: Kiểm tra xem sản phẩm có đáp ứng quy định xuất xứ phù hợp hay không. VD: EU – Annex 13, Turkey – Annex II, Japan – Annex 5, …
8.1.5.2. Thủ tục cấp C/O
Bước 1: Đăng ký Hồ sơ thương nhân
Khi nộp đơn đề nghị cấp C/O lần đầu tiên cho Tổ chức cấp C/O, Người đề nghị cấp C/O phải nộp những giấy tờ sau:
Đăng ký mẫu chữ ký của Người được ủy quyền ký Đơn đề nghị cấp C/O và con dấu của thương nhân (Phụ lục I);
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân (bản sao có dấu sao y bản chính);
Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (bản sao có dấu sao y bản chính);
Mọi sự thay đổi trong Hồ sơ thương nhân phải được thông báo kịp thời cho Tổ chức cấp C/O nơi liên hệ để được cấp C/O. Hồ sơ thương nhân phải được cập nhập hai (02) năm một lần;
Thương nhân đề nghị cấp C/O chỉ được xem xét giải quyết việc cấp C/O tại nơi đã đăng ký Hồ sơ thương nhân;
Các trường hợp trước đây đã xin cấp C/O nhưng chưa đăng ký Hồ sơ thương nhân phải được thực hiện trong vịng ba (03) tháng kể từ ngày Thơng tư này có hiệu lực.
Bước 2: Cán bộ tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ.
Cán bộ tiếp nhận sẽ kiểm tra và thông báo cho thương nhận một trong các trường hợp sau:
Chấp nhận cấp C/O và thời gian thương nhân sẽ được cấp.
Đề nghị bổ sung chứng từ (ghi rõ loại chứng từ còn thiếu).
Đề nghị kiểm tra lại chứng từ (nêu cụ thể thông tin cần kiểm tra).
Từ chối cấp C/O trong các trường hợp theo pháp luật quy định. Bước 3: Trả Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O).
8.1.5.3. Hồ sơ đề nghị cấp C/O:
a) Bộ hồ sơ đề nghị cấp C/O bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp C/O đã được khai hoàn chỉnh, hợp lệ;
- Mẫu C/O đã được khai hoàn chỉnh bao gồm một (01) bản gốc và ba (03) bản sao. Bản gốc và một bản sao sẽ được Người xuất khẩu gửi cho Người nhập khẩu để nộp cho cơ quan hải quan tại cảng hoặc địa điểm nhập khẩu. Bản sao thứ hai sẽ do Tổ chức cấp C/O lưu. Bản sao còn lại sẽ do Người xuất khẩu giữ. Trong trường hợp do yêu cầu của nước nhập khẩu, Người đề nghị cấp C/O có thể đề nghị Tổ chức cấp C/O cấp nhiều hơn ba (03) bản sao của C/O;
- Tờ khai hải quan xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan (bản sao có chữ ký của người có thẩm quyền và dấu “sao y bản chính“), trừ các trường hợp hàng xuất khẩu khơng phải khai báo tờ khai hải quan xuất khẩu theo qui định của pháp luật. Trong trường hợp có lý do chính đáng Người đề nghị cấp C/O có thể nộp sau chứng từ này nhưng không quá ba mươi (30) ngày kể từ ngày cấp C/O;
b) Nếu xét thấy cần thiết, Tổ chức cấp C/O có thể yêu cầu Người đề nghị cấp C/O cung cấp thêm các chứng từ liên quan đến sản phẩm xuất khẩu như: Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên, phụ liệu; giấy phép xuất khẩu; hợp đồng mua bán; hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên phụ liệu trong nước; mẫu nguyên, phụ liệu hoặc sản phẩm xuất khẩu; vận đơn đường biển; vận đơn đường không và các chứng từ khác để chứng minh xuất xứ của sản phẩm xuất khẩu;
c) Đối với các doanh nghiệp tham gia eCOSys, mọi chứng từ sẽ được thương nhân ký điện tử và truyền tự động tới các Tổ chức cấp C/O. Các Tổ chức cấp C/O căn cứ vào hồ sơ trên mạng để kiểm tra tính hợp lệ của thông tin và cấp C/O cho thương nhân khi nhận được bộ hồ sơ đầy đủ bằng giấy.
8.1.5.4. Thời hạn cấp C/O:
- Thời hạn cấp C/O không quá ba (03) ngày làm việc kể từ thời điểm Người đề nghị cấp C/O nộp Bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ;
- Trong trường hợp cần thiết, Tổ chức cấp C/O cũng có thể tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất nếu thấy rằng việc kiểm tra trên Bộ hồ sơ là chưa đủ căn cứ để cấp C/O hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật đối với các C/O đã cấp trước đó. Kết quả kiểm tra này phải được ghi biên bản. Biên bản phải được cán bộ kiểm tra, Người đề nghị cấp C/O và/hoặc Người xuất khẩu ký. Trong trường hợp Người đề nghị cấp C/O và/hoặc Người xuất khẩu không ký vào biên bản, cán bộ kiểm tra sẽ ký xác nhận sau khi nêu rõ lý do. Thời hạn cấp C/O đối với trường hợp này không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày Người đề nghị cấp nộp Bộ hồ sơ đầy đủ; - Trong mọi trường hợp, thời hạn xác minh không được làm cản trở việc giao hàng hoặc thanh toán của Người xuất khẩu, trừ khi ảnh hưởng này do lỗi của Người xuất khẩu.
8.2. C/O form A:
là một trong các chứng từ sử dụng trong thanh toán quốc tế với các nhà nhập khẩu của một số quốc gia khác, bên cạnh hóa đơn thương mại, hối phiếu, vận đơn và các chứng từ khác có liên quan (nếu có). Nó được một số quốc gia phát triển giàu có chấp nhận nhằm tính thuế ưu đãi cho hàng hóa có xuất xứ từ các quốc gia đang phát triển.
8.2.1. Chức năng của C/O form A:
Làm căn cứ giúp cho các cơ quan quản lý về thuế xác định được mức thuế suất thuế nhập khẩu (ưu đãi) cũng như trị giá tính thuế của các mặt hàng đã được cấp chứng nhận xuất xứ từ quốc gia phát hành ghi trên một chứng nhận xuất xứ mẫu A cụ thể, do các quốc gia nhập khẩu áp dụng các biểu thuế suất nhập khẩu khác nhau đối với cùng một mặt hàng nhưng có nguồn gốc xuất xứ khác nhau.
8.2.2. Phát hành:
Chứng nhận xuất xứ C/O form A do Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam ( VCCI ) cấp. 8.2.3. Các nước chấp nhận C/O form A:
29 nước: Úc,Canada, Nhật Bản, New Zealand, Na Uy, Thụy Sĩ, Mỹ, Belarusia, Bulgaria, Cộng Hòa Séc, Hungary, Ba Lan, Nga, Tây Ban Nha, Slovakia, Áo, BỈ, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy LẠp, Ai-Len, Luxembourg, Italy, Hà Lan, BỒ Đào Nha, Thụy Điển.
8.2.4. C/O:
Chèn Ảnh
Trên C/O trên ta thấy,
Mục 1: Công ty xuất khẩu ở đây là công ty TNHH NIPPON KODO VIET NAM . Địa chỉ: Lô J6-J7, KCN Nomura Hải Phòng, đường An Dương, TP Hải Phịng, Việt Nam.
Mục 2: Người nhận hàng là cơng ty Phoenix Import ở De Vesting 14, 7722 GA Dalfsen, The Netherland. Người nhận ở đây thống nhất với thông tin trong vận đơn.
Mục 3: Chặng vận tải từ Cảng Hải Phòng, Việt Nam đến cảng Rotterdam, Hà Lan. Và bằng vận tải biển. Mục 4: Phần ghi chú của cơ quan cấp C/O để trống tức là khơng có ghi chú gì.
Mục 5: Kê khai số thứ tự các mặt hàng khai báo
Mục 6: Ở đây khơng có kê khai nhãn mác vận chuyển, số lượng hàng. Mục 7: Kê khai số, loại thùng hàng, mơ tả hàng hóa.
Mục 8: Kê khai tiêu chuẩn xuất xứ của hàng hóa. Ở đây, hàng hóa được kê khai theo tiêu chuẩn Nhật Bản, Na- uy, Thụy Sĩ và các nước liên minh Châu Âu. Đằng sau chứ W là mã số HS.
Mục 9: Trọng lượng thơ của hàng hóa là 437.60 kgs
Mục 10: Hóa đơn số NK-PI-18001, ngày 05 tháng 2 năm 2018. Mục 11: Kê khai địa điểm, ngày phát hành C/O, ký và đóng dấu.
Mục 12: Kê khai : nước xuất xứ của hàng hóa là Việt Nam., sau đấy là nước nhập khẩu là Hà Lan, địa điểm ngày ký của người có thẩm quyền, ngày kí ở đây bằng với ngày phát hành C/O là hợp lệ. Chữ ký của người có thẩm quyền là chữ ký tay, được đánh dấu rõ chức danh, dấu doanh nghiệp và dấu tên.
9. THANH TỐN
9.1. Các hình thức thanh tốn 9.1.1. Ghi sổ - Open Account Khái niệm
Ghi sổ là một phương thức thanh toán trong đó nhà xuất khẩu mở một tài khoản ghi nợ những khoản tiền hàng hoá và dịch vụ mà họ cung cấp cho nhà nhập khẩu, nhà nhập khẩu định kỳ thanh toán số tiền phát sinh trên tài khoản bằng chuyển tiền hay bằng séc.
Tham gia phương thức thanh tốn này ban đầu chỉ có nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu. Các ngân hàng không tham gia với chức năng là người mở tài khoản và thực hiện việc thanh toán. Chỉ đến định kỳ thanh toán theo thỏa thuận, nhà nhập khẩu mới thơng qua ngân hàng của mình để thanh tốn khoản tiền nợ phát sinh cho nhà xuất khẩu. Trong nghiệp vụ thanh toán ghi sổ, chỉ có nhà xuất khẩu mở tài khoản (mở sổ) ghi chép các khoản tiền hàng, nhà nhập khẩu khơng mở sổ song song, nếu có mở sổ ghi chép thì sổ đó chỉ có giá trị theo dõi chứ khơng có giá trị thanh quyết tốn giữa hai bên.
Trình tự thực hiện
1. Nhà XK giao hàng/ dịch vụ và gửi chứng từ cho nhà NK nhận hàng 2. Nhà XK ghi nợ vào tài khoản và báo nợ trực tiếp cho nhà NK
3. Định kỳ thanh toán (tháng, quý hoặc nửa năm) nhà NK chuyển tiền qua NH thanh tốn cho nhà XK hoặc thanh tốn bằng séc.
Quy trình thanh tốn bằng hình thức ghi sổ Nhận xét
Phương thức thanh tốn ghi sổ là phương thức thanh tốn có lợi cho nhà nhập khẩu được áp dụng khi nhà xuất khẩu muốn cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu (bán hàng trả chậm) và thường sử dụng trong các trường hợp sau: - Hai bên có quan hệ mua bán thường xun với số lượng khơng lớn và có sự tin cậy lẫn nhau - Nhà xuất khẩu gửi hàng cho nhà nhập khẩu / đại lý phân phối ở nước ngồi bán - Thanh tốn phí dịch vụ như cước phí vận tải, bảo hiểm, bưu điện, tiền hoa hồng, phí ủy thác, lãi cho vay hoặc lợi tức đầu tư.
9.1.2. Phương thức nhờ thu – Collection Khái niệm
Nhờ thu là một phương thức thanh tốn, trong đó người XK sau khi giao hàng thì gửi chứng từ ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền hàng từ người NK nước ngoài. Hiện nay, nghiệp vụ nhờ thu trong thanh toán quốc tế thường được tiến hành theo Quy tắc thống nhất về nhờ thu- Uniform Rules for Collection – viết tắt URC số 522 của Phòng Thương mại quốc tế.
Chứng từ nhờ thu
Theo URC 522, chứng từ nhờ thu là các chứng từ tài chính và / hoặc chứng từ thương mại.
+ Chứng từ tài chính – financial documents là hối phiếu, kỳ phiếu, séc hoặc các chứng từ tương tự nhằm mục đích chi trả.
+ Chứng từ thương mại- commercial documents là hoá đơn, vận tải đơn, các chứng từ về quyền sở hữu hoặc các chứng từ tương tự hoặc bất cứ chứng từ nào khơng phải là chứng từ tài chính.
Các loại nhờ thu
Căn cứ vào chứng từ gửi nhờ thu, phương thức nhờ thu bao gồm hai loại: