Giải pháp thúc đẩy hoạt động của hệ thống trung gian tài chính tại Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) hệ thống trung gian tài chính việt nam trong bối cảnh CMCN 4 0 (Trang 27 - 30)

Nam trong bối cảnh CMCN 4.0

Để tận dụng ưu thế và hạn chế những tác động tiêu cực của CMCN 4.0 đến lĩnh vực tài chính, ngân hàng Việt Nam nói chung và hệ thống các trung gian tài chính nói riêng, các giải pháp cần được tập trung xây dựng một số giải pháp ổn định, phát triển

bền vững như

sau:

Một là, đẩy mạnh đổi mới và ứng dụng các công nghệ hiện đại thông qua việc

xây dựng và hoạch định chiến lược về phát triển CNTT của hệ thống trung gian tài chính. Trong đó, nhiệm vụ xun suốt là nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu công nghệ hiện đại của CMCN 4.0

Hai là, các tổ chức trung gian tài chính nói riêng và các định chế tài chính nói chung cần tập trung thúc đẩy phát triển, tạo sự bứt phá về hạ tầng công nghệ, hỗ trợ

cho sự phát triển của tồn hệ thống. Về phía NHTM, cần tích cực hơn nữa trong việc nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp, cơng nghệ mới đột phá như: các giải pháp thanh tốn đổi mới, sáng tạo (thanh tốn di động qua mã QR chuẩn hóa, số hóa thơng tin thẻ - Tokenization, cơng nghệ thanh tốn thẻ chíp đối với thẻ nội địa…); nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu mở qua giao diện lập trình ứng dụng (open API); các cơng nghệ mới như Phân tích dữ liệu lớn (Big Data Analytics), Trí tuệ nhân tạo (A.I)… nhằm cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tiện lợi, giá cả hợp lý theo hướng số hóa, thơng minh, đem lại lợi ích thiết thực cho khách hàng trong kỷ nguyên số; Đầu tư thích đáng để có được nguồn nhân lực chất lượng cao..

Ba là, tăng cường ứng dụng chuỗi cung ứng thông minh. CMCN 4.0 sẽ tạo ra

một mơ hình chuỗi cung ứng mới gắn kết chặt chẽ hơn với nhu cầu của khách hàng. Do đó, chuỗi cung ứng mới này sẽ tạo ra một cơ sở dữ liệu duy nhất, làm cho chuỗi cung ứng thông minh, minh bạch và hiệu quả hơn ở mọi giai đoạn, từ khi phát sinh nhu cầu cho đến khi bàn giao dịch vụ, sản phẩm. Như vậy, đứng trước kỷ nguyên CMCN 4.0, các ngân hàng trong nước cần tìm kiếm những giải pháp tồn diện cho dịch vụ tài chính, ngân hàng thơng qua sử dụng các dữ liệu thông minh và hợp tác với nhiều ngành kinh doanh.

Bốn là, đẩy nhanh tiến độ xây dựng và hoàn thiện chiến lược tài chính tồn diện,

trong đó nhấn mạnh vai trị ứng dụng CNTT, khuyến khích sự phát triển hợp tác giữa ngân hàng và các cơng ty tài chính cơng nghệ Fintech; thúc đẩy hệ sinh thái Fintech phát triển, trở thành một phần của hệ sinh thái trong chuỗi cung ứng sản phẩm dịch vụ tài chính, ngân hàng hiện đại. Tăng cường hợp tác với Fintech cũng cần thiết cho các ngân hàng nhằm tận dụng mơ hình kinh doanh tinh gọn, hướng tới trải nghiệm khách hàng và sự đổi mới, sáng tạo của Fintech kết hợp khai thác ưu thế quản lý rủi ro vững mạnh, cơ sở khách hàng rộng lớn của các ngân hàng để tạo ra sức mạnh tổng hợp trong cung ứng dịch vụ, đem lại lợi ích thiết thực về giảm chi phí, tăng tiện ích, thuận lợi cho khách hàng và góp phần đắc lực phổ cập tài chính địa bàn nơng thơn, vùng sâu, vùng xa.

Năm là, chú trọng quản lý an ninh mạng. CMCN 4.0 đã đẩy cao mức độ chia sẻ

thơng tin, từ đó tạo ra một nhu cầu rất lớn về bảo mật và an tồn thơng tin. Theo đó, các ngân hàng và các định chế tài chính cần đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng trung tâm Dự phịng dữ liệu (khơi phục dữ liệu sau thảm họa); Nâng cấp hệ thống an ninh,

bảo mật ở mức cao; Đảm bảo việc mở rộng phạm vi hoạt động (nếu có) được ổn định, an tồn, mang lại hiệu quả lâu dài. Các ngân hàng thương mại cần tiếp tục đầu tư nhiều giải pháp bảo đảm an tồn thơng tin, đồng thời tăng cường công tác cảnh báo, khuyến cáo khách hàng cần cẩn trọng khi giao dịch ngân hàng điện tử. Có thể thấy, muốn thực hiện tốt việc bảo mật an ninh lĩnh vực ngân hàng - tài chính địi hỏi sự hợp tác chặt chẽ từ ba phía: khách hàng, ngân hàng và cơ quan quản lý. Nếu thiếu bất cứ thành phần nào, việc đảm bảo an toàn an ninh tồn hệ thống sẽ khó thực hiện.

Sáu là, xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành tài chính, ngân

hàng. Trong đó, chú trọng cơng tác đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao, tăng khả năng ứng dụng CNTT. Việc đào tạo, quan tâm tới chất lượng nguồn nhân lực cơng nghệ cao được thực hiện trên tồn hệ thống tài chính.

Bảy là, cần tham gia xây dựng khn khổ pháp lý hoàn chỉnh cho việc triển khai

và phát triển ngân hàng số. Về phía cơ quan quản lý,để hỗ trợ phát triển ngân hàng số, NHNN tiếp tục rà sốt, chỉnh sửa và hồn thiện hành lang pháp lý tạo thuận lợi, hỗ trợ cho sự phát triển, hoạt động của ngân hàng số. Bên cạnh đó, triển khai nâng cấp, hồn thiện hạ tầng thanh toán quốc gia quan trọng như: Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (IBPS)…; đồng thời thúc đẩy việc sớm ra đời và đưa vào vận hành Hệ thống bù trừ điện tử tự động phục vụ cho các giao dịch thanh tốn bán lẻ (ACH) với tính năng hoạt động 24x7x365, thanh toán thời gian thực, xử lý đa kênh, đa phương tiện. Ngoài ra, tiếp tục triển khai các mơ hình thanh tốn mới tại nơng thơn, vùng sâu, vùng xa gắn với việc xây dựng, triển khai Chiến lược Quốc gia về Phổ cập Tài chính tại Việt Nam; Thúc đẩy thanh toán điện tử dịch vụ cơng trong khu vực Chính phủ. NHNN cũng đang nghiên cứu, ban hành Nghị định về cơ chế thử nghiệm cho hoạt động Fintech trong lĩnh vực ngân hàng; Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực ngân hàng. Đặc biệt, NHNN tiếp tục mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về thanh tốn khơng dùng tiền mặt, giáo dục tài chính; tăng cường các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; nâng cao chất lượng, hiệu quả dịch vụ thanh toán…

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) hệ thống trung gian tài chính việt nam trong bối cảnh CMCN 4 0 (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)