Giải pháp cải thiện cán cân thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) đầu tư nước ngoài và cán cân thanh toán quốc tế tại một số nước đông nam á (Trang 25 - 28)

Cải thiện cán cân thanh toán (điều chỉnh tỷ giá linh hoạt, các biện pháp hỗ trợ xuất/nhập khẩu, hạn chế nhập siêu những mặt hàng trong nước đã sản xuất được)

Sửa đổi, bổ sung chính sách thuế xuất/nhập khẩu đối với một số mặt hàng nhằm bỉnh ổn giá xăng dầu, không để giá tăng liên tục trong thời gian ngắn gây tác động đến sản xuất hàng xuất khẩu.

Chính phủ nên ban hành quy định chi tiết một số điều Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo hướng khuyến khích xuất khẩu, kiểm sốt nhập khẩu, trước hết là đối với những mặt hàng trong nước sản xuất được.

3.3.2 Thay đổi cơ cấu xuất nhập khẩu cũng như cơ cấu đầu tư bất lợi với quốc gia quốc gia

Muốn duy trì và đảm bảo tăng thặng dư cán cân thanh toán những năm sau, các nước Đông Nam Á cần phải thay đổi cơ cấu xuất nhập khẩu cũng như cơ cấu đầu tư bất lợi với quốc gia đó. Cụ thể: từng bước và có nhiều giải pháp đồng bộ giữ được thặng dư cán cân thương mại trên cơ sở giữ được tốc độ tăng về kim ngạch xuất khẩu, tiếp tục kiềm chế tốc độ tăng nhập khẩu những mặt hàng khơng khuyến khích nhập khẩu, giảm thiểu thâm hụt cán cân dịch vụ bằng cách đảm nhận cung cấp các dịch vụ vận tải, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ du lịch; thu hút tốt hơn lượng kiều hối…

3.3.3 Các giải pháp về hành chính

Thu hút lượng vốn vào nhiều, thực hiện các biện pháp trợ giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn của suy thối kinh tế và khủng hoảng tồn cầu, giảm kiểm sốt vốn, tăng cường các hoạt động hỗ trợ cho xuất khẩu, giảm nhập khẩu.

KẾT LUẬN

Các hoạt động giao thương quốc tế tiêu biểu là đầu tư quốc tế (FDI) là xu thế chung của hợp tác quốc tế xúc tiến phát triển nền kinh tế của một quốc gia và góp phần quan trọng trong việc cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á cũng như các nước còn trên thế giới xem trọng và đẩy mạnh cải thiện chính sách, khuyến khích thúc đẩy thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào trong nước và nỗ lực cải thiện cán cân thanh toán quốc tế trong suốt giai đoạn gia nhập, phát triển các hiệp định hợp tác quốc tế về kinh tế, vực dậy sau những bất ổn chính trị, khó khăn trên các mặt xã hội, chính sách, lao động cụ thể là đối với 3 nước Việt Nam, Lào, Thái Lan trong giai đoạn phát triển từ năm 2010-2017.

Đầu tư FDI vào một nước có tính 2 mặt xong khơng thể phủ nhận hầu các nước đang phát triển có nguồn vốn FDI mạnh sẽ phát triển nhanh khi đón đầu về cơng nghệ, tiếp nhận vốn, kỹ thuật sản xuất, thúc đẩy phát triển khả năng lao động của con người. Quan trọng nhất là FDI tác động tích cực đến cán cân thanh toán quốc tế, là một trong những yếu tố quan trọng giúp cải thiện cán cân thông qua cải thiện cán cân cơ bản như cán cân thương mại. Và đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, Lào, Thái Lan, FDI là nguồn vốn nước ngoài chủ yếu thúc đẩy đầu tư, cung cấp vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, tiếp nhận công nghệ kỹ thuật tiên tiến của các nước đã phát triền từ đó giúp cho 3 nước vực dậy nền kinh tế sau các giai đoạn khủng hoảng chính trị, kinh tế trong nước cũng như tác động của nền kinh tế toàn cầu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. GS. TS. Nguyễn Văn Tiến, 2012, Giáo trình Tài chính quốc tế, NXB thống kê, Hà Nội.

2. PGS. TS. Vũ Thị Kim Oanh & TS. Nguyễn Thị Việt Hoa, 2016, Giáo

trình Kinh tế đầu tư, NXB Lao Động, Hà Nội

3. Tạp chí tài chính (2017), “Thực trạng thu hút FDI tại Việt Nam giai

đoạn 1988-2016”

TIẾNG ANH

1. World Bank, Foreign direct investment, net inflows:

http://hdr.undp.org/en/composite/HDI?fbclid=IwAR2lu-

Y5th2LcKZ8ztaUso7jQ7INOGlMxpFU5oi3WJD0UOuKOaRktrKu6 w

2. Asian Development Bank, Key Indicators for Asia, Balance of Payment https://www.adb.org/data/key-indicators/main

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) đầu tư nước ngoài và cán cân thanh toán quốc tế tại một số nước đông nam á (Trang 25 - 28)