CHƯƠNG 4 : BIỆN PHÁP BẢO HỘ VÀ KẾT LUẬN
1. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý
Có nhiều phương thức bảo hộ các chỉ dẫn địa lý ở phạm vi quốc gia, nhưng có thể chia thành 03 nhóm chính sau: bảo hộ chỉ dẫn địa lý bằng hệ thống pháp luật riêng, bảo hộ chỉ dẫn địa lý bằng pháp luật về nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận, và bảo hộ chỉ dẫn địa lý bằng luật chống cạnh tranh không lành mạnh.
1.1 Bảo hộ chỉ dẫn địa lý bằng pháp luật riêng
Pháp là nước đầu tiên và điển hình trong việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý bằng một luật riêng. Hệ thống đăng ký và một loạt khái niệm trong luật của Pháp đã có ảnh hưởng lớn và lan rộng trong các nước có truyền thống luật La mã ở Châu Âu và Châu Mỹ La tinh.
Theo hệ thống riêng về bảo hộ chỉ dẫn địa lý, các chỉ tiêu của một chỉ dẫn địa lý được bảo hộ được xây dựng bằng một thủ tục hành chính với sự tham gia của các nhà sản xuất và các cơ quan quản lý nhà nước, sau đó được chính thức cơng nhận bằng thủ tục đăng ký quyền sở hữu công nghiệp. Nội dung bảo hộ một chỉ dẫn địa lý là chống việc sử dụng các chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đó cho sản phẩm khơng đạt các chỉ tiêu pháp lý. Hệ thống bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo mơ hình này thường được gọi là hệ thống tên gọi xuất xứ có kiểm sốt AOC, hiện hành ở EU và các nước thành viên EU, trong đó đặc biệt có Pháp, Thụy Sỹ.
1.2 Bảo hộ chỉ dẫn địa lý bằng pháp luật về nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng
Nhận Bảo hộ chỉ dẫn địa lý bằng pháp luật về nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận thường thấy ở các nước có truyền thống luật Anh-Mỹ. Cả hai hình thức bảo hộ này đặc biệt có ý nghĩa để các doanh nghiệp hoặc hiệp hội doanh nghiệp chủ động phát huy vai trò của giới tư nhân. Tuy nhiên, cả hai hình thức bảo hộ này chỉ có hiệu quả trong một chừng mực nhất định vì chỉ có thể kiểm sốt những người tự nguyện sử dụng các nhãn hiệu chứa chỉ dẫn địa lý mà không thể cấm những người không gia nhập tập thể và những người không chịu sự giám định, chứng nhận sản phẩm sử dụng chỉ dẫn địa lý.
1.3 Bảo hộ chỉ dẫn địa lý bằng pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh
Để được bảo hộ theo luật chống cạnh tranh khơng lành mạnh, nhìn chung một chỉ dẫn địa lý phải thỏa mãn hai điều kiện: (i) chỉ dẫn địa lý phải đã có được một danh tiếng hoặc uy tín nhất định; và (ii) việc sử dụng chỉ dẫn địa lý trên sản phẩm/dịch vụ không xuất xứ từ vùng mang tên địa lý tương ứng phải làm cho người tiêu dùng bị nhầm lẫn về xuất xứ thực sự của sản phẩm/dịch vụ.
Hình thức bảo hộ này chỉ nhằm vào việc bồi thường thiệt hại gây ra do việc sử dụng chỉ dẫn địa lý sai trái. Đối với hình thức bảo hộ khơng cần đăng ký này khi xảy ra xâm phạm quyền thì việc chứng minh sự đáp ứng các điều kiện để được
hưởng sự bảo hộ thuộc nghĩa vụ của chủ thể quyền và thường rất khó khăn và tốn kém.