Một số khuyến nghị trong việc xây dựng cơ cấu ngành phù hợp thúc đẩy tăng

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) đánh giá tác động chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đến tăng trưởng kinh tế việt nam những năm gần đây (Trang 33 - 39)

đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Để quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành ở nước ta được diễn ra phù hợp với sự tăng trưởng ổn định, bền vững, Việt Nam cần xây dựng một lộ trình cơng nghiệp hóa rõ ràng, dài hạn, phù hợp với các điều kiện cụ thể và năng lực cửa nền kinh tế nước nhà. Cụ thể hơn:

Tập trung vào những ngành thế mạnh, có lợi thế so sánh tại Việt Nam, đồng thời có chiến lược phát triển thống nhất bằng việc tập trung vào việc thúc đẩy những ngành hỗ trợ, có liên quan. Giảm dần tỷ trọng các ngành sử dụng lao động cao sang những ngành có dung lượng vốn cao. Giảm dần tỷ trọng ngành khai thác tài nguyên sang những ngành có giá trị gia tăng cao. Với tình hình hiện nay của nước ta, nơng nghiệp vẫn là ngành có khả năng cạnh tranh nhất trên thị trường quốc tế, vì vậy cần đầu tư nhiều hơn để phát triển nông nghiệp, nhất là những sản phẩm nông sản đem lại giá trị xuất khẩu cao trong những năm qua. Tuy nhiên, thay vì số lượng, cần tập trung để tăng năng suất và chất lượng của sản phẩm. Muốn vậy, nhà nước cần phải trang bị đủ cơ sở vật chất, xây dựng hệ thống kênh mương, tưới tiêu, hệ thống vận tải nơng thơn, điện khí hóa nơng thơn. Ngành cơng nghiệp cần tập trung chế tạo các sản phẩm hỗ trợ nơng nghiệp như máy móc, thiết bị để tiết kiệm, thay thế lao động nơng nghiệp, phân bón, cơng nghệ sinh học để tăng năng suất lao động, … Tìm kiếm những giống cây trồng mới, phù hợp với thời tiết tại nhiều thời điểm trong năm ở nước ta để tiến hành xen canh, tăng vụ, giảm thất nghiệp nhàn rỗi ở nông nghiệp. Ngành dịch vụ cần hỗ trợ công nghiệp và nông nghiệp như hỗ trợ để người dân tiếp cận vốn dễ dàng, nâng cao tay nghề người lao động…

Tạo ra cơ chế phát triển đồng bộ, tương quan lẫn nhau giữa chuyển dịch cơ cấu ngành và chuyển dịch cơ cấu lao động. Để làm được điều này, chiến lược chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phải gắn chặt với việc đào tạo kỹ năng người lao động. Hướng việc đào tạo lao động phù hợp với những mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành đã đề ra. Việc chuyển dịch cơ cấu ngành phải diễn ra từ từ, phù hợp với trình độ phát triển lao động để có thể sản xuất ở những ngành có năng suất và giá trị gia tăng lớn nhất, thay vì chỉ thay đổi cơ cấu ngành về mặt hình thức cịn thực tế

vẫn phụ thuộc nhiều vào việc khai thác tài nguyên. Đối với các ngành khai thác tài nguyên, đặc biệt là các loại tài nguyên không thể phục hổi, tái tạo, cần được khai thác có giới hạn, giảm tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm thô, cải thiện mối liên kết xuối của ngành này với các ngành công nghiệp chế biến qua việc tăng các luồng sản phẩm khai khoáng vào các hoạt động chế biến để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm cuối cùng và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Cần đầu tư nhiều hơn vào phát triển khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, những ngành mang chiến lược dài hạn, thay vì tập trung vào những ngành chỉ đem lại tăng trưởng kinh tế nhất thời. Cho phép các cơ sở giáo dục được tự chủ tài chính, thay vì phụ thuộc hồn tồn vào nguồn vốn nhà nước để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Người lao động phải chủ động, tích cực học hỏi kinh để nâng cao tay nghề. Với điều kiện hiện nay của Việt Nam, việc phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ không thể thực hiện dàn trải cho tất cả các ngành mà phải phân chia thành các nhóm ngành để xác định các bước đi thích hợp cho từng giai đoạn cụ thể. Hiện nay, các ngành công nghiệp hỗ trợ tạo ra những sản phẩm có nhu cầu lớn cần được tập trung phát triển là: phụ liệu dệt may, giày dép, linh kiện điện tử...

Nâng cao chất lượng ở các ngành dịch vụ truyền thống và phát triển các ngành dịch vụ hiện đại, cơng nghệ cao. Bên cạnh đó, những ngành dịch vụ trong lĩnh vực trọng tâm như ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, viễn thơng...cần được chú trọng phát triển nhằm tạo tiền đề cho việc phát triển nền kinh tế theo hướng hiện đại.

Tạo cơ chế pháp lý thuận lợi để thu hút FDI, đặc biệt là FDI trong nông nghiệp. Tuy nhiên, cần phải có việc kiểm định các dự án một cách rõ ràng, tránh để trở thành bãi rác thải công nghệ hay để các doanh nghiệp nước ngồi thâu tóm. Bến cạnh đó, cần tiếp tục duy trì nguồn vốn đầu tư (bao gồm cả tiết kiệm trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài) và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nhằm nâng cao năng suất các hoạt động hiện hữu, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sang các hoạt động có năng suất và giá trị gia tăng cao hơn nữa.Việc đầu tư vào các ngành sản xuất thâm dụng vốn và công nghệ là việc làm cần thiết để giữ vững nhịp tăng năng suất.

Cuối cùng, chúng ta cần có những chính sách phù hợp tạo môi trường thuận lợi cho việc di chuyển các nguồn lực một cách linh hoạt sang các hoạt động kinh tế có năng suất cao. Sự dịch chuyển lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và

dịch vụ là một nhân tố quan trọng nhưng cần có định hướng rõ ràng và có sự đào tạo bài bản để đáp ứng được nhu cầu và trình độ ngày càng cao của kỹ thuật và công nghệ mới.

KẾT LUẬN

Tăng trưởng nhanh và bền vững là mục tiêu trước mắt và lâu dài cho nền kinh tế Việt Nam. Để đạt được điều đó, chúng ta cần có một cơ cầu kinh tế hợp lý và hiệu quả, đặc biệt là quan tâm điều chỉnh trong sự chuyển dịch của cơ cấu ngành kinh tế.

Tiểu luận đã khái quát một số cơ sở lý luận có liên quan đến tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam những năm gần đây, đồng thời nhóm đã thống kê, so sánh và phân tích các dữ liệu thu thập được để có thể đưa ra một số đánh giá và khuyến nghị cho việc xây dưng một cơ cấu ngành kinh tế hiệu quả góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững ở nước ta .

Nhìn chung, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam những năm gần đây đã chuyển biến theo hướng tích cực, nhưng chưa đảm bảo sự hợp lý, tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế diễn ra còn chưa ổn định và chất lượng chưa cao, sự phát triển chủ yếu vẫn dựa vào tài nguyên thiên nhiên và lao động phổ thơng.

Để q trình chuyển dịch cơ cấu ngành ở nước ta được diễn ra phù hợp với sự tăng trưởng kinh tế ổn định, bền vững, Việt Nam cần xây dựng một lộ trình cơng nghiệp hóa rõ ràng, dài hạn, phù hợp với các điều kiện cụ thể và năng lực cửa nền kinh tế nước nhà.

Bài tiểu luận cịn nhiều thiếu sót do hạn chế về khả năng nên chúng em kính mong cơ và các bạn góp ý để chúng em hồn thiện hơn nữa trong tương lai. Chúng em xin gửi lời cảm ơn tới cơ Hồng Bảo Trâm đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo, cung cấp cho chúng em những kiến thức và thơng tin cần thiết phục vụ cho q trình tìm hiểu và nghiên cứu để có thể hồn thành bài tiểu luận trên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TS. Phạm Ngọc Linh, TS. Nguyễn Thị Kim Dung (2008), Giáo trình kinh tế phát triển, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân

Nguyễn Công Anh (2013), Định hướng và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh

tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020, chuyên đề thực tập tốt nghiệp,

trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Công Văn Dị (2008), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam, tạp chí nghiên cứu kinh tế số 361 – tháng 6/2008, tr.40-45

TS. Nguyễn Mạnh Dũng (2013), Doanh nghiệp chế biến nơng sản trong

q trình tái cơ cấu ngành nơng nghiệp

Vũ Đình Hịa, Nguyễn Thị Đơng (2015), Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

và định hướng tăng trưởng xanh tại Việt Nam, tạp chí Kinh tế và Dự báo, tr. 9-11

Bùi Thị Thiêm (2007), Một số vấn đề về cơ cấu công nghiệp Việt Nam, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Kinh tế - Luật, số 23, tr. 88-95

Phí Thị Hằng (2014), Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở Thái Bình

trong giai đoạn hiện nay, luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ

Chí Minh

Nguyễn Thị Lan Hương (2007), Phân tích tác động của chuyển dịch cơ cấu

ngành kinh tế tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, tạp chí nghiên cứu kinh tế số

353, tháng 10/2007, tr.3-11

Mutrap (2009), Báo cáo “Chiến lược tổng thể phát triển ngành dịch vụ tới

năm 2020 (CSSSD) và tầm nhìn tới năm 2025”

- www.gso.gov.vn, Báo cáo tăng trưởng kinh tế thường niên của tổng cục

thống kê

- http://dangcongsan.vn/, Đổi mới mơ hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam

theo tinh thần Đại hội XI của Đảng - GS.TS Chu Văn Cấp,

http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books- 0105201511342446/index-210520151130204632.html, ngày truy cập 13/05/2016

- http://voer.edu.vn/, chuyển dịch cơ cấu kinh tế,

http://voer.edu.vn/m/chuyen-dich-co-cau-kinh-te/0019afd7, ngày truy cập

12/5/2016

- http://voer.edu.vn/, cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế,

http://voer.edu.vn/m/co-cau-kinh-te-va-chuyen-dich-co-cau-kinh-te/58a5e444,

ngày truy cập 12/05/2016

- http://vietnamnet.vn/, Tăng trưởng kinh tế 2014 và những dự báo cho năm 2015, http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/vef/216685/tang-truong-kinh-te-2014-

va-nhung-du-bao-cho-nam-2015.html, ngày truy cập 13/05/2016

- http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/ books-0105201511342446/index-210520151130204632.html - http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/vef/216685/tang-truong-kinh-te-2014- va-nhung-du-bao-cho-nam-2015.html - http://www.ncseif.gov.vn/sites/en/Pages/chuyendichcocaukinhte-nd- 12964.html - http://www.vjol.info/index.php/econst/article/viewFile/6279/5949 - http://text.123doc.org/document/310550-su-chuyen-dich-co-cau-nganh- kinh-te-viet-nam-trong-thoi-ky-hoi-nhap.htm

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) đánh giá tác động chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đến tăng trưởng kinh tế việt nam những năm gần đây (Trang 33 - 39)