Định hướng phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) giải pháp phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại việt nam (Trang 28)

CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH TẠI VIỆT NAM

3.1 Định hướng phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại Việt Nam

Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước thể hiện trong quan điểm Chiến lược phát triển du lịch theo chiều sâu, có chất lượng, hiệu quả, bền vững, có thương hiệu và sức cạnh tranh, phát triển du lịch tâm linh dựa trên các quan điểm chủ đạo sau:

Thứ nhất, Du lịch tâm linh phải được tập trung đầu tư phát triển theo quy hoạch bài bản trên cơ sở khai thác những giá trị nổi trội về cảnh quan thiên nhiên và văn hóa dân tộc, đặc biệt là văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam.

Thứ hai, Phát triển du lịch tâm linh trở thành động lực thu hút khách du lịch, thúc đẩy các hoạt động dịch vụ du lịch khác, tạo sự đa dạng và hấp dẫn cho du lịch Việt Nam và đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế-xã hội theo hướng bền vững; phát triển du lich tâm linh trở thành giải pháp hữu hiệu để phát triển bền vững thông qua tạo việc làm, thu nhập cho cư dân địa phương, tăng cường hiểu biết giao lưu văn hóa, tìm hiểu thế giới và tạo động lực bảo tồn giá trị truyền thống, tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc.

Thứ ba, Phát triển du lịch tâm linh trở thành mục tiêu phát triển đời sống tinh thần cho nhân dân hướng tới những giá trị chân-thiện-mỹ và nâng cao chất lượng cuộc sống, thúc đẩy tiến bộ xã hội; du lịch tâm linh phải phát triển theo hướng chăm lo nuôi dưỡng tinh thần tiến bộ, làm cho tư tưởng, tinh thần trong sáng đồng thời đấu tranh, bài trừ những hủ tục, dị đoan làm sai lệch tư tưởng và u muội tinh thần.

3.2 Đề xuất giải pháp

3.2.1 Tham khảo một sớ mô hình trên thế giới

a. Mơ hình du lịch hành hương:

Hành hương cũng có thể được coi là du lịch, hành hương thuộc loại hình du lịch văn hóa tâm linh. Tín ngưỡng, tôn giáo có vai trị quan trọng trong đời sống tâm linh của con người, vì thế các vùng thánh địa linh thiêng là một lợi thế cho việc hình thành mô hình du lịch hành hương. Trên thế giới hiện nay, nhiều nước đã và đang rất phát triển mô hình du lịch hành hương này. Nếu đi theo tour, các tour kiểu này thường chọn những địa điểm tâm linh tiêu biểu (bao gồm những yếu tố văn hóa - lịch sử lẫn yếu tố tâm linh) trong một lịch trình cố định sẵn, tổ chức tham quan và giới thiệu cho du khách.

Phật giáo: Một số đất nước rất nổi tiếng với mô hình hành hương này như Thái Lan, Myanmar - các đất nước chùa vàng với hàng vạn đền chùa lớn nhỏ. Các tín đồ Phật giáo cũng không thể bỏ qua Sri Lanka với cây bồ đề hơn 2200 năm tuổi, đền thờ Xá Lợi Răng Phật… Hay Ấn Độ - quê hương của Đức Phật và Tứ động tâm Lumbini, Bodgaya, Sarnath, Kushinagar. Việc tự mình leo bộ qua những dãy núi trùng điệp với phong cảnh hùng vĩ để lên đến tu viện Taktsang linh thiêng ở Bhutan sẽ mang lại cảm giác như tìm về hạnh phúc đơn giản trong tâm hồn mỗi con người. Thiên chúa giáo: Với đạo Thiên Chúa giáo, khách hành hương thường hướng về Jordan, nơi có nhiều chứng tích được đề cập đến trong Kinh Thánh như vùng núi Nebo, nơi nhà tiên tri Moses được Chúa Jesus chỉ về miền đất hứa hay khu vực Rửa tội ở Bethany được cho là nơi rửa tội của Chúa Jesus,... Bồ Đào Nha là nơi có hàng triệu tín hữu Công giáo đến tạ ơn và cầu nguyện đức mẹ Maria mỗi năm. Với Cơ đốc giáo: Ý là nơi lý tưởng để hành hương vì ở đó có tịa thánh Vatican.

Một số địa điểm hành hương nổi tiếng khác trên thế giới:

Thánh địa Mecca, Ả Rập: Nằm tại vùng đồng bằng Tihamah, trên một thung lũng có

độ cao 277m; thánh địa Mecca chính là nơi đầu tiên mà các giáo đồ nghĩ đến khi nói về 2 từ “hành hương”. Thành phố này là địa điểm đầu tiên trên Trái đất được tôn thờ, bởi nơi đây Ibrahim và con trai ngài là Ismail xây nên Kaaba – khối lập phương linh thiêng được phủ lụa đen cùng hoa văn thêu chỉ vàng lộng lẫy ngay giữa sân thánh địa Mecca. Bất cứ tín đồ đạo Hồi nào cũng có một lần trong đời đến đây để cầu nguyện tại Masjid al-Haram - một trong những thánh đường lớn nhất thế giới. Bởi Đạo Hồi tin rằng, nếu một người thực hiện Umrah hoặc Hajj đúng theo nghi thức và với ý nguyện chân thành để cầu xin đức Allah thì tất cả lỗi làm của họ sẽ được tha tội.

Thành Vatican: Đối với nhiều tín đồ Cơ đốc giáo, một trong những điều phải làm

trong đời là viếng thăm tịa thánh Vatican để nhìn thấy đức Giáo Hồng tại quảng trường thánh Phêrô. Là khu biệt lập có tường bao bọc nằm gọn trong thành phố Roma của Italy, thành Vatican được coi là trung tâm quyền lực của Giáo hội, có ảnh hưởng lớn đến hàng tỷ dân công giáo trên toàn thế giới. Toàn bộ Nhà nước Vatican được công nhận là di sản thế giới được UNESCO công nhận từ năm 1984. Địa danh linh thiêng nhất chính là Vương cung thánh đường Thánh Phêrô – kiệt tác kiến trúc nổi tiếng nhất thời Phục Hưng. Cấu trúc công trình có hình chữ thập với một gian giữa dài, bên trên là mái vòng rộng lớn được trang trí hoa văn tinh tế.

Sông Hằng, Ấn Độ: Là con sông quan trọng nhất của các tiểu lục địa phía Bắc Ấn

Độ, dài 2,510 km bắt nguồn từ dãy Hymalaya, qua Bangladesh và chảy vào vịnh Bengal. Tên của sông được đặt theo tên vị nữ thần Hindu Ganga. Con sông này chính là nơi linh thiêng nhất và là một phần không thể tách rời của văn hóa Hindu cũng như cuộc đời mỗi tín đồ Ấn Độ giáo sùng đạo. Nhiều thế hệ người Ấn sinh sống ở đây đã thực hiện vô số nghi lễ quan trọng quanh con sông thiêng như: ngâm mình và tắm gội cho các tượng thần trong dòng nước thánh để rửa trôi mọi tội lỗi. Hay các gia đình sẽ hỏa táng thân nhân đã mất cạnh bờ biển, thả tro hoặc cả thi thể theo dòng nước, với hy vọng linh hồn họ sẽ tránh được bể khổ tái sinh luân hồi và sớm siêu thoát đến cõi vĩnh hằng.

The Western Wall, Jerusalem: Còn được gọi là Bức tường than khóc và cũng là địa

danh thiêng liêng nhất của người Do Thái trên khắp thế giới, tọa lạc ở thành phố thánh Jerusalem trên đỉnh núi Templa. Ở đây, có một phong tục thiêng liêng là mỗi người sẽ viết một lời cầu nguyện trên một mảnh giấy và đặt chúng vào một khe hở bất kỳ nào nó trong bức tường. Người Do thái trải qua hơn 2000 năm vong quốc nên bức tường này chính là nơi mà họ tạ ơn Thượng đế cũng như cầu nguyện cho số phận của dân tộc trong những lúc gặp nguy biến. Những tín đồ có thể ở đây cả ngày, ngồi trên những chiếc ghế và thành kính cầu nguyện. Ở Việt Nam, mô hình du lịch hành hương đã và đang phát triển ở một mức độ nhất định, những địa điểm hành hương nổi tiếng có thể kể đến Yên Tử, chùa Hương, chùa Bái Đính,… đều có những tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Tuy nhiên, loại hình này dường như vẫn chỉ gói gọn trong Phật Giáo và đối tượng du khách chủ yếu là người dân Việt Nam. Về bề dày lịch sử văn hóa, vẻ đẹp, cảnh quan thiên nhiên ở các địa điểm này không thu kém các địa danh trên thế giới. Nhưng khả năng về quảng bá các địa điểm này vẫn còn hạn chế, có thể áp dụng những cách thức tuyên truyền, truyền bá những câu chuyện như các địa danh nổi tiếng trên thế giới nhằm thu hút khách du lịch từ nước ngồi cũng như quảng bá hình ảnh Việt Nam trong mắt bạn bè thế giới.

Ngồi ra, Việt Nam cịn có những địa điểm hành hương Công giáo rất đẹp và có tiềm năng phát triển như Đức mẹ Trà Kiệu- Đà Nẵng, Đức mẹ La Mã-Bến Tre… Có thể áp dụng các mô hình hành hương Công giáo tại các địa điểm nổi tiếng ở các nước khác để phát triển tại Việt Nam.

b. Mơ hình du lịch thiền (Châu Á)

Mô hình này Du lịch Thiền là sản phẩm kết hợp cao độ giữa hai phương diện tín ngưỡng tôn giáo và du lịch. Khách du lịch tâm lịch không nhất thiết phải đến cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, mà họ có thể đến các danh lam thắng cảnh tự nhiên, nơi cũng có thể đem lại trải nghiệm tâm linh. Khách du lịch tâm linh cũng có thể thử theo những niềm tin tôn giáo khác ngồi phạm vi văn hóa của họ nhằm khám phá chính mình.

c. Mơ hình du lịch các sự kiện tôn giáo

Bên cạnh hành hương hay thiền thì du lịch tâm linh cịn bao gồm mô hình du lịch tham quan, tham dự các sự kiện tôn giáo. Đây là mô hình chú trọng đến tính thế tục hóa tơn giáo, gồm những hoạt động du lịch có liên quan đến phong tục tập quán dân gian, lễ hội tôn giáo hay các tín ngưỡng dân gian.

Một số mô hình du lịch các sự kiện tôn giáo trên thế giới:

Côn Minh (Trung Quốc): không chỉ là một thành phố đẹp mà còn là trung tâm văn hóa, chính trị của tỉnh Vân Nam. Với thế mạnh đa dân tộc, Cục du lịch Trung Quốc luôn khuyến khích các hoạt động lễ tiết dân gian của các dân tộc thiểu số. Đến với những lễ tiết của dân bản địa, du khách được trải nghiệm một cách tự nhiên nhất những nét độc đáo trong đời sống tâm linh của họ. Các hoạt động du lịch lễ hội tôn giáo thì diễn ra theo những ngày lễ tôn giáo trong năm, hay các sự kiện tôn giáo đậm đà màu sắc tâm linh cũng có thể được đầu tư tổ chức tạo nên những tour tham quan và lễ bái cho du khách.

Kumbh Mela - Lễ hội tôn giáo lớn nhất Ấn Độ: Cứ 12 năm một lần, thành phố Allahabad ở Bắc Ấn Độ lại đăng cai tổ chức lễ hội tôn giáo lớn nhất hành tinh này, thu hút hàng chục triệu du khách từ khắp nơi trên thế giới về trẩy hội. Để lễ hội diễn ra suôn sẻ, chính quyền đã xây dựng một thành phố lều rộng lớn, các cơ sở vật chất trải qua một cuộc đại trùng tu, các con đường được mở rộng, hàng trăm chuyến tàu đường sắt được thêm mới. Các dịch vụ đều được đầu tư nâng cao chất lượng, đảm bảo du khách có những trải nghiệm tuyệt vời nhất khi đến lễ bái tại lễ hội Kumbh Mela.

Lễ hội hoa Genzano Infiorata tại Italy: Được bắt đầu tổ chức từ năm 1778, đây là một lễ hội lớn tôn vinh Thánh thể nổi tiếng nhất Italy, tiếp đón hơn 150.000 du khách mỗi năm, là một lễ hội tôn giáo, lịch sử, dân gian đặc biệt. Lễ hội diễn ra 3 ngày, mọi người đổ về con đường chính Via Belardi đến nhà thờ Santa Maria della Cima để chiêm ngưỡng những thảm

hoa tuyệt đẹp, được sáng tạo bởi các nghệ sĩ địa phương như những tác phẩm nghệ thuật tôn giáo hay kiệt tác hội họa. Và vào ngày cuối cùng của lễ hội, chính những em học sinh ở địa phương được phép chạy trên những thảm hoa như một nghi thức để kết thúc lễ hội.

Lễ hội Cirio de Nazare ở Brazil: Hàng năm, vào tuần thứ 2 của tháng 10, các tín đồ Công giáo lại đổ về thành phố Belem để tham dự lễ hội tôn giáo lớn nhất đất nước. Lễ hội đã được tổ chức liên tục từ năm 1793 mà ở đó, mọi người cố gắng chạm tay đến sợi dây dài 400m với quan niệm nó có khả năng chữa lành bệnh. Lễ hội tôn vinh Đức mẹ Đồng trinh Mary. Sân bay quốc tế ở Belem là sân bay lớn nhất ở khu vực phía Bắc Brazil.

Ở Việt Nam cũng có những sự kiện tôn giáo, lễ hội tín ngưỡng thú vị, nhưng chưa thực sự thu hút được sự chú ý của đối tượng là học sinh, sinh viên, các bạn trẻ. Như lễ hội Lễ hội hoa Genzano Infiorata tại Italy, các học sinh địa phương được thực sự tham gia vào lễ hội. Bởi vậy, những lễ hội truyền thống nên có những sự kiện nhỏ dành cho trẻ em, vừa giúp các em hiểu biết thêm về văn hóa địa phương mình, vừa tạo môi trường vui chơi lành mạnh cho các em. Hơn nữa, hướng đến những đối tượng khác nhau cũng giúp thu hút thêm khách du lịch bởi sự tò mò và thú vị.

3.2.2 Một số đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả du lịch văn hóa tâm linh tại Việt Nam

a.Giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức về du lịch văn hóa tâm linh

Du lịch văn hóa tâm linh ở Việt Nam thời gian qua tuy đã đạt được một số kết quả, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Nguyên nhân chính là chưa nhận thức đầy đủ, chính xác về bản chất và vai trị của loại hình du lịch này, từ đó chưa có một quy hoạch mang tính chiến lược và khoa học.

Do vậy, việc cấp bách cần làm đầu tiên đó là giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức về du lịch tâm linh, đảm bảo thực hiện đúng các quan điểm phát triển du lịch tâm linh mang lại những giá trị tinh thần tiến bộ cho xã hội, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội bền vững. Thực hiện chương trình nâng cao nhận thức về du lịch tâm linh cho các đối tượng từ cấp hoạch định chính sách cho tới phổ biến kiến thức, kinh nghiệm cho dân cư trong việc phát triển du lịch cộng đồng gắn với điểm du lịch tâm linh; tạo điều kiện và định hướng hoạt động cho các chức sắc tôn giáo, các tín đồ, tăng ni, phật tử trong việc tổ chức hoạt động du lịch tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo.

Bên cạnh việc làm rõ nhận thức từ các địa phương, cần tuyên truyền thêm cho các du khách về việc tôn trọng các địa điểm du lịch văn hóa tâm linh, chú ý thuần phong mỹ tục khi vào đền, chùa, miếu… Có những du khách bước vào đền chùa với trang phục phản cảm, thiếu vải, vừa làm ô uế khung cảnh thanh tịnh, vừa làm ảnh hưởng đến trải nghiệm của du khách khác. Nên có những quy định rõ ràng của từng địa danh, thậm chí có thể đưa ra những hình thức phạt hành chính nếu du khách cố tình vi phạm.

b. Xây dựng sản phẩm du lịch tâm linh

Xây dựng sản phẩm du lịch tâm linh theo quy hoạch không gian phát triển các khu, điểm du lịch tâm linh đạt tới độ tinh tế đáp ứng đúng các nhu cầu về tâm linh của du khách; kết nối hình thành các tuyến du lịch tâm linh quốc gia. Kết hợp xây dựng hệ thống giao thông để du khách dễ dàng tiếp cận địa điểm hơn, cũng như cải thiện cơ sở hạ tầng xung quanh để có thể dễ dàng đáp ứng các nhu cầu cần thiết của du khách. Trước hết tập trung vào khu, điểm du lịch tâm linh trong danh mục 46 khu du lịch quốc gia, 41 điểm du lịch quốc gia theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

c. Tập trung nguồn lực

Tập trung nguồn lực, tạo cơ chế huy động nguồn lực đầu tư vào các khu, điểm du lịch tâm linh dựa trên quy hoạch các khu, điểm du lịch tâm linh. Đầu tư cho bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa tâm linh, đặc biệt về tín ngưỡng, tôn giáo và những giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể gắn với điểm tâm linh trở thành yếu tố hấp dẫn đặc sắc Việt Nam để thu hút khách du lịch. Bên cạnh đó, đầu tư vào hạ tầng tiếp cận điểm du lịch tâm linh và hệ thống cơ sở dịch vụ đảm bảo chất lượng, tiện nghi, hài hòa với không gian và tính chất khu, điểm du lịch tâm linh.

d Tăng cường quản lý và nghiên cứu thị trường( rõ hơn)

Tổ chức cung cấp dịch vụ tại điểm du lịch tâm linh và tăng cường quản lý điểm đến du lịch tâm linh là vô cùng cần thiết giúp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, thu hút du

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) giải pháp phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại việt nam (Trang 28)