1. Xác định đúng vị trí, vai trị của Du Lịch
Để phát triển bất kỳ lĩnh vực nào, việc nắm chắc vị trí và vai trị của lĩnh vực đó trong nền kinh tế quốc dân để có thể đưa ra chính sách phát triển phù hợp là điều vơ cùng quan trọng và du lịch cũng không phải là một ngoại lệ.
Có thể nói du lịch đóng một vai trị vơ cùng quan trọng trong phát triển kinh tế quốc gia và đang dần khẳng định được chỗ đứng vững chắc của mình trong ngành dịch vụ. Xu hướng mang tính quy luật của cơ cấu kinh tế thế giới chỉ ra rằng tỉ trọng nông nghiệp từ chiếm vị thế quan trọng đã dần nhường cho công nghiệp và cuối cùng vai trò của kinh tế dịch vụ sẽ chiếm vai trò thống sối. Hiện nay ở các nước có thu nhập thấp, các nước Nam Á, châu Phi nơng nghiệp vẫn cịn chiếm trên 30% GNP, cơng nghiệp khoảng 35%. Trong khi đó các nước có thu nhập cao như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Italia…trên 70% GNP do nhóm ngành dịch vụ đem lại, nơng nghiệp chỉ đóng khoản 3-5% tổng sản phẩm quốc dân.
Thực tế cũng đã chứng minh vai trò của du lịch trong ngành dịch vụ đang ngày càng rõ nét. Theo hội đồng du lịch và lữ hành thế giới, năm 1994 du lịch quốc tế trên toàn thế giới đã chiếm 6% GNP, tức là có doanh thu gần 4000 tỷ đơ la, vượt trên công nghiệp ô tô, thép, điện tử và nông nghiệp. Du lịch thu hút trên 200 triệu lao động chiếm hơn 12% lao động trên thế giới.
Ở Việt Nam xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng đã được thể hiện rõ qua các năm: Năm 2001, nông nghiệp chiếm 23,24% GDP, công nghiệp chiếm 57,91% GDP, dịch vụ chiếm 38,63% GDP. Năm 2004, nông nghiệp chiếm 21,76% GDP, công nghiệp chiếm 60,41% GDP, dịch vụ chiếm 38,15% GDP. Với tốc độ tăng trưởng bình qn hàng năm thì du lịch đóng góp lớn cho nền kinh tế. Du lịch đã nộp hàng ngàn tỷ đồng vào ngân sách nhà nước. Ngoài ra cùng với sự phát triển của du lịch cũng dễ tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Với những thuận lợi, những mặt tích cực mà phát triển du lịch đem lại thì du lịch thực sự có khả năng làm thay đổi bộ mặt kinh tế của nước ta.
Về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước công nghiệp phát triển. Mạng lưới du lịch đã được thiết lập ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Các lợi ích kinh tế mang lại từ du lịch là điều không thể phủ nhận, thông qua
việc tiêu dùng của du khách đối với các sản phẩm của du lịch. Nhu cầu của du khách bên cạnh việc tiêu dùng các hàng hố thơng thường cịn có những nhu cầu tiêu dùng đặc biệt: nhu cầu nâng cao kiến thức, học hỏi, vãn cảnh, chữa bệnh, nghỉ ngơi, thư giãn…
Sự khác biệt giữa tiêu dùng dịch vụ du lịch và tiêu dùng các hàng hoá khác là tiêu dùng các sản phẩm du lịch xảy ra cùng lúc, cùng nơi với việc sản xuất ra chúng. Đây cũng là lý do làm cho sản phẩm du lịch mang tính đặc thù mà khơng thể so sánh giá cả của sản phẩm du lịch này với giá cả của sản phẩm du lịch kia một cách tuỳ tiện được. Sự tác động qua lại của quá trình tiêu dùng và cung ứng sản phẩm du lịch tác động lên lĩnh vực phân phối lưu thông và do vậy ảnh hưởng đến các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội.
Bên cạnh đó, việc phát triển du lịch sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác, vì sản phẩm du lịch mang tính liên ngành có quan bệ đến nhiều lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Khi một khu vực nào đó trở thành điểm du lịch, du khách ở mọi nơi đổ về sẽ làm cho nhu cầu về mọi hàng hoá dịch vụ tăng lên đáng kể. Xuất phát từ nhu cầu này của du khách mà ngành kinh tế du lịch khơng ngừng mở rộng hoạt động của mình thơng qua mối quan hệ liên ngành trong nền kinh tế, đồng thời làm biến đổi cơ cấu ngành trong nền kinh tế quốc dân. Hơn nữa, các hàng hoá, vật tư cho du lịch địi hỏi phải có chất lượng cao, phong phú về chủng loại, hình thức đẹp, hấp dẫn. Do đó nó địi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng sáng tạo cải tiến, phát triển các loại hàng hoá. Để làm được điều này, các doanh nghiệp bắt buộc phải đầu tư trang thiết bị hiện đại, tuyển chọn và sử dụng cơng nhân có tay nghề cao đáp ứng được nhu cầu của du khách.
2. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực
2.1. Giải pháp chung
- Xây dựng trung tâm dự báo, phân tích nhu cầu nhân lực ngành du lịch trên địa bàn tỉnh, thành phố,… tạo tiền đề xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành trong ngắn và dài hạn. Đồng thời tổ chức điều hành, phân bố và giám sát triển khai chiến lược để có những thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế.
- Nhanh chóng xây dựng chiến lược phát triển tổng thể nguồn nhân lực du lịch quốc gia đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, trong đó lấy giáo dục đạo tạo tại chỗ là nhân tố quyết định có tính đến chiến lược nhân lực liên vùng và cả nước.
2.2. Nhóm giải pháp về giáo dục và đào tạo
- Quy hoạch và phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí du lịch, lao động du lịch lành nghề ở tất cả các bộ phận (buồng, bàn, bếp, tiền sảnh, chăm sóc khách hàng, marketing,…) theo hướng chuyên nghiệp theo chuẩn quốc gia, quốc tế, ưu tiên hình thức đào tạo tại chỗ, đào tạo trong nước liên kết với nước ngoài, gửi đi đào tạo nước ngoài. Việc đào tạo theo xu hướng chuẩn quốc tế không chỉ nâng cao chuyên môn nghiệp vụ mà cịn nâng cao tính chun nghiệp, khả năng ngoại ngữ và tinh thần cầu thị trong phục vụ du khách.
- Xây dựng kế hoạch và lựa chọn các hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, đa dạng và linh động, lấy thực tế công việc làm môi trường rèn luyện và tự rèn luyện.
- Các cơ quan quản lí, doanh nghiệp cần có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực du lịch cũ và mới; bồi dưỡng và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ các địa phương, lĩnh vực và đối tượng khác.
- Đa dạng hóa loại hình đào tạo, tiến đến xã hội hóa cơng tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch trên cơ sở liên kết của 3 nhà (nhà trường, nhà kinh tế, nhà khoa học) trong tất cả các công đoạn đào tạo từ đầu vào đến đầu ra của quá trình.
- Vận động các nguồn tài chính, cơ sở vật chất của tồn xã hội cho cơng tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch; tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế trên tất cả các phương diện (tài chính, giáo trình, cơ sở thực tập, giảng viên,…).
2.3. Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức, chất lượng cuộc sống cho người lao động du lịch
- Cải thiện chất lượng dân số, từng bước nâng cao nhận thức, thu nhập cho người lao động trực tiếp và gián tiếp trong ngành du lịch, tiến đến cải thiện chất lượng cuộc sống cho họ. - Khuyến khích các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh du lịch tổ chức lại lao động khoa học, cải thiện điều kiện làm việc và đơn giá tiền lương hợp lí, tạo điều kiện thu hút chất xám phù hợp để người lao động có điều kiện nâng cao thu nhập.
- Đào tạo các kĩ năng quản lí tài chính, quản lí thời gian, kế hoạch làm việc cho người lao động để họ nâng cấp và biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo.
2.4. Nhóm giải pháp giải quyết việc làm
- Kêu gọi đầu tư, khuyến khích các doanh nghiệp du lịch đầu tư mới, mở rộng quy mơ kinh doanh, đa dạng hóa các loại hình du lịch, hình thành các tuyến, điểm du lịch mới mang tính hệ thống và liên vùng.
- Liên kết hình thức đào tạo – sử dụng – tuyển chọn nguồn lao động du lịch kế thừa giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp kinh doanh du lịch, đặc biệt là vào các đợt du lịch cao điểm.
- Khơi phục các làng nghề truyền thống, khuyến khích phong trào làm chủ và làm giàu tại các làng nghề, vùng nông thôn; tăng cường sử dụng nguồn lao động du lịch gián tiếp tại địa phương, tăng thu nhập, đa dạng hóa sản phẩm du lịch và sử dụng nguồn nhân lực nhàn rỗi trên địa bàn.
- Xây dựng các trung tâm thông tin du lịch và nguồn nhân lực du lịch của các địa phương; trên cơ sở đó tăng cường trao đổi nhân lực du lịch với các đối tác đầu tư đa quốc gia, xuất khẩu lao động trong những thời điểm thừa nguồn cung.
2.5. Nhóm giải pháp về phát hiện, thu hút và sử dụng nhân tài, nguồn lao động lành nghề trong và ngoài nước
-Tăng cường phối kết hợp giữa các đơn vị du lịch (trong và ngoài tỉnh, trong nước và quốc tế) trong công tác phát hiện nhân tài qua các cuộc thi định kì và chuyên đề ở tất các các bộ
phận hoạt động du lịch (buồng, bàn, bếp, tiền sảnh, kinh doanh,…) theo hướng chú trọng hiệu quả kinh tế và mang lại lợi ích cho người lao động, cộng đồng xã hội.
- Cải thiện môi trường làm việc chuyên nghiệp, xây dựng chế độ đãi ngộ về vật chất và tinh thần phù hợp theo chiến lược phát triển của từng doanh nghiệp trong từng thời điểm cụ thể, có tính đến sử dụng nguồn lao động du lịch nội vùng và liên vùng.
3. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế thu hút các nguồn vốn đầu tư
Bên cạnh các hoạt động xúc tiến quảng bá, chúng ta cần đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế của Việt Nam nói chung và ngành Du lịch nói riêng để góp phần làm cho thế giới hiểu thêm về đất nước, con người Việt Nam, góp phần tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của bè bạn quốc tế. Các sự kiện quốc tế lớn được tổ chức thành công tại Việt Nam như các hội nghị ASEAN, APEC, GMS, UNWTO… đã tạo ấn tượng tốt về một Việt Nam - điểm đến hấp dẫn đối với quan khách, bạn bè quốc tế. Việc tham gia các sự kiện, chủ trì các khn khổ hợp tác, các chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam, các chương trình báo chí…, đã góp phần quảng bá Việt Nam qua từng chiến dịch “Việt Nam - Điểm đến thiên niên kỷ mới”, “Việt Nam - Vẻ đẹp tiềm ấn” và “Việt Nam - Vẻ đẹp bất tận”. Vì vậy mà chúng ta cần phải tiếp tục đẩy mạnh những hoạt động này hơn nữa.
Trong quan hệ song phương, Du lịch Việt Nam đã ký được 32 Điều ước quốc tế và 40 Thỏa thuận quốc tế với các nước trong khu vực và các thị trường trọng điểm như ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Pháp, Tây Ban Nha... Trên cơ sở đó hợp tác với các nước Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Úc và châu Âu được đẩy mạnh. Chúng ta cần xác định được, đây là những đối tác quan trọng, thị trường nguồn khách lớn của Việt Nam. Trên cơ sở các hiệp định, cần thúc đẩy thực hiện những kế hoạch hợp tác theo từng giai đoạn đã được hai bên thống nhất làm cơ sở cho các dự án, hoạt động hợp tác cụ thể về phát triển sản phẩm, đào tạo nâng cao chất lượng dịch vụ, giới thiệu quảng bá du lịch. Đây là cơ sở, định hướng cho mở rộng quan hệ phát triển du lịch, tạo điều kiện cho hợp tác giữa các địa phương, giữa các hiệp hội, các doanh nghiệp.
Trong quan hệ đa phương, Việt Nam cần phát huy vai trị là thành viên tích cực của các tổ chức chuyên ngành du lịch như Hiệp hội Du lịch châu Á - Thái Bình Dương (PATA), Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), tích cực tham gia các hoạt động trong khn khổ hợp tác
kinh tế quốc tế như APEC, ASEAN, GMS, Hành lang Đông Tây... Trong các mối quan hệ đa phương, đa lĩnh vực, du lịch luôn được coi là một trong những ngành dịch vụ ưu tiên mở cửa thị trường. Thông qua mở rộng hợp tác quốc tế, Du lịch Việt Nam có thể thu hút được nhiều dự án đầu tư từ nguồn vốn nước ngồi (FDI), góp phần quan trọng đáp ứng yêu cầu về nguồn lực và cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự phát triển. Với các dự án đầu tư nước ngồi, du lịch Việt Nam khơng nên chỉ tập trung vào tăng nguồn lực phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, mà cịn cần tranh thủ kinh nghiệm, cơng nghệ và nguồn khách.
Kết Luận
Với việc lần đầu tiên áp dụng mơ hình kết hợp của Dwyer & Kim và phương pháp Ritchie và Crouch, trong giới hạn của một bài tiểu luận chúng em đã một phần nào đó nói lên thực trạng NLCT điểm đến của Du lịch Việt Nam. Bài tiểu luận đã chỉ ra NLCT điểm đến của Du lịch Việt Nam bên cạnh nhiều điểm mạnh, còn tồn tại nhiều vấn đề, yếu kém, hạn chế NLCT điểm đến, kể cả những tác động tiêu cực của nhiều nhân tố khách quan bên ngoài. Cũng chỉ ra một số nguyên nhân hạn chế NLCT điểm đến của Du lịch Việt Nam. Đây là cơ sở rất quan trọng giúp định hình, đề xuất quan điểm và khuyến nghị về chính sách và giải pháp nâng cao NLCT điểm đến của Du lịch Việt Nam.
Qua đó nhà nước cần chú trọng hơn công tác xây dựng phát triển và quản lí ngành Du lịch tạo hình ảnh thân thiện cho bạn bè quốc tế vì những lợi ích mà ngành Du Lịch mang lại là rất to lớn
Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo
-Khái niệm về cạnh tranh và sức cạnh tranh: http://voer.edu.vn/m/khai-niem-ve-canh- tranh-va-suc-canh-tranh/8b26a225
-https://vi.wikipedia.org/ wiki/Cạnh_tranh_(kinh_doanh)
-http://kqtkd.duytan.edu.vn/Home/ArticleDetail/vn/88/1001/nang-luc-canh-tranh-cua- diem-den-du-lich-viet-nam-trong-boi-canh-hoi-nhap-quoc-te
-Năng lực canh tranh của điểm đến du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế - Đỗ Văn Tính – 18/12/2013 – Đại học Duy Tân.
-Luận văn – Nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Đà Nẵng-Nguyễn Thi Thu Vân – 01/04/2014
-Tạp chí du lịch- Những quan niệm về điểm đến du lịch – 14/11/2016
-NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH: ĐỀ XUẤT MƠ HÌNH CẤU TRÚC ĐO LƯỜNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH BẠC LIÊU Nguyễn Thanh Sang1* và Nguyễn Phú Son2 1 Trường Cao đẳng Nghề Bạc Liêu 2 Trung Tâm Chuyển giao Công nghệ và Dịch vụ, Trường Đại học Cần Thơ -http://www.vtr.org.vn/nguon-luc-de-phat-trien-du-lich-viet-nam.html -https://vnexpress.net/du-lich/nhung-nguon-von-khung-do-vao-du-lich-viet-nam-3846528.html -http://baodantoc.com.vn/kinh-te-xa-hoi/quan-ly-hoat-dong-du-lich-con-nhieu-lo-hong.html -https://dantri.com.vn/viec-lam/nhan-luc-du-lich-vua-thieu-vua-yeu-20180712094221327.htm -http://www.webdanang.com/da-nang/tong-quan-da-nang? fbclid=IwAR1bv5murDe0GjygfYg12AAAdY2UHEWQFfj6wzqomAaYyo_TvBixgCrfdV0#TOC-s-a-Y-t-