Chỉ số vòng quay TTS ROS ROA
0.9835 0.0765 0.0723
Mặc dù mã ngành này có chỉ số vịng quay TTS, chỉ số ROS và ROA thấp hơn so với mã ngành 131, nhưng nhìn chung, các chỉ số đều dương. Có thể nói, các doanh nghiệp trong mã ngành này hoạt động khá hiệu quả và vẫn sinh lời dù khơng cao. Chỉ số vịng quay tổng tài sản bằng 0.9835 cho biết cứ 1 đồng vốn đầu tư vào tổng tài sản thu về 0.9835 đồng doanh thu. Tương tự như đã phân tích với mã ngành 132, chỉ số ROS là 0.0765 thể hiện cứ 1 đồng vốn doanh thu thì doanh nghiệp kiếm được 0.0765 đồng lợi nhuận. Bên cạnh đó, giá trị 0.0723 của chỉ số ROA cho biết bình quân cứ 1 đồng tài sản được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra được 0.0723 đồng lợi nhuận.
2.3. Áp dụng mơ hình SCP phân tích thị trường ngành dệt ở Việt Nam năm 2010
2.3.1. Thiết lập mơ hình
Từ cơ sở lý thuyết về cấu trúc thị trường dệt Việt Nam, mơ hình nghiên cứu được trình bày ở dưới đây:
Về phương pháp phân tích sẽ sử dụng mơ hình hồi quy bội để hồi quy biến cấu trúc thị trường (w) có tác động gián tiếp lên biến kết quả thị trường (kqkd19) và tất cả các biến hành vi thị trường (kqkd7, kqkd12, kqkd15) có tác động trực tiếp đến biến kqkd19. Phương trình hồi quy được sử dụng (bình phương tối thiểu - OLS) có dạng:
kqkd19i=β0+β1wi+β2kqkd7i+β3kqkd12i+β4kqkd15i+ui
Trong đó: w được tính bằng tỉ lệ giữa doanh thu doanh nghiệp và doanh thu tồn ngành
2.3.2. Hồi quy mơ hình
Thực hiện hồi quy mơ hình bằng phần mềm Stata và kiểm định mơ hình. Ta thu được kết quả như sau:
Cấu trúc ngành (S) Hành vi thị trường (C) Kết quả thị trường (P)
Thị phần của doanh nghiệp w Giá vốn hàng bán kqkd7 Chi phí kinh doanh kqkd12 Chi phí khác kqkd15
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
Mơ hình sau khi ước lượng:
kqkd19i=−1,52+58763.3wi−0,82kqkd7i−1,09kqkd12i−1,15kqkd15i+ui
Nhận xét:
Mơ hình có ý nghĩa thống kế và có hệ số R-squared = 0,9858. Điều này cho thấy mơ hình có thể lý giải cho 98,58% sự thay đổi của biến phụ thuộc kqkd19. Các biến độc lập trong mơ hình đều có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa ∝=5 %.
Với kết quả này, ta có thể kết luận có sự tác động của cấu trúc ngành và hành vi thị trường lên kết quả thị trường của doanh nghiệp ngành dệt Việt Nam năm 2010. Kết quả này góp phần củng cố thêm cơ sở lý thuyết về mơ hình hồi quy SCP.
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.1.1. Mức độ cạnh tranh của ngành dệt tại Việt Nam trong năm 2010
Mức độ tập trung cho ta biết được mức độ cạnh tranh trong một ngành là cao hay thấp, cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh tương đối hay cạnh tranh độc quyền. Như đã phân tích ở chương 2, thị trường ngành dệt vào năm 2010 nhìn chung có mức độ tập trung ở mức khơng cao. Điều đó được thể hiện qua hai chỉ số HHI và CR4 của toàn ngành còn khá thấp (chỉ số HHI của cả 2 mã ngành 131 và 132 đều nhỏ hơn 1000 và chỉ số CR4 đều thấp hơn mức 0.5). Do đó, có thể nói rằng mức độ cạnh tranh của thị trường dệt tại Việt Nam năm 2010 còn thấp.
3.1.2. Hiệu quả hoạt động của ngành dệt tại Việt Nam trong năm 2010
Nhìn chung, ngành dệt của Việt Nam có doanh thu tương đối ổn định. Vì là ngành có mức độ cạnh tranh thấp, thêm vào đó, hầu hết các doanh nghiệp thuộc ngành này đều có quy mơ vừa nên ít gặp phải thua lỗ.
Nhóm chỉ số phản ánh khả năng hoạt động của cả 2 mã ngành, được thể hiện thơng qua chỉ số vịng quay tổng tài sản đều lớn hơn 0, thậm chí mã ngành 131 cịn có chỉ số lớn hơn 1, cho thấy các doanh nghiệp trong ngành dệt đều có thể thu hồi vốn và đạt hiệu quả trong việc sử dụng tài sản của mình. Cụ thể, với chỉ số vịng quay tổng tài sản là 1.0794 thì ngành Sản xuất sợi, vải dệt thoi và hoàn thiện sản phẩm – 131 đang trở thành một ngành sản xuất tiềm năng. Còn lại mã ngành 132, chỉ số vòng quay tổng tài sản đạt 0.9835, tuy thấp hơn mã ngành 131 nhưng cũng thể hiện không hề kém cạnh về sự phát triển trong tương lai.
Khác với nhóm chỉ số phản ánh khả năng hoạt động, nhóm chỉ số phản ánh khả năng sinh lời của 2 mã ngành thuộc thị trường dệt tại Việt Nam tương đối thấp. Nguyên nhân có thể kể đến là sự đa dạng của thị trường vải các loại với nhiều mẫu mã và giá thành cạnh tranh. Chưa kể, mặc dù chính nước ta có thể sản xuất được nhưng vẫn nhập khẩu sản phẩm của ngành dệt từ các nước trên thế giới. Do đó, lợi nhuận thu được của các doanh nghiệp trong ngành này là không cao.
3.2. Khuyến nghị
3.2.1. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
Đối với cán bộ quản lý: cần đào tạo cho họ một hệ thống kiến thức đầy đủ, bài bản về chuyên môn cũng như kỹ năng quản lý, kinh doanh. Đào tạo cán bộ quản lý sẽ kết hợp dài hạn và ngắn hạn, kết hợp đào tạo trong nước với đào tạo tại nước ngồi, kết hợp đào tạo chính quy, tại chức,… với các lớp khơng chính quy như các lớp cập nhật lại, đào tạo lại, chuyên đề. Thường xuyên mở các lớp cập nhật kiến thức.
Đối với công nhân lao động cần đào tạo cho người cơng nhân có tay nghề vững vàng, nắm vững khoa học – công nghệ tiên tiến để áp dụng vào thực tế. Ưu tiên phương pháp Đào tạo tại nơi làm việc, kết hợp với các phương tiện hỗ trợ để tạo nên sự liên kết bền vững giữa công nhân với doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp cần xác định cho mình một chiến lược đầu tư vào vốn nhân lực sao cho tối ưu nhất, tức là đạt được chất lượng vốn nhân lực tốt nhất trong điều kiện hạn chế về nguồn lực tài chính. Từng doanh nghiệp dệt chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo theo các bước: (1) Dự báo nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của doanh nghiệp; (2) Xác định kế hoạch đào tạo; (3) Tổ chức thực hiện; (4) Xác định nguồn kinh phí cho đào tạo; (5) Đánh giá hiệu quả hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Ngoài ra doanh nghiệp cũng xây dựng các chính sách hỗ trợ để kích thích cơng nhân tự nâng cao tay nghề như chế độ tiền lương, tiền thưởng vượt định mức, chính sách thưởng, phạt trong doanh nghiệp, nâng cao chất lượng đối với khâu tuyển dụng đầu vào.
Xây dựng mơ hình doanh nghiệp loại vừa trong nhà trường, các cơ sở đào tạo nhân lực. Đây là một mơ hình đào tạo gắn với sản xuất có rất nhiều ưu điểm, nhất là đối với những ngành nghề kỹ thuật mang tính thực hành cao như ngành công nghiệp dệt.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành dệt thơng qua các chương trình hợp tác với chuyên gia, tổ chức trong nước và quốc tế.
3.2.2. Phát triển công nghiệp phụ trợ bền vững
Quy hoạch phát triển nguyên liệu đầu vào tập trung ở các địa phương có điều kiện tự nhiên thuận lợi theo hướng sản xuất trên diện tích, quy mơ lớn, phát huy hiệu quả của việc sản xuất chun mơn hóa. Đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm hình thành các khu cơng nghiệp chun ngành sợi, dệt, nhuộm và may.
Đẩy mạnh sản xuất nguồn nguyên liệu cung ứng trong nước giúp hạn chế những rủi ro như biến động về giá cả , thời gian giao hàng, lưu trữ… Áp dụng công nghệ mới vào từng khâu sản xuất để đem lại năng suất cao và nâng cao chất lượng sản phẩm.
3.3.3. Xây dựng và phát triển thương hiệu
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, bài viết đề xuất một số giải pháp giúp các doanh nghiệp dệt tại Việt Nam xây dựng và phát triển thương hiệu hiệu quả, tạo cơ sở để nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững như sau:
Thứ nhất, nghiên cứu môi trường kinh doanh. Hoạt động này giúp nhà quản trị “biết
người biết ta”. Để “biết người”, cần tiến hành nghiên cứu các nhân tố thuộc môi trường vĩ mơ. Trong đó, cần tập trung nghiên cứu thị hiếu của khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Đồng thời, nhờ có việc nghiên cứu nội bộ doanh nghiệp, các nhà quản trị sẽ “biết ta”, đánh giá các điều kiện hiện tại cũng như năng lực, để từ đó có một định hướng phù hợp cho kế hoạch xây dựng thương hiệu.
Thứ hai, xác định mục tiêu. Từ chỗ nắm bắt được vị trí của mình đang ở đâu và nắm
trong tay những gì, các doanh nghiệp sẽ xác định được các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phù hợp, rõ ràng, có tính khả thi để thực hiện.
Thứ ba, lựa chọn chiến lược thương hiệu. Trên cơ sở các dữ liệu, nhà quản trị cần
định hướng phát triển thương hiệu theo hướng nào? Xây dựng và phát triển thương hiệu mới hay sử dụng thương hiệu cũ? Kết hợp sử dụng thương hiệu cũ (hay một phần của thương hiệu cũ) với thương hiệu mới hoặc các yếu tố nhận diện khác biệt để tạo thương hiệu mới?
Thứ tư, thực hiện và điều chỉnh chiến lược thương hiệu. Các doanh nghiệp cần có kế
hoạch thực hiện, phân bổ nguồn lực, sắp xếp thời gian, nhân sự cũng như tiền vốn hợp lý để đạt được mục tiêu chiến lược đề ra. Trong quá trình thực hiện, vẫn phải đồng thời nghiên cứu và cập nhật thơng tin thị trường, để phịng khi có biến động sẽ có phương án điều chỉnh phù hợp.
3.3.4. Thúc đẩy bảo vệ môi trường trong ngành dệt
Ngành dệt Việt Nam hiện đang phải đối mặt với vấn đề ơ nhiễm mơi trường do nước thải nhuộm có dư lượng hóa chất lớn. Theo nghiên cứu, trong nước thải dệt nhuộm có cả những chất dễ phân giải vi sinh như bột sắn dùng hồ sợi dọc và những chất khó phân giải
vi sinh như polyvinyl axetat, thuốc nhuộm phân tán, thuốc nhuộm hoạt tính và các chất dùng tẩy trắng vải. Với các loại vải càng sử dụng nhiều xơ sợi tổng hợp như polyester thì càng dùng nhiều thuốc nhuộm và các chất phụ trợ khó phân giải vi sinh, dẫn tới lượng chất gây ô nhiễm môi trường trong nước thải càng cao. Để đảm bảo lợi ích kinh tế và mơi trường, việc áp dụng sản xuất sạch hơn đã giúp các doanh nghiệp dệt tiết kiệm năng lượng, giảm chất thải, đồng thời, giảm chi phí đầu vào và chi phí xử lý mơi trường, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
Tuy nhiên, hiện tỷ lệ áp dụng các biện pháp sản xuất sạch tại các doanh nghiệp chưa cao, nguyên nhân là do vẫn còn một số hạn chế về nhận thức của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp dệt nhận định, sản xuất sạch hơn chỉ đơn thuần liên quan đến vệ sinh môi trường nên không quan tâm và cho rằng việc này có thể gây tốn kém cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, do nguồn lực đầu tư vào sản xuất (đặc biệt là nước và nhân cơng) cịn thấp so với nhiều nước trong khu vực, nên các doanh nghiệp chưa nhìn nhận được tầm quan trọng của việc tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên. Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền và xem bảo vệ môi trường là việc của Nhà nước. Các doanh nghiệp cũng chưa nhận thấy lợi ích của việc bảo vệ mơi trường và cho rằng, sản xuất sạch là việc xây dựng hệ thống xử lý chất thải sẽ làm tăng chi phí. Ngồi ra, nhiều doanh nghiệp vẫn duy trì hệ thống cơng nghệ sản xuất cũ, tiêu tốn năng lượng, cùng với hạn chế về năng lực kỹ thuật, dẫn đến không tiết kiệm năng lượng, gây phát thải cao. Mặt khác, việc hướng dẫn kỹ thuật trong thực hiện bảo vệ môi trường thường dựa trên mạng lưới các nhà tư vấn, nhưng ngay cả các chuyên gia tư vấn về môi trường cũng thiếu về số lượng và chất lượng.
Để trở thành một ngành kinh tế mạnh với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, trong những năm tới, ngành dệt cần đẩy mạnh thực hiện các giải pháp sản xuất sạch như tăng cường triển khai thực hiện hỗ trợ tư vấn về bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp ngành dệt thông qua các Trung tâm Khuyến cơng. Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp dệt sử dụng các cơng nghệ, quy trình sản xuất sạch, từng bước thực hiện các giải pháp quản lý mơi trường.
Bên cạnh đó, ngành dệt phải xây dựng Báo cáo đánh giá tác động môi trường phù hợp với Chiến lược phát triển của ngành và các quy định pháp luật về môi trường; tập
trung xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; triển khai xây dựng các khu, cụm cơng nghiệp dệt có hệ thống xử lý nước thải tập trung, đạt tiêu chuẩn môi trường để di dời các cơ sở dệt may có nguy cơ gây ơ nhiễm. Đồng thời, cần khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn quản lý môi trường theo ISO 14000, tạo môi trường lao động tốt cho người lao động theo Tiêu chuẩn SA 8000.
Đặc biệt, ngành dệt cần xây dựng và thực hiện lộ trình đổi mới cơng nghệ theo hướng thân thiện với môi trường, tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học - công nghệ về môi trường… nhằm đáp ứng các yêu cầu môi trường và rào cản kỹ thuật để hội nhập kinh tế quốc tế. Ngoài ra, khi Việt Nam gia nhập TPP, “giấy thông hành” đối với các doanh nghiệp dệt không chỉ là tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội, mà còn bao gồm cả các tiêu chuẩn về mơi trường; trong đó, phổ biến nhất là tiêu chuẩn sản xuất xanh, xử lý nước thải, giải pháp tái chế phụ phẩm phát sinh trong sản xuất... Ngồi ra, cần khuyến khích các doanh nghiệp tạo mơi trường lao động tốt cho nhân viên.
Liên kết giữa các doanh nghiệp dệt của Việt Nam với nhau và với những doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực như thiết kế, sản xuất nguyên liệu, sản xuất máy móc thiết bị... cần được xem xét và bố trí lại theo hướng tăng cường mức độ kết nối để giảm thiểu chi phí, tăng cường các quan hệ liên kết, củng cố chuỗi cung ứng và giảm thiểu các vấn đề về môi trường.
Những hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam ký kết đều có rào cản về mơi trường, phát triển bền vững, phát triển xanh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp còn bị hạn chế về số vốn đầu tư nên Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ đầu tư xử lý nước thải tại các khu công nghiệp dệt.
PHỤ LỤC
Xử lý dữ liệu bằng phần mềm Stata
Lọc các biến cần sử dụng:
keep madn ma_thue ma_thue2 nganh_kd ld11 ld13 ts11 ts12 kqkd1 kqkd4 kqkd7 kqkd9 kqkd12 kqkd14 kqkd15 kqkd19 cpnc11
Lọc ngành dệt với mã ngành nằm trong khoảng (13110; 13290): keep if nganh_kd>=13110 & nganh_kd<=13290
Tạo biến “sec” để phân loại mã ngành 131 và 132: gen sec=131 if nganh_kd>=13110 & nganh_kd<=13130 replace sec=132 if nganh_kd>=13210 & nganh_kd<=13290 Ta được bảng thống kê 2 mã ngành:
Sao chép bảng kết quả sau khi lọc dữ liệu vào Excel và tiến hành loại bỏ các dịng có biến bị thiếu
Các chỉ số CR4, HHI, ROA, ROS, chỉ số vịng quay TTS được tính tốn trên Excel Kết quả hồi quy: reg kqkd19 wi kqkd7 kqkd12 kqkd15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Ngọc (2006), Từ điển Kinh tế học, NXB Trường Đại học KInh tế quốc dân.
2. Bùi Nguyễn Anh Tuấn (2011), Phân tích kinh tế về tác động cạnh tranh của vụ việc tập
trung kinh tế (M&A), http://www.vca.gov.vn/NewsDetail.aspx?ID=1288&CateID=371,
truy cập ngày 30/9/2019.
3. Các chỉ số phân tích tài chính doanh nghiệp, theo
https://www.vcbs.com.vn/Utilities/Index/53, truy cập ngày 30/9/2019.
4. Tổng cục thuế - Bộ Tài Chính, http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp, truy cập ngày 1/10/2019.
5. Luật Minh Gia, Tư vấn đăng ký ngành nghề kinh doanh về Dệt may, theo
https://luatminhgia.com.vn/kien-thuc-doanh-nghiep/tu-van-dang-ky-nganh-nghe-kinh- doanh-ve-det-may.aspx, truy cập ngày 25/9/2019.
6. Tạp chí mơi trường, Ngành dệt may Việt Nam: Thúc đẩy thực hiện các giải pháp sản
xuất sạch hơn nhằm nâng cao sức cạnh tranh,