Khung pháp lý

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) đánh giá mức độ tập trung trong ngành xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng và hiệu quả doanh nghiệp tại việt nam năm 2010 (Trang 25 - 31)

CHƯƠNG 3 : KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

3.1. Kết luận

3.1.3. Khung pháp lý

Luật Đấu Thầu 2013 Và Nghị Định 63 Về Công Tác Đấu Thầu

Ngành Xây Dựng Việt Nam còn tồn tại rất nhiều bất cập, đặc biệt là trong công tác đấu thầu, và điều này ảnh hưởng rất lớn tới kết quả thực hiện dự án. Do đó, luật đấu thầu mới đã góp phần nâng cao tính minh bạch và bình đẳng giữa nhà thầu trong và ngồi nước, một số điểm mới trong luật đấu thầu 2013 bao gồm:

 Ưu tiên sử dụng nhà thầu có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ từ 25% trở lên.

 Nhà thầu và chủ đầu tư khơng được có cổ phần hoặc vốn góp của nhau trên 30%.

 Yêu cầu thương thảo hợp đồng trước khi công bố trúng thầu

 Mở rộng yêu cầu giảm sát đấu thầu đối với cơ quan cấp trên, cơ quan quản lý về đấu thầu, và các cơ quan có liên quan.

 Bổ sung thêm những phương pháp chọn thầu mới ưu tiên về kỹ thuật, năng lực, và kinh nghiệm của nhà thầu.

Khung Pháp Lý Mới Cho Hình Thức PPP

Hình thức PPP chưa được áp dụng rộng rãi ở Việt nam do thiếu khung pháp lý hỗ trợ. Vào tháng 2 năm nay, Chính Phủ đã ban hành Nghị Định 15/2015/NĐ có hiệu lực vào ngày 10/4/2015 về hình thức đầu tư PPP, nhằm tạo một khung pháp lý thống nhất. Do đó, kỳ vọng sẽ thúc đẩy vốn đầu tư tư nhân vào các dự án hạ tầng và dịch vụ công tại Việt Nam. Một số điểm quan trọng trong nghị định mới bao gồm:

 Mở rộng thêm nhiều lĩnh vực đầu tư dành cho hình thức PPP.

 Thống nhất BOT, BT, BOO, BTO thành dạng chính thức của hợp đồng PPP và chịu sự quản lý trên cùng 1 luật định.

 Quy định chi tiết về các dự án do nhà đầu tư đề xuất.

 Bỏ quy định vốn góp tối đa của Nhà Nước khơng được quá 30% tổng mức đầu tư của dự án PPP và 49% đối với dự án BOT, BT, BOO, BTO.

 Quy định rõ ràng hơn về việc Nhà Nước chia sẽ rủi ro, tạo thêm thuận lợi và ưu đãi cho nhà đầu tư tư nhân.

Luật Xây Dựng năm 2014 tập trung vào xây dựng phương thức và nội dung quản lý các dự án sử dụng vốn Nhà Nước, nỗ lực khắc phục thất thốt và lãng phí tại các cơng trình xây dựng cơng hiện nay. Luật có nhiều điểm mới tăng cường kiểm soát, quản lý chất lượng xây dựng ở tất cả các khâu trong q trình đầu tư xây dựng, đảm bảo cơng khai, minh bạch về quy trình cấp giấy phép xây dựng.

3.1.4. Triển vọng phát triển ngành trong những năm tiếp theo

Trong những năm tới, dòng vồn FDI vào ngành bất động sản tăng mạnh, giá nguyên vật liệu ổn định cùng với nền kinh tế vĩ mô ổn định được cho là những yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của ngành xây dựng cơng trình dân dụng tại việt Nam. CTCP Chứng khoán Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS) dẫn báo cáo từ The FitchGroup Company cho rằng ngành xây dựng và hạ tầng Việt Nam có kỳ vọng tăng trưởng trung bình 7,2%/năm cho giai đoạn 2017 - 2026.

Kỳ vọng này dựa trên tiềm năng tăng trưởng dân số tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM sẽ thúc đẩy nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng như giao thơng, năng lượng, tiện ích và các cơng trình dân dụng. Trong khi đó, Chính phủ đang nỗ lực thoái vốn các doanh nghiệp nhà nước để bổ sung vốn phục vụ cho các cơng trình cơ sở hạ tầng cấp thiết.

Tại TP HCM, nhiều cơng trình hạ tầng trọng điểm như dự án đường song hành cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, đường Vành đai 2; dự án cầu đường Bình Tiên, khép kín đường Vành đai 2, đoạn từ An Lạc đến Nguyễn Văn Linh, nâng cấp mở rộng đường Nguyễn Hữu Thọ, 4 cầu thép trên đường Lê Văn Lương, tuyến trục Bắc – Nam...được triển khai giải quyết ùn tắc giao thông.

Một số dự án lớn tại các tỉnh khác như sân bay Long Thành, đường sắt cao tốc, Metro Hà Nội, Nhà máy nước thải Yên Xá… cũng được lên kế hoạch triển khai. Các dự án của doanh nghiệp tư nhân như Nhà máy Thép Hòa Phát Dung Quất (Quảng Ngãi), Nhà máy sản xuất Ơ tơ Vinfast (Hải Phịng)… cũn được cho là yếu tố có thể hỗ trợ thị trường.

Bên cạnh các yếu tố thuận lợi, giá vật liệu xây dựng được dự đoán sẽ ổn định trong năm tới nhưng cịn lệ thuộc ít nhiều vào chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Điều này có thể dẫn đến những diễn biến khó lường, đặc biệt là giá thép.

Một vấn đề khác chính là chi phí nhân cơng. Năm vừa qua, chi phí nhân cơng tăng do sự thay đổi của pháp luật lao động về quy định đối tượng lao động tham dự

Bảo hiểm bắt buộc áp dụng từ ngày 01/01/2018. Ước tính năm 2019, chi phí này sẽ tiếp tục tăng do việc Nhà nước dự kiến tăng mức lương tối thiểu vùng lên khoảng 5,8% so với năm 2018.

3.2. Khuyến nghị

3.2.1. Khuyến nghị về chính sách và thể chế

Trên cơ sở phân tích tiềm năng, và cơ hội của ngành, sau đây là một số kiến nghị đưa ra:

Trong điều kiện trên thị trường xây dựng thế giới đầy cơ hội cũng nhiều thách thức, để có thể cạnh tranh với các nhà thầu ngoại trong các dự án lớn mang tầm cỡ quốctế, Chính phủ Việt Nam cần coi xây dựng là một ngành kinh tế mũi nhọn để tập trung các nguồn lực, nâng cao khả năng cạnh tranh.

Lập cơ quan chuyên trách ở trong nước kết nối với các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài để nghiên cứu sâu về thị trường xây dựng ở những nước có tiềm năng và cung cấp thơng tin, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng trong nước nhanh chóng tiếp cận thị trường này và xúc tiến chương trình hội nhập quốc tế một cách hiệu quả.

Cho phép các hiệp hội ngành nghề nói chung và hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam nói riêng chia sẻ một phần nhiệm vụ quản lý chuyên ngành như: đánh giá, xác nhận năng lực nhà thầu phục vụ cho việc xếp hạng, cấp chứng chỉ hành nghề, trao tặng các giải thưởng,… để cơng tác này đi vào thực chất, có hiệu quả, phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế; đồng thời, nâng cao và phát huy vai trò của các hiệp hội ngành nghề.

Khi đàm phán các hiệp định quốc tế trong tương lai, cần quan tâm đưa vào yêu cầu cho phép doanh nghiệp xây dựng Việt Nam được hành nghề bình đẳng như những nhà thầu nước ngoài khác và tốt nhất là bình đẳng với doanh nghiệp xây dựng ở nước sở tại, được miễn giảm thuế nhập khẩu lao động, vật tư và phương tiện thi cơng.

Tổ chức những chương trình đào tạo và cấp chứng chỉ nghề nghiệp có giá trị quốc tế cho đối tượng sẵn sàng đi lao động nước ngồi bao gồm cả cơng nhân, kỹ sư và chuyên gia trong ngành Xây dựng.

Tạo điều kiện cho doanh nghiệp xây dựng ra nước ngoài được thuận lợi về các mặt thủ tục hành chính, bảo lãnh, chuyển tiền, vay tiền… Áp dụng chính sách tránh đánh thuế hai lần để thực hiện ưu đãi này nếu nước sở tại đã có Hiệp định với Việt Nam.

Truyền thơng rộng rãi về chính sách khuyến khích phát triển thị trường xây dựng ra nước ngồi nhằm thúc đẩy sự phấn đấu tự hoàn thiện theo chuẩn mực quốc tế của doanh nghiệp và người lao động trong ngành xây dựng.

Khuyến khích doanh nghiệp xây dựng đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu phát triển và nhanh chóng cấp bằng sáng chế cho những phát minh kỹ thuật công nghệ mới trong xây dựng để đảm bảo năng lực cạnh tranh bền vững cho ngành Xây dựng Việt Nam.

Có chính sách phù hợp khuyến khích doanh nghiệp xây dựng Việt Nam chuyên mơn hố sản phẩm. Cần phải có những doanh nghiệp xây dựng chuyên sâu về nhà ở, hoặcvề cơng trình bệnh viện, trường học hoặc một loại cơng trình cơng nghiệp hay hạ tầng nào đó. Như vậy, nguồn lực sẽ được tập trung.

3.2.2. Khuyến nghị về giải pháp để đảm bảo cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành xây dựng cơng trình kỹ thuật dân dụng tại Việt Nam

Đầu tư vào hoạt động R&D

Để có thể cạnh tranh bền vững, ngồi giá thành sản phẩm, các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam cần có thế mạnh về khoa học - cơng nghệ. Chỉ khi có thế mạnh về cơng nghệ, các cơng ty mới có khả năng đáp ứng yêu cầu xây dựng trong nước và nước ngoài, nhất là các cơng trình có quy mơ lớn, địi hỏi kỹ thuật cao. Nghiên cứu và phát triển gồm hai hoạt động chính: Thứ nhất, nghiên cứu và cải tiến chất lượng của vật liệu sẵn có, của cơng nghệ xây dựng hiện thời và thứ hai, phát triển công nghệ mới, tìm ra các vật liệu mới vừa có chất lượng cao và độ bền tốt, vừa thân thiện với mơi trường và có khả năng sử dụng quay vịng để đáp ứng mơ hình kinh tế tuần hồn - xu hướng mới của ngành sản xuất nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Kỹ thuật xây dựng ở Việt Nam đã bắt đầu có những sự chuyển biến tích cực. Cơng nghệ xây dựng mới bước đầu được áp dụng, nguyên vật liệu có sự cải tiến. Tuy nhiên, nguồn nguyên vật liệu đa phần vẫn là những vật liệu truyền thống, sự xuất hiện của các nguồn nguyên vật liệu mới là chưa nhiều. Từ đó, yêu cầu bức thiết hiện nay đối với các doanh nghiệp trong ngành xây dựng là đầu tư phát triển các trung tâm, phòng ban nghiên cứu, thực hiện các tiến bộ khoa học trong việc xây dựng, giúp nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí.

Đầu tư vào phát triển, nâng cao trình độ lao động

Ngành xây dựng nói chung và xây dựng cơng trình kỹ thuật dân dụng ở nước ta có một lợi thế tiêu biểu là nước ta có nguồn lao động dồi dào và giá rẻ. Điều này là cơ

hội cũng như thách thức của các doanh nghiệp bởi nguồn lao động này chưa có trình độ tốt, cũng như chưa được đào tạo tốt dẫn đến chất lượng lao động không đồng đều, năng suất lao động chưa cao.

Để nâng cao trình độ lao động ở nước ta nói chung và ngành này nói riêng, các doanh nghiệp cần đào tạo bài bản công nhân, đồng thời đảm bảo thu nhập và điều kiện làm việc để giữ chân công nhân trong ngành.

Chú trọng vào phát triển bền vững

Xu hướng tất yếu của nền kinh tế hiện tại là hướng tới phát triển bền vững, thân thiện với môi trường và tăng cường tính tuần hồn của nền kinh tế. Các doanh nghiệp xây dựng, đặc biệt là xây dựng cơng trình kỹ thuật dân dụng hồn tồn khơng nằm ngồi xu thế này. Các doanh nghiệp cần chú trọng đến tầm nhìn dài hạn cho các cơng trình xây dựng bằng cách áp dụng các cơng nghệ tiên tiến, sử dụng các loại nguyên vật liệu có độ bền cao và khơng ảnh hưởng hoặc giảm thiểu tối đa ảnh hưởng đến môi trường sống.

Lĩnh vực xây dựng đã tác động tiêu cực môi trường và sức khỏe con người do cao tiêu thụ năng lượng cũng như đáng kể phát thải CO2 từ sản xuất vật liệu và tiêu thụ lớn nguyên liệu thô khơng tái tạo ngun vật liệu. Vì vậy, rất cần thiết để phát triển và chế tạo vật liệu sinh thái cho xây dựng, và do đó khuyến khích các chun gia xây dựng để sử dụng chúng. Nếu làm được điều này, sức cạnh tranh cũng như doanh thu, lợi nhuận của các doanh nghiệp xây dựng cơng trình kỹ thuật dân dụng hồn tồn có thể tăng lên.

KẾT LUẬN

Với đà tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, Việt Nam được dự đoán là có tiềm năng trở thành trung tâm cơng nghiệp mới tại Đông Nam Á, hứa hẹn sẽ đem cơ hội phát triển lớn cho ngành xây dựng. Có thể nói, ngành xây dựng Việt Nam nói chung và xây dựng cơng trình kỹ thuật dân dụng nói riêng đang phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn với nhiều tiềm năng vượt trội. Chính phủ cũng đã có nhiều chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành. Bên cạnh những lợi thế mà ngành xây dựng Việt Nam mang lại thì vẫn còn những bất cập, rào cản chưa được giải quyết.

Nhóm nghiên cứu đưa ra những kiến nghị mang tính xây dựng dành cho cả Chính phủ và Doanh nghiệp. Về phía Chính phủ, Chính phủ cần phối hợp cùng Hiệp Hội Xây Dựng, Bộ Xây dựng Việt Nam để lên chiến lược xây dựng cụm ngành xây dựng nhằm tận dụng lợi ích nhóm; thể hiện vai trị trong ba vấn đề chính là đảm bảo mơi trường kinh doanh thuận lợi để thúc đẩy cạnh tranh, hợp tác và tạo tác động lan tỏa giữa các doanh nghiệp, đảm bảo sự tiếp cận của doanh nghiệp đến nguồn lực và nhân tố sản xuất và cuối cùng là thu hút đầu tư vào khâu sản xuất nguyên phụ liệu. Đồng thời, về phía Doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần phải thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường thật tốt, phải luôn nhận diện được đối thủ cạnh tranh để từ đó phân tích và đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp cũng như đối thủ, cần phải linh hoạt, tận dụng khả năng tối đa của mình để sản xuất được hiệu quả, chiêm lĩnh thị trường trong nước và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình để đẩy mạnh hoạt động xây dựng cơng trình kỹ thuật dân dụng tại các thị trường khác nhau trên thế giới.

Từ báo cáo cùng những kiến nghị, đề xuất đã nêu, nhóm nghiên cứu tin rằng mặc dù vẫn sẽ gặp phải những khó khăn trước mắt nhưng ngành xây dựng cơng trình kỹ thuật dân dụng Việt Nam chắc chắn sẽ còn khởi sắc hơn nữa trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Minh Gia, Mã ngành xây dựng cơng trình xây dựng, theo https://luatminhgia.com.vn/kien-thuc-doanh-nghiep/ma-nganh-xay-dung-cong- trinh-ky-thuat-xay-dung.aspx, truy cập ngày 25/05/2019.

2. Khổng Chiêm (2019), Triển vọng tăng trưởng ngành xây dựng trong năm nay, theo https://www.stockbiz.vn/News/2019/1/8/605545/trien-vong-tang-truong- nganh-xay-dung-trong-nam-nay.aspx truy cập ngày 25/05/2019.

3. Thanh Hữu, Hệ thống văn bản pháp luật về Xây Dựng, theo https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/chinh-sach-moi/18438/he- thong-van-ban-phap-luat-ve-xay-dung truy cập ngày 28/05/2019.

4. Huyền Trang (2018), Phá rào cho doanh nghiệp xây dựng, Diễn đàn doanh nghiệp, theo http://enternews.vn/pha-rao-cho-doanh-nghiep-xay-dung- 135773.html, truy cập ngày 27/05/2019

5. Nguyễn Tấn Quang Vinh, 5/2015, Báo cáo ngành xây dựng, theo http://fpts.com.vn/FileStore2/File/2015/05/13/FPTS_baocaonganhxaydung_0520 15.pdf, truy cập ngày 27/2/2019.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) đánh giá mức độ tập trung trong ngành xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng và hiệu quả doanh nghiệp tại việt nam năm 2010 (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)