Thảo luận nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) đổi mới mô hình tổ chức bộ máy quản lý nợ công ở việt nam bài 3 (Trang 26 - 29)

CHƯƠNG II : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

2.2. Thảo luận nghiên cứu

Có thể thấy, Dự thảo Luật sửa đổi được xây dựng công phu và đã khắc phục được nhiều hạn chế của Luật hiện hành. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số vấn đề gây tranh luận và cần được lưu ý xem xét như sau:

Thứ nhất, về vấn đề phạm vi quản lý Nợ công, đây là một vấn đề nóng được

thảo luận nhiều, gây nhiều ý kiến trái chiều trong các lần dự thảo sửa đổi Luật quản lý Nợ công trong năm 2017. Lần cuối dự thảo vào tháng 11/2017, dự thảo Luật Quản lý Nợ công sửa đổi tiếp tục quy định Nợ công không bao gồm Nợ tự vay, tự trả của Doanh nghiệp Nhà nước.

Quốc Hội dự thảo lần cuối tháng 11/2017 đã thông qua và quyết định giữ phạm vi quản lý như cũ, không đưa nợ tự vay, tự trả của Doanh nghiệp Nhà nước vào Nợ công. Việc không trả được Nợ nước ngồi của Doanh nghiệp Nhà nước có thể ảnh hưởng đến hệ số tín nhiệm của Quốc gia. Để quản lý việc vay mượn, chi trả của Doanh nghiệp Nhà nước có thể đưa ra cơ chế quản lý riêng, không nhất thiết đưa vào Nợ công.

Chúng tôi cho rằng cần bổ sung một số khoản nợ của Doanh nghiệp Nhà nước vào Nợ công như nợ xây dựng cơ bản, nợ cấp bù chênh lệch lãi suất cho các ngân hàng chính sách, nợ hồn thuế giá trị gia tăng,... vào Nợ công, đây là khoản nợ mà ngân sách

cần bố trí nguồn để trả. Việc khơng tính vào nợ cơng những khoản trên sẽ dẫn tới rủi ro, khó kiểm sốt trong q trình quản lý Nợ cơng và điều hành Ngân sách nhà nước. Đại diện ngành kiểm toán cũng đánh giá kết quả kiểm toán Nhà nước trong những năm qua nợ đọng xây dựng cơ bản diễn ra phổ biến ở các bộ, ngành, địa phương được kiểm tốn với giá trị lớn so với quy mơ ngân sách của những đơn vị này. Bên cạnh đó, các đơn vị Doanh nghiệp Nhà nước cũng không giống các đơn vị doanh nghiệp khác là cho phá sản được, khi các đơn vị sự nghiệp công lập không trả được nợ thì chính Nhà nước sẽ phải gánh thay, chưa kể nếu một số quỹ như Quỹ bảo hiểm xã hội mất khả năng chi trả sẽ dẫn tới nhiều bất ổn trong xã hội. Không đưa nợ Doanh nghiệp Nhà nước vào Nợ công không phù hợp với đề xuất IMF về Nợ cơng và quyết định thành lập Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam và Ngân hàng Phát triển Việt Nam, các quỹ an sinh xã hội được thành lập để thực hiện các chính sách tín dụng đối với an sinh xã hội và đầu tư phát triển nhưng không nhằm mục đích lợi nhuận. Theo đó, năng lực thanh toán của Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam được Chính phủ đảm bảo và được miễn nộp thuế và các khoản thu Ngân sách Nhà nước khác. Trên thực tế, khoản vay này là khoản nợ Chính phủ bởi chúng được huy động nhân danh Chính phủ để thực hiện các nhiệm vụ được Chính phủ giao. Vì vậy, các khoản nợ của khu vực này không nằm trong Nợ cơng sẽ khơng thể có được thơng tin chính xác về Nợ cơng của Việt Nam dẫn đến khó kiểm sốt.

Thứ hai, về các chỉ tiêu an tồn Nợ cơng, các chỉ tiêu Luật quản lý Nợ công đề

ra: Nợ công so với tổng sản phẩm quốc nội, Nợ của Chính phủ so với tổng sản phẩm quốc nội, Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (khơng bao gồm cho vay lại) so với tổng thu ngân sách nhà nước hằng năm, Nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng sản phẩm quốc nội, Nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng sản phẩm quốc nội, Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, khá hợp lý và phù hợp với năng lực quản lý, tính chất của các cấu phần Nợ công và bản chất tổ chức thuộc khu vực công.

Thứ ba, Luật quản lý Nợ công sửa đổi năm 2015 quy định việc kiểm tốn các

chương trình, dự án sử dụng vốn vay Nợ công nhưng không quy định cụ thể nhiệm vụ và trách nhiệm của kiểm toán viên trong việc quản lý Nợ công. Các quy định hiện nay về những vấn đề này có thể dẫn đến những số liệu không rõ ràng và không chính xác về nợ

quốc gia. Cơng tác kiểm tốn có cơng khai, minh bạch mới đem lại ý thức trách nhiệm cao cho người thực thi các dự án sử dụng vốn vay để đem lại hiệu quả tối ưu.

Thứ tư, việc công khai nợ công qua Bản tin của Bộ Tài chính chưa được pháp

luật quy định chi tiết. Do đó, nhiều thơng tin quan trọng về nợ cơng như thơng tin về nợ chính quyền địa phương, các khoản nợ tiềm tàng, việc sử dụng và trả nợ các loại nợ công không được đề cập trong thông cáo về nợ công. Bởi vậy, việc giảm minh bạch trong nợ cơng có thể làm giảm hiệu quả của việc quản lý nợ và cơ chế cảnh báo sớm. Trong khi đó, việc thiếu minh bạch này sẽ cho phép các tổ chức quốc tế và nước ngồi tiếp tục tính tốn số liệu về nợ công của Việt Nam theo cách riêng của họ, dẫn đến sự không nhất quán trong thông tin nợ công của Việt Nam, giảm mức xếp hạng tín dụng quốc gia và ngăn cản việc hội nhập kinh tế của đất nước.

Thứ năm, Luật quản lý Nợ cơng sửa đổi 2015 vẫn cịn phân tán. Điều 19 của Dự

thảo có nêu Bộ Tài chính là cơ quan giúp Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về công. Đồng thời, điều 20 lại quy định Bộ kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý Nhà nước đối với nguồn vốn ODA, vay ưu đãi từ các nhà tài trợ nước ngoài, làm đầu mối vận động, ký kết hiệp định chung,...Ngoài ra, điều 21 cũng nêu giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì, đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế với các tổ chức tài chính tiền tệ,...Chức năng, nhiệm vụ quản lý nợ cơng cịn chồng chéo, chưa gắn trách nhiệm vay và trả nợ với việc phân bổ, sử dụng nợ công. Việc quy định nhiều cơ quan cùng là đầu mối quản lý nợ công như hiện nay là chưa đáp ứng yêu cầu về cải cách hành chính và sẽ khơng khắc phục được các hạn chế đang diễn ra trên thực tế, nhiều cơ quan cùng quản lý nợ công ở các công đoạn khác nhau dẫn đến tình trạng quản lý phân tán, việc phối hợp chưa chặt chẽ nên công tác theo dõi, tổng hợp, báo cáo, quyết toán, thống kê, đặc biệt việc xác định trách nhiệm vay, trả nợ, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay, bố trí vốn đối ứng cịn khó khăn, bất cập. Cần đảm bảo tập trung thống nhất trong quản lý nợ cơng nhằm sớm khắc phục tình trạng quản lý đầu tư cơng, nợ công chồng chéo, chưa gắn trách nhiệm cân đối ngân sách, vay và trả nợ với phân bổ, sử dụng vốn, để đảm bảo nền tài chính quốc gia an tồn, bền vững.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) đổi mới mô hình tổ chức bộ máy quản lý nợ công ở việt nam bài 3 (Trang 26 - 29)