CHƯƠNG 3 QUAN ĐIỂM CỦA VIỆT NAM
3.1. Tác động tích cực
Theo bảng xếp hạng của UNDP, trong giai đoạn 5 năm (2010 – 2015), chỉ số tuổi thọ của Việt Nam vẫn tăng dần đều một cách khá bền vững; chỉ số giáo dục cũng từng bước được cải thiện, đặc biệt có sự tăng mạnh vào năm 2015 (do số năm đi học trung bình tăng lên 7,5 năm so với 5,5 năm vào năm 2014); chỉ số thu nhập có sự cải thiện rõ rệt trong hai năm 2014 và 2015 so với những năm trước đó. GNI đầu người của Việt Nam tăng từ 2.900 USD lên 4.892 USD (năm 2014) và 5.092 USD (năm 2015). Vì vậy, trong hai năm 2014 và 2015, sự tăng trưởng của chỉ số HDI có sự đóng góp đáng kể từ chỉ số thu nhập và chỉ số giáo dục. Những số liệu trên chứng tỏ rằng, Việt Nam, mặc dù được xếp vào nhóm các nước đang phát triển, song sự phát triển kinh tế của Việt Nam có
xu hướng phục vụ sự phát triển của con người; Việt Nam là nước bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội cao hơn so với một số nước đang phát triển có GDP bình qn đầu người tốt hơn Việt Nam. Những thành tựu đó có được như vậy là nhờ đường lối đổi mới, nắm bắt và tận dụng được những cơ hội do tồn cầu hố mang lại.
Việt Nam bắt đầu tiến hành mở cửa và hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới từ năm 1986. Nhờ chủ trương đổi mới, mở cửa, trong gần 20 năm qua, Việt Nam đã thu được những thành tựu hết sức to lớn trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Trên lĩnh vực kinh tế, Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng vào loại cao trong khu vực. Chẳng hạn, trong thập kỷ 70, tốc độ tăng trưởng GNP trung bình hàng năm của các nước, các vùng lãnh thổ trong khu vực là: 9,6% (Hàn Quốc), 8,3% (Hồng Kông), 7,9% (Malaixia), 7,2% (Inđônêxia), 7,1% (Thái Lan) và 6% (Philippin). Nhưng từ 1980 đến 1991, tốc độ tăng GNP hàng năm đã có sự thay đổi như sau: 9,6% ở Hàn Quốc, 9,4% ở Trung Quốc, 6,9% ở Hồng Kông, 6,6% ở Singgapo, 5,7% ở Malaixia, 5,6% ở Inđônêxia, ở Philippin chỉ là 1,1%(7).
Biểu đồ 1: Tốc độ tăng trưởng GNP của các nước trong thập kỷ 70
2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 9.60 8.30 7.90 7.20 7.10 6.00 GNP (%) GNP (%)
Tính từ 1985 đến 1996, tốc độ tăng trưởng GNP hàng năm của Việt Nam là trên 8,5%, từ năm 2001- 2005, tốc độ đó đạt mức trên dưới 8%. Như vậy, nếu so sánh với các nước, các vùng lãnh thổ trong khu vực, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được xếp vào hàng cao nhất trong những năm gần đây.
Nhờ có tồn cầu hóa, các hàng rào thuế quan ở Việt Nam được giảm xuống hoặc bị xóa bỏ, hàng hóa được lưu thơng rộng rãi hơn, tạo điều kiện phát triển về thương mại và gia tăng sự xuất hiện của các công ty đa quốc gia trong nước và tăng cường mối quan hệ về kinh tế với nước ngồi. Chúng ta có thể nhìn được tác động này qua hình ảnh sau:
Biểu đồ 2: Lượng ơ tơ nhập khẩu nguyên chiếc về Việt Nam trong tháng 2 năm 2016,2017
Nguồn: Tổng cục thống kê
Theo lộ trình của hiệp định thương mại tự do AFTA, 2018 là thời điểm mà thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ các nước ASEAN về Việt Nam sẽ bằng 0%. Vì vậy, 2017 được đánh giá là năm chứng kiến nhiều biến động của thị trường ôtô trong nước và Thái
Lan và Indonexia nổi lên là hai thị trường cung cấp nhiều ô tô nguyên chiếc nhất cho Việt Nam so với năm 2016. Không chỉ thế, thị trường ô tô cũng sẽ được dự báo giảm mạnh hơn vào năm 2018 – năm chính thức áp dụng thuế nhập khẩu o tô nguyên chiếc bằng 0%
Hơn nữa, nhờ vào tồn cầu hóa, Việt Nam có thể dễ dàng trong việc chủ động khai thác các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến của các nước khác và cùng liên kết với các nước để phát triển, học hỏi, liên kết với nhau trong các phát minh, sáng chế khoa học, cải tiến quá trình sản xuất kinh doanh.