Cơ hội của ngành du lịch Việt Nam

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) các nhân tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của ngành du lịch việt nam (Trang 25 - 26)

Kinh tế, chính trị, an ninh thế giới có tác động mạnh mẽ khi Việt Nam hội nhập càng sâu và toàn diện.Việt Nam đã gia nhập Tổ Chức Thương mại Thế giới (WTO).Toàn cầu hóa lơi cuốn các nước, các vùng lãnh thổ vừa thúc đẩy hợp tác,vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính phụ thuộc lẫn nhau. Quan hệ song phương, đa phương ngày càng được mở rộng trong các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội,môi trường và những vấn đề chung hướng tới mục tiêu thiên niên kỷ. Các mối quan hệ Á-Âu, Mỹ-Châu Á, Nhật Bản- ASEAN và các nền kinh tế trong APEC ngày càng phát triển theo chiều hướng tích cực.

Quan hệ ngoại giao của Việt Nam với thế giới đang mở ra cơ hội thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch. Các nền kinh tế lớn, các tổ chức quốc tế đang hỗ trợ tích cực Việt Nam trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường, trong đó có dịng FDI và ODA cho phát triển du lịch ngày một tăng, Tính đến hết tháng 2/2013, ngành du lịch Việt Nam đã thu hút được 14.550 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt gần 211 tỷ USD, vốn thực hiện đạt gần 100 tỷ USD. Một số liệu với rất nhiều nỗ lực của Việt Nam.

Hiệp hội du lịch Châu Á-Thái Bình Dương (PATA) hoạt động ngày càng có tiêu điểm hơn.Việt Nam đang trở thành điểm đến, thị trường mới nổi với những lợi thế nhất định trong hợp tác song phương và đa phương, thu hút các dòng vốn đầu tư và luồng khách du lịch, trở thành hình tượng “ngơi sao đang lên”.

Du lịch đã là một xu hướng phổ biến trên toàn cầu, du lịch quốc tế liên tục tăng trưởng, du lịch nội khối chiếm tỷ trọng lớn, du lịch khoảng cách xa có xu hướng tăng nhanh. Du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế dịch vụ phát triển nhanh nhất và lớn nhất trên bình diện thế giới, góp phần vào sự phát triển và thịnh vượng của các quốc gia. Đặc biệt các nước đang phát triển vùng sâu vùng xa coi phát triển du lịch là cơng cụ xóa đói, giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế. Có thể coi đây là cơ hội to lớn về xu thế thời đại mà Việt Nam có thể tận dụng để phát triển các loại hình du lịch mới, đa dạng tận dụng lợi thế về tài nguyên du lịch để nhanh chóng đạt mục tiêu phát triển, đặc biệt xu hướng du lịch cộng đồng đang nổi lên là cơ hội thúc đẩy phát triển kinh tế cho các vùng nghèo và quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục du lịch, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 8/2019 ước đạt 1.512.447 lượt, tăng 14,9% so với tháng 07/2019 và tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2018. Khách quốc tế đến Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2019 đạt xấp xỉ 8,5 triệu lượt(tăng 7,5% so với cùng kì năm 2018); tổng thu từ khách du lịch đạt 338.200 tỷ đồng (tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2018). Ta có thể thấy du lịch đóng một phần khơng nhỏ vào nền kinh tế nước nhà.

Xu hướng phát triển của nền kinh tế tri thức, khoa học công nghệ được ứng dụng ngày càng có hiệu quả và có sức lan tỏa vơ cùng nhanh và rộng. Kinh nghiệm quản lí tiên tiến, cơng nghê hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng cao làm thay đổi căn bản phương thức quan hệ kinh tế, đặc biệt công nghệ thông tin truyền thông được ứng dụng mạnh trong hoạt động du lịch. Việt Nam, có cơ hội đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng khi bắt kịp xu hướng và nhanh chóng tiếp thu cơng nghệ mới ứng dụng trong phát triển du lịch. Các doanh nghiệp làm du lịch cũng ứng dụng các công cụ công nghệ thông tin vào việc kinh doanh lưu trú, bán tour, dịch vụ, bán vé máy bay… nhằm đáp ứng nhu cầu đang ngày càng cao của du khách trong nước, quốc tế. Một số trang đặt phòng như Agoda, Booking.com,… Nắm bắt được xu thế sử dụng điện thoại thông minh (smartphone) mọi lúc mọi nơi, gần như vật bất ly thân trong các chuyến đi của khách du lịch, đặc biệt với các bạn trẻ, các doanh nghiệp về nền tảng du lịch trên điện thoại ở Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển để hồn thiện, qua đó đem đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất qua công nghệ thực tế ảo (VR).

Du lịch Việt Nam có lợi thế vị trí địa lí gần với thị trường khổng lồ Trung Quốc và các nước Đông Bắc Á ( Nhật Bản, Hàn Quốc) với trêm 1,5 tỉ người tiêu dùng du lịch có thu nhập cao và đang tăng mạnh. Cơ hội thu hút một phần thị trường khách du lịch đến từ các quốc gia này mở ra cho Du lịch Việt Nam một chân trời rộng lớn.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) các nhân tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của ngành du lịch việt nam (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)