Kết luận và một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) đổi mới mô HÌNH tổ CHỨC bộ máy QUẢN lý nợ CÔNG ở VIỆT NAM bài 1 (Trang 40 - 49)

3.2 Kết luận

Để đảm bảo chỉ số nợ cơng, nợ Chính phủ trong giới hạn cho phép, khơng vượt quá 65% GDP, nợ Chính phủ khơng vượt q 50% GDP, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ khơng vượt q 25% tổng thu NSNN hàng năm, từng bước giảm dần quy mô nợ công khoảng 60% GDP vào năm 2030 (theo Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV), cần tập trung vào các giải pháp chủ yếu sau:

Một là, đổi mới nợ công trước tiên phải gắn liền với tái cơ cấu NSNN theo hướng

lành mạnh hóa vàổn định. Đây là giải pháp mang tính quyết định để NSNN nước ta thực sự lành mạnh hóa, mục tiêu xuyên suốt là phải kiên quyết cắt giảm bội chi NSNN theo Nghị quyết Đại hội Đảng XII về kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2016-2020, đó là: giảm dần bội chi NSNN đến năm 2020 về dưới 4% GDP. Để đạt được yêu cầu trên, cần thực hiện trên cả 2 mặt:

- Cơ cấu lại thu NSNN theo hướng thu NSNN ổn định, bền vững. Theo đó, chính sách thuế cần mở rộng đến mọi nguồn thu, phù hợp với khả năng đóng góp của người nộp thuế, chú trọng thu nội địa, tăng tỷ trọng thuế trực thu trên cơ sở phát triển sản xuất kinh doanh.

Tăng cường chống thất thu, nợ đọng thuế, xử lý cương quyết tình trạng trốn thuế qua hình thức “chuyển giá” tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Kiên trì cải cách thủ tục hành chính thuế gắn với đẩy mạnh cơng tác tun truyền về thuế nhằm góp phần chống tiêu cực, nâng cao ý thức trách nhiệm của người nộp thuế, qua đó, huy động thuế đầy đủ và kịp thời hơn vào NSNN.

- Cơ cấu lại chi NSNN theo hướng: Giảm và tiết kiệm chi thường xuyên, bằng cách cương quyết tinh giảm biên chế trong bộ máy nhà nước, mạnh dạn chuyển đổi từ chế độ biên chế sang hợp đồng đối với các đơn vị sự nghiệp cơng, đầy mạnh dịch vụ sự nghiệp cơng, qua đó, thu hẹp phạm vi và giảm bớt gánh nặng chi thường xun cho NSNN…

Bên cạnh đó, chính quyền các cấp phải tuân thủ nghiêm kỷ luật tài khóa theo Luật NSNN năm 2015 đã quy định: nếu thu khơng đạt dự tốn thì phải giảm chi tương ứng.

Hai là, tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định và vững chắc, vì đây chính là

nguồn gốc, cơ sở tạo ra nguồn thu NSNN vững bền để trả nợ cơng. Theo đó, cần ban hành các cơ chế, chính sách tạo mơi trường kinh doanh thuận lợi thơng thống, khuyến khích các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân mạnh dạn đầu tư phát triển.

Đảm bảo quy mô đầu tư xã hội đạt 32 - 34% GDP ở giai đoạn 2016-2020; Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh, trong đó, vấn đề then chốt là phải chuyển nền kinh tế từ làm hàng gia công, khai thác nguyên liệu thô là chủ yếu sang tập trung chế biến sâu gắn với công nghệ hiện đại và công nghiệp 4.0 nhằm làm gia tăng giá trị sản phẩm; Tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu với cơ cấu mặt hàng, dịch vụ đa dạng trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của Việt Nam (đây là nguồn duy nhất tạo ra lượng ngoại tệ để trả nợ nước ngồi của Chính phủ).

Phối hợp đồng bộ và hiệu quả chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách khác để bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế, qua đó, tạo cơ sở tăng trưởng kinh tế ở mức cao và ổn định.

Ba là, điều hành lãi suất, tỷ giá và lạm phát linh hoạt, qua đó giảm thiểu rủi ro lãi

suất, tỷ giá và rủi ro tín dụng của nợ công trong thời gian tới. Điều hành lãi suất theo cơ chế thị trường, đảm bảo sàn và trần lãi suất hợp lý để khuyến khích tiết kiệm, đầu tư. Luôn đảm bảo quỹ dự trữ ngoại tệ đủ mạnh (đạt khoảng 3 tháng kim ngạch nhập khẩu) để sẵn sàng ứng phó với những biến động bất lợi về tỷ giá; Duy trì và kiểm sốt mức độ lạm phát ở mức độ hợp lý (khoảng 5%/năm) nhằm kích cầu, hạn chế rủi ro về tỷ giá do vay nợ nước ngoài.

Bốn là, đổi mới căn bản tổ chức quản lý nợ công cả về hành lang pháp lý, cơ chế

mắt, xem xét sửa đổi kịp thời Luật quản lý nợ công năm 2009, tập trung vào những vấn đề trọng yếu sau:

+ Quy định tập trung một đầu mối quản lý nợ công, gắn liền trách nhiệm đi vay, sử dụng và trả nợ chặt chẽ với nhau, tuân thủ nguyên tắc trước khi đi vay, phải xác định được phương án trả nợ vay có tính khả thi cao. Trên cơ sở rút kinh nghiệm công tác quản lý nợ công ở các nước, kiến nghị Bộ Tài chính sẽ là đầu mối thống nhất quản lý nợ cơng. Khi đó, sẽ nâng cao được vai trị, trách nhiệm và có cơ sở truy cứu đến cùng việc quản lý nợ công.

+ Có biện pháp chế tài đủ mạnh nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm các cơ quan có liên quan trong kiểm tra phân bổ sử dụng vốn vay, đôn đốc thu hồi nợ hoặc tìm nguồn thu trả nợ đúng hạn, thúc đẩy giải ngân vốn vay kịp thời, hạn chế được tiêu cực tham nhũng trong quá trình xét duyệt, phân bổ vốn vay, đảm bảo chất lượng, hiệu quả các cơng trình đầu tư cơng. Mặt khác, một số bộ ngành, nhất là các địa phương nhận thức rõ trách nhiệm vay và trả nợ đúng đắn, kể cả vay ODA, từ đó, sử dụng vốn vay một cách chắt chiu, tiết kiệm, có khả năng thu hồi để trả nợ.

- Ban hành quy định, cơ chế kiểm sốt chặt chẽ nợ cơng trong giới hạn trần cho phép, đảm bảo tốc độ gia tăng dư nợ công thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ trượt giá. Bên cạnh đó, cần đề cao tính kỷ luật tài chính trong quản lý nợ công, chú trọng đến trách nhiệm cá nhân người điều hành, có thưởng, phạt phân minh rõ ràng nhằm đảm bảo hiệu quả nợ công.

- Chuyển đổi phương thức quản lý đầu tư theo NSNN hàng năm sang kế hoạch tài chính trung hạn 5 năm nhằm phân bổ nguồn nợ vay theo các ưu tiên chiến lược quốc gia.

- Từng bước nâng cao trình độ, năng lực quản lý nợ cơng cho đội ngũ cán bộ chuyên trách nước ta hiện nay, chú trọng bồi dưỡng kỹ năng kiểm tra, phân tích đánh giá các chương trình, dự án đầu tư cơng khơng chỉ về mặt hiệu quả kinh tế mà cịn trên các mặt xã hội, bảo vệ môi trường... để đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý, có khả năng dự báo,

nhận diện đánh giá và biết cách giảm thiểu, phân tán, xử lý các loại rủi ro liên quan đến nợ cơng. Bên cạnh đó, cần chú trọng nâng cao tinh thần đạo đức, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ cho đội ngũ này bằng nhiều giải pháp thích hợp.

Năm là, tiếp tục hoàn thiện cơ chế phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam để các

cơng cụ nợ Chính phủ được giao dịch mua bán thuận lợi, tạo kênh vay vốn chủ yếu với chi phí thấp, nhất là vốn vay trung và dài hạn cho đầu tư phát triển; Có cơ chế đẩy mạnh việc xã hội hóa các cơng trình mà các thành phần kinh tế khác có thể tham gia (giáo dục, y tế, đường giao thông...) nhằm giảm tải chi đầu tư từ nguồn NSNN, giảm áp lực tăng nợ công.

Cùng với việc sửa đổi Luật Quản lý nợ công năm 2009, cần sửa đổi bổ sung các luật có liên quan đến quản lý nợ công như: Luật Đầu tư công năm 2014, Luật NSNN năm 2015... nhằm đảm bảo tính đồng bộ và phát huy hiệu lực cao nhất.

Quản lý nợ công là một trong những vấn đề quan trọng nhất xét ở khía cạnh tác động qua lại đến bội chi NSNN và tăng trưởng kinh tế ở nước ta hiện nay. Nếu không khắc phục kịp thời những tồn tại, yếu kém về nợ cơng nói trên thì nó sẽ trở thành lực cản, kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.

Ngược lại, nếu Nhà nước mạnh dạn đổi mới cách thức quản lý nợ cơng với những giải pháp hữu hiệu trên đây thì nợ cơng sẽ trở thành lực đẩy cần thiết mang tính nền tảng để hình thành hệ thống cơ sở hạ tầng nước ta hồn chỉnh đồng thời sẽ có tác động tích cực đến việc lành mạnh hóa NSNN và đảm bảo cấu trúc an ninh tài chính quốc gia, qua đó, tạo bệ phóng cho nền kinh tế nước ta cất cánh vững chắc trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay.

3.2 Một số giải pháp khác

Yêu cầu cấp bách phải cơ cấu lại nợ công trong bối cảnh chung của tái cơ cấu lại nền kinh tế, tăng cường công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công đảm bảo sự bền vững của nền tài chính quốc gia, lành mạnh hóa tài chính Nhà nước và Ngân sách Nhà nước (NSNN). với mục tiêu đảm bảo an ninh, an tồn nền tài chính quốc gia, cân đối

NSNN một cách tích cực, có chủ định, cần triển khai đồng bộ các giải pháp, để nâng cao hiệu quả quản lý nợ cơng, duy trì các chỉ số nợ cơng, nợ Chính phủ, nợ nước ngồi trong giới hạn, phấn đấu giảm dần quy mô nợ công khoảng 60% GDP vào năm 2030, khơng vượt q 65% GDP, nợ Chính phủ khơng vượt q 50% GDP, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ khơng vượt q 25% tổng thu NSNN hàng năm theo Nghị quyết của Quốc hội.

Thứ nhất, Cơ cấu lại nợ công phải gắn liền xây dựng cơ cấu mới NSNN, đảm bảo ngân

sách bền vững với nguồn thu nội địa bền vững, lâu dài và ổn định. Cơ cấu lại thu NSNN theo hướng thu NSNN bền vững với mức huy động hợp lý, duy trì quan hệ tích lũy - tiêu dùng hợp lý. Chính sách thu cần hồn thiện, theo hướng bao quát đầy đủ các nguồn thu, tăng thu nội địa, tăng tỉ trọng thuế trực thu, bồi dưỡng và phát triển nguồn thu một cách vững chắc. Cơ cấu lại chi NSNN theo hướng giảm và tiết kiệm chi thường xuyên, nâng cao hiệu quả đầu tư cơng và ưu tiên bố trí chi trả nợ trong dự án chi NSNN hàng năm, giữ mức nợ công không vượt trần và nâng mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia.

Thứ hai, Thực hiện đồng bộ, hiệu quả chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, chính sách

tài khóa, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ, bố trí hợp lý quan hệ tích lũy và tiêu dùng, đảm bảo quy mô đầu tư xã hội đạt 32 -34% GDP, tạo cơ sở tăng trưởng kinh tế ở mức cao hơn hiện nay.

Thứ ba, Mở rộng và nâng cao hiệu quả cung ứng dịch vụ công, tăng cường quản lý và sử

dụng có hiệu quả tài sản công. Phát triển mạnh mẽ khu vực dịch vụ sự nghiệp công, thu hẹp phạm vi và giảm bớt gánh nặng cho chi NSNN. Thực hiện cơ chế đặt hàng, quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra, với xã hội hóa các hoạt động sự nghiệp công.

Thứ tư, Nâng cao hiệu quả phân bổ, sử dụng các nguồn vốn vay thực hiện các ưu tiên

phát triển, tuyệt đối không sử dụng vốn vay cho chi thường xuyên. Phân bổ và sử dụng vốn vay trong kế hoạch tài chính trung hạn, thay phương thức quản lý đầu tư theo kế hoạch hàng năm sang kế hoạch đầu tư trung hạn 5 năm.

Thứ năm, Đổi mới và tăng cường quản lý tài sản cơng được hình thành từ đầu tư bằng

nguồn vốn vay, được hạch toán đủ cả về giá trị và hiện vật và khai thác tốt nhất nguồn lực từ tài sản công, cho đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ sáu, Kiểm sốt chặt chẽ nợ cơng trong giới hạn trần cho phép, kiểm soát chặt chẽ

bội chi ngân sách địa phương, nợ và vay nợ của Chính quyền địa phương, đảm bảo tốc độ gia tăng dư nợ công thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ trượt giá, để đảm bảo an toàn, bền vững nợ và an ninh tài chính quốc gia trong trung - dài hạn.

Thứ bảy, Đổi mới phân cấp về phân định trách nhiệm và thẩm quyền quản lý nợ của các

cơ quan thuộc Chính phủ. Các văn bản của Nhà nước đã giao nhiệm vụ quản lý nợ cho một số cơ quan Chính phủ khác nhau, theo chức năng của các cơ quan như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước,... Tuy nhiên, cịn khơng ít vướng mắc cần được phân định rõ ràng hơn và khoa học hơn cả về pháp lý và cả trên thực tế. Đặc biệt, trong các nhiệm vụ xây dựng chiến lược nợ dài hạn, lĩnh vực quản lý vay, trả nợ nước ngồi, nhiệm vụ tìm kiếm, đàm phán ký kết về vay ODA nước ngồi cuả Chính phủ, trong lĩnh vực quản lý vay, trả nợ trong nước.

Cần nhận dạng đầy đủ quy trình và từng cơng đoạn, từng nghiệp vụ của quy trình vay và trả nợ trong tồn bộ cơng tác quản lý nợ cơng. Các cơng việc của quy trình vay và trả nợ, gồm:

+Xây dựng chiến lược, kế hoạch vay nợ, huy động vốn. +Xác định nhu cầu, nguồn có thể huy động, vay nợ. +Đàm phán vay nợ, xác định phương thức vay. +Ký kết văn bản, tổ chức vay nợ

+Giải ngân nguồn vốn vay +Sử dụng vốn vay

+Trả nợ

Cần có sự quản lý tập trung, thống nhất tồn bộ quy trình vay và trả nợ, tránh phân tán, chồng chéo trong chức năng, nhiệm vụ. Cần xây dựng và vận hành một đơn vị chuyên trách thực sự làm nhiệm vụ quản lý và điều phối nợ, vay và trả nợ.

Quản lý nợ không tập trung dẫn đến thiếu nguồn thơng tin đầy đủ, tồn diện và kịp thời để giám sát tổng thể rủi ro tài khóa từ hoạt động vay nợ của Chính phủ và khu vực cơng; để hoạch định các chính sách / chiến lược nợ hiệu quả với chi phí và rủi ro thấp nhất có thể.

Khơng có cơ quan đầu mối /chun trách của Chính phủ về quản lý nợ, dẫn đến thiếu sự phối hợp ở cấp vĩ mơ giữa các chính sách tài khóa, tiền tệ và quản lý nợ (ví dụ việc 2 cơ quan Chính phủ cùng phát hành tín phiếu, tách rời người đi vay, người phân bổ nguồn vốn vay, người trả nợ).

Do phân định trách nhiệm không rõ ràng, dẫn đến thiếu chủ động trong điều hành vay nợ, khơng giảm thiểu được chi phí vay nợ: Có những thời điểm vốn nước ngồi rút về chưa sử dụng hết (do nhiều nhà tài trợ không cam kết được vốn vào giai đoạn Chính phủ xây dựng dự tốn NSNN, mà đến giữa năm mới đưa ra cam kết và giải ngân nên vốn rút về không sử dụng được ngay), nhưng trong nước vẫn huy động theo kế hoạch, dẫn đến tăng chi phí huy động vốn vay.

Việc tổ chức quản lý phân tán dẫn đến không tập trung được nguồn nhân lực có kỹ năng chun mơn, hạn chế đáng kể các cơ hội đào tạo, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý nợ.

Cần nhận dạng và hạn chế rủi ro trong quản lý nợ công. Nhận dạng cho hết các rủi ro trong từng công đoạn, từng nghiệp vụ của quỹ vay và trả nợ trong tồn bộ cơng tác quản lý nợ cơng để có biện pháp phịng ngừa, ngăn chặn và khắc phục. Rủi ro có thể xảy ra trong tồn bộ các cơng việc của quy trình vay và trả nợ: Từ xây dựng chiến lược, kế hoạch vay nợ, huy động vốn; Xác định nhu cầu, nguồn có thể huy động, vay nợ, đàm

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) đổi mới mô HÌNH tổ CHỨC bộ máy QUẢN lý nợ CÔNG ở VIỆT NAM bài 1 (Trang 40 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)