Rào cản gia nhập ngành

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) đánh giá mức độ tập trung trong hoạt động viến thông và hiệu quả doanh nghiệp năm 2010 (Trang 27 - 31)

CHƯƠNG 3 : KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

3.1.2 Rào cản gia nhập ngành

Những doanh nghiệp muốn thâm nhập thị trường viễn thông cũng gặp phải những rào cản gia nhập ngành thường gặp như: Lợi thế kinh tế nhờ quy mô, đặc trưng hóa sản

phụ thuộc vào quy mơ, chính sách chính phủ…Một số rào cản tiêu biểu khi muốn gia nhập ngành viễn thông như sau:

3.1.2.1 Lợi thế kinh tế nhờ quy mô:

Các doanh nghiệp khi muốn gia nhập vào ngành viễn thơng đặc biệt là mã ngành viễn thơng có dây và khơng dây gặp rất nhiều khó khăn do trên thị trường đang có những doanh nghiệp lớn chi phối rất lớn đến sản lượng cũng như giá cả. Những doanh nghiệp như VNPT hay Viettel, quy mô hoạt động của họ đã phủ sóng khắp cả nước, chi phí cận biên để họ mở rộng các gói dịch vụ hay tiện ích sẽ là rất nhỏ do đó giá sản phẩm của hai tập đoàn này khi tung ra thị trường sẽ rất cạnh tranh; điều này tạo trở ngại đáng kể về cạnh tranh giá khi các doanh nghiệp muốn thâm nhập thị trường này.

3.1.2.2 Chi phí đầu tư ban đầu:

Để tham gia vào ngành viễn thơng thì các doanh nghiệp cần phải xây dựng cơ sở hạ tầng mạng lưới cáp quang, các trụ sở giao dịch, các đại lý bản lẻ cũng như hệ thống phân phối,…, do đó khơng phải doanh nghiệp nào cũng đủ tiềm lực tài chính để tham gia vào ngành mà chỉ có những doanh nghiệp lâu năm đã nắm bắt được thị trường, tích lũy lớn, tái đầu tư để mở rộng sản xuất và các doanh nghiệp doanh nghiệp nhà nước mới đủ khả năng đáp ứng điều này.

3.1.2.3 Rào cản kỹ thuật

Đặc thù ngành viễn thơng địi hỏi phải áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ cũng như nghiên cứu tạo ra những cải tiến mang tính đột phá cho các sản phẩm nhằm đem lại cho người sử dụng những trải nghiệm tốt nhất. Các doanh nghiệp viễn thông phải đầu tư rất nhiều nguồn lực tài chính cũng như nguồn lực con người để nghiên cứu, đào tạo khoa học công nghệ, các cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo. Bởi vậy để các doanh nghiệp nhỏ với nền tảng khoa học công nghệ chưa cao tham gia vào ngành là rất khó thực hiện được.

Pháp luật Việt Nam hiện nay đã ban hành những quy định rất chặt chẽ trong ngành Viễn thông. Ngành đang chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp lý sau:

Thứ nhất, Luật Viễn Thông số 41/2009/QH12 ngày 23/11/2009. Văn bản được

ban hành quy định một số điều khoản về kinh doanh viễn thơng tai thị trường Việt Nam. Trong đó bao gồm một số điều khoản tiêu biểu như sau:

Điều 14. Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp viễn thơng

1. Ngồi các quyền, nghĩa vụ quy định tại Luật doanh nghiệp, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khơng có hạ tầng mạng cịn có các quyền, nghĩa vụ sau đây:

a) Xây dựng, lắp đặt, sở hữu hệ thống thiết bị viễn thông và đường truyền dẫn trong phạm vi cơ sở và điểm phục vụ cơng cộng của mình để cung cấp dịch vụ viễn thơng cho người sử dụng dịch vụ viễn thông;

b) Thuê đường truyền dẫn để kết nối hệ thống thiết bị viễn thơng, các cơ sở, điểm phục vụ cơng cộng của mình với nhau và với mạng viễn thông công cộng của doanh nghiệp viễn thông khác;

c) Thuê đường truyền dẫn hoặc mua lưu lượng viễn thông của doanh nghiệp viễn thông khác để bán lại cho người sử dụng dịch vụ viễn thông;

d) Cho doanh nghiệp viễn thông khác thuê lại cơ sở hạ tầng viễn thông;

đ) Được phân bổ tài nguyên viễn thông theo quy hoạch tài nguyên viễn thông và quy định quản lý tài nguyên viễn thông;

e) Thực hiện nhiệm vụ viễn thơng cơng ích do Nhà nước giao và đóng góp tài chính vào Quỹ dịch vụ viễn thơng cơng ích Việt Nam;

g) Chịu trách nhiệm về chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc cơng bố; bảo đảm tính đúng, đủ, chính xác giá cước theo hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thơng;

h) Chịu sự kiểm sốt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thực hiện các quy định về bảo đảm an tồn cơ sở hạ tầng viễn thơng và an ninh thông tin;

i) Báo cáo định kỳ hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông về hoạt động của doanh nghiệp; chịu trách nhiệm về tính chính xác, kịp thời của nội dung và số liệu báo cáo.

2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng có các quyền, nghĩa vụ sau đây:

a) Được sử dụng khơng gian, mặt đất, lịng đất, đáy sông, đáy biển để xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông theo đúng quy hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;

b) Cho doanh nghiệp viễn thông khác thuê cơ sở hạ tầng viễn thông; c) Tham gia thực hiện cung cấp dịch vụ viễn thơng cơng ích;

d) Các quyền, nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này.

Thứ hai, Nghị định số 25/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 06/4/2011 quy định

chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn Thông.

Khoản 2 điều 7 Nghị định quy định về Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh dịch vụ viễn thơng như sau: “2. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp được thực hiện như sau:

a) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp, cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thơng có trách nhiệm tổ chức hiệp thương giữa các bên. Các bên tranh chấp có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ thơng tin, chứng cứ có liên quan và có nghĩa vụ tham gia hiệp thương. Kết quả hiệp thương phải được lập thành văn bản;

b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc hiệp thương, cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông ra quyết định giải quyết tranh chấp. Các bên tranh chấp có nghĩa vụ thi hành ngay quyết định giải quyết tranh chấp, kể cả trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp của cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thơng và có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.”

Thứ ba, Quyết định số 155/2008/QĐ-THU ĐƯỢC ngày 01/12/2008 của Thủ

Ta thấy rằng, chính phủ đã đưa ra các nghị định với những quy định pháp lý rất rõ ràng và chi tiết về lĩnh vực kinh doanh viễn thông tại Việt Nam, nhằm đảm bảo điều kiện an ninh, cơ sở vật chất, các quy định về an tồn thơng tin chặt chẽ; đây sẽ là một số khó khăn cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn gia nhập thị trường viễn thông vốn đã rất khốc liệt này. Nhưng mặt khác, chỉnh phủ cũng có những quy định cạnh tranh để đảm bảo sự hoạt động công bằng các doanh nghiệp trong ngành; giảm mức độ tập trung cao và đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ này.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) đánh giá mức độ tập trung trong hoạt động viến thông và hiệu quả doanh nghiệp năm 2010 (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)