III. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ bất bình đẳng thu nhập ở Ấn Độ 1 Thực trạng bất bình đẳng trong thu nhập ở Việt Nam.
2. Bài học kinh nghiệm từ Ấn Độ.
2.1. Những nét tương đồng giữa Việt Nam và Ấn Độ.
Bài học cho Việt Nam từ những đánh giá về thực trạng nghèo đói, bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ở Ấn Độ.
* Về lịch sử hình thành và phát triển
Cùng là các quốc gia ở khu vực Châu Á, Việt Nam và Ấn Độ có rất nhiều điểm tương đồng về lịch sử hình thành và phát triển đất nước. Sự tương đồng này sẽ dẫn đến nhiều sự tương đồng khác về con người, văn hoá cũng như xã hội ở hai quốc gia.
Việt Nam và Ấn Độ đều phải gánh chịu ách đô hộ của các nước thực dân, đế quốc trong những thế kỷ trước, nếu như thực dân Anh xâm lược Ấn Độ thì Việt Nam bị gơng cùm, kìm kẹp bởi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Cả hai quốc gia đã kiên cường tiến hành các cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ để giành độc lập tự do. Chính vì vậy, những hậu quả để lại hậu chiến tranh, sự suy sụp kiệt quệ về kinh tế xã hôi ở cả Ấn Độ và Việt Nam là điều không thể tránh khỏi.
*Về kinh tế
Về kinh tế, Việt Nam và Ấn Độ là hai nền kinh tế thị trường năng động đi lên từ nên kinh tế nông nghiệp lạc hậu, hiện nay đều đang thực hiện công cuộc cải cách kinh tế, thực hiện mở cửa thị trường,và đều đạt được những thành tựu bước đầu ấn tượng. Hai quốc gia đều đã từng trải qua thời kỳ kinh tế tập trung quan liêu bao cấp bộc lộ nhiều bất cập và để lại hậu hoạ khó khắc phục sau này, đó là căn bệnh tham nhữnng cố hữu, làm thâm hụt nhà nước và gây can trở cho phát triền kinh tế nước nhà.
Hiện nay, nền kinh tế của hai nước đều đang tập trung phát triển công nghệ thông tin và ngành công nghiệp dịch vụ nhằm thực hiện mục tiêu cơng nghiệp hố, hiện đại hố song nông nghiệp vẫn là ngành giữ vai trị vơ cùng quan trọng, tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế quốc dân. Dân số của cả hai quốc gia cũng tập trung chủ yếu ở nông thôn và tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp tương đối cao.pd
*Về xã hội
Nếu người dân Ấn Độ chịu ảnh hưởng sâu sắc của hệ thống đẳng cấp thì ở Việt Nam, sự phân biệt giữa nhóm người Kinh – Hoa và nhóm người của các dân tộc thiểu số cũng tương đối sâu sắc. Do tập quán cư trú ở những vùng núi xa xôi, người dân các dân tộc thiểu số Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận phúc lợi xã hội, các dịch vụ công cộng của nhà nước, họ thiếu đất canh tác hoặc có đất để canh tác, trồng trọt nhưng năng suất lại không cao. Phần lớn số hộ trong các dân tộc thiểu số ở Việt Nam sống trong cảnh nghèo đói. Ngun nhân dẫn đến tình trạng này là do sự hạn chế về học
vấn, các cộng đồng người thiểu số không được đi học đúng tuổi, phải bỏ học sớm và không được đào tạo đến nơi đến chốn. Việc không sử dụng thông thạo tiếng Việt cũng khiến cho họ khó hội nhập vào xã hội.
Bên cạnh phân biệt giữa các nhóm dân tộc, bất bình đẳng giới cũng ln là vấn đề nan giải trong xã hội Việt Nam, tư tưởng trọng nam khinh nữ (bắt nguồn từ lịch sử phong kiến lâu dài) đã đi sâu vào tiềm thức người Việt. Đây chính là nét tương đồng rõ ràng trong nhận thức - tư tưởng sai lệch của hai quốc gia.
Giống như Ấn Độ và nhiều quốc gia đang phát triển khác, Việt Nam vẫn chưa thể giải quyết triệt để tình trạng nghèo đói và gia tăng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Điều này ảnh hưởng đến mục tiêu xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và một nền kinh tế phát triển bền vững.
* Những nét tương đồng về lịch sử hình thành phát triển, kinh tế và xã hội trên chính là cơ sở quan trọng để rút ra bài học cho Việt Nam từ thực trạng ở Ấn Độ.
2.2. Bài học cho Việt Nam từ những đánh giá về thực trạng nghèo đói, bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ở Ấn Độ. bình đẳng trong phân phối thu nhập ở Ấn Độ.
Từ những bài học kinh nghiệm của Ấn Độ, Việt Nam xác định rằng hạn chế bất bình đẳng thu nhập, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo là cả một quá trình phát triển nền kinh tế một cách toàn diện. Để làm được điều đó cần thiết phải có sự tổng hịa các chính sách phát triển kinh tế cũng như an sinh xã hội. Các chính sách và giải pháp của Ấn Độ trong thu hẹp bất bình đẳng thu nhập và khoảng cách giàu nghèo đồng thời đem đến cho Việt Nam nhiều bài học quý giá.
*Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển các loại hình dịch vụ công cộng về giáo dục , y tế, văn hố và bảo vệ mơi trường.
Việc sử dụng công nghệ thơng tin trong quản lý các chương trình Bảo hiểm xã hội (BHXH) và Bảo hiểm y tế (BHYT) là một thành công rất thuyết phục đối với Việt Nam, chi phí rất thấp mà hiệu quả rất cao. Bài học về mở rộng qui mơ BHXH, bảo hiểm hưu trí, đặc biệt ở vùng nơng thơn, bán đơ thị và khu vực phi chính thức, từ thiết kế, xác định đối tượng ưu tiên, phương thức thanh toán, quản lý chi trả đến trách nhiệm giải trình và theo dõi, đánh giá là những kinh nghiệm rất đáng để các cơ quan chuyên môn của Việt Nam học tập.
Trong công tác BHYT cho người nghèo, các chương trình BHYT của Ấn Độ là các mơ hình đã cho thấy tầm quan trọng của khu vực tư nhân trong việc triển khai thực hiện các chương trình của Chính phủ và cải cách BHYT của Việt Nam. Một kinh nghiệm hay nữa ở đây chính là tính hợp lý của việc cung cấp gói lợi ích ban đầu vừa phải để bao phủ được tới các đối tượng người nghèo với chất lượng dịch vụ đảm bảo vừa đầy đủ, vừa chất lượng. Sau đó, mới từng bước mở rộng gói lợi ích cho người dân, cách thức này đã làm cho người dân phấn khởi và tin tưởng vào chính sách của Chính phủ được ban hành.
Đối với lĩnh vực BHXH, cách thức tổ chức lưu trữ hồ sơ trong hệ thống hưu trí mới là một bài học tốt đối với Việt Nam, làm sao để có thể cung cấp những ưu đãi cho người lao động khu vực phi chính thức có thể tham gia hệ thống lương hưu mới, hay làm thế nào để phục vụ thật tốt, thật đáng tin cậy và khơng vì lợi nhuận cho người dân ở khu vực này, như vậy sẽ khuyến khích họ tin tưởng và tham gia vào hệ thống nhằm có cuộc sống đảm bảo khi về già.
Việt Nam cần đảm bảo người dân được chia sẻ thành quả của sự phát triển bằng cách quan tâm tới ba lĩnh vực trọng yếu: giáo dục, y tế và lưới an sinh xã hội. Đối với vấn đề giáo dục, Nhà nước đảm bảo cho tất cả mọi người dân tiếp cận đối với giáo dục có chất lượng. Với cấu trúc dân số như hiện nay, lượng học sinh đến tuổi đi học ở các cấp trong thời gian tới sẽ tương đối ổn định nên hệ thống giáo dục có cơ hội để tăng cường chất lượng mà không phải chịu sức ép quá tải. Bên cạnh đó, hệ thống giáo dục - đào tạo cần chú trọng tới hoạt động dạy nghề và rèn luyện kỹ năng để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và tạo công ăn việc làm cho người dân. Đối với vấn đề y tế, hệ thống y tế với chi phí vừa phải sẽ giúp nhiều gia đình tránh được “bẫy nghèo” do chi phí y tế quá cao và mất thu nhập khi gia đình có người ốm. Nhà nước phải dành ưu tiên cao nhất cho việc cung cấp đủ y, bác sĩ, các thiết bị y tế và nguồn tài chính cần thiết cho các trung tâm y tế ở cấp cơ sở. Các bệnh viện và phòng khám phải được theo dõi và điều tiết bởi cả nhà nước và các hiệp hội nghề nghiệp. Cung cấp lưới an sinh xã hội cho người nghèo và những đối tượng dễ bị tổn thương bởi các cú sốc hay thăng trầm của nền kinh tế là điều kiện cần thiết để đảm bảo mọi người dân được chia sẻ thành quả của phát triển, đồng thời cũng giúp cho sự phát triển trở nên hài hòa và bền vững hơn. Do vậy, nhà nước cần cải cách chế độ bảo hiểm cho những người nghèo ở cả nông thôn và thành thị thông qua tài trợ bằng thu nhập từ thuế đánh vào các nguồn tài sản như bất động sản, chứng khoán. Thực tế, khi mối quan hệ giữa tăng trưởng và bất bình đẳng càng gắn kết thì vai trị của an sinh xã hội đối với quá trình tăng trưởng và giảm bất bình đẳng cần đặc biệt chú trọng hơn.
*Tạo việc làm để nâng cao đời sống cho người nghèo dựa trên tăng trưởng kinh tế, khuyến khích phát triển nơng nghiệp
Chương trình việc làm cơng được Chính phủ Ấn Độ ban hành thông qua Luật về Bảo đảm Việc làm nông thôn (năm 2005) nhằm đảm bảo việc làm có thu nhập cho người lao động ở nơng thơn. Mục tiêu chủ yếu của chương trình là giảm nghèo và tiêu chí về giới đã được đưa vào với đối tượng thụ hưởng chương trình (dành ít nhất 1/3 số việc làm này cho phụ nữ). Tất cả những việc làm này đều thực hiện ở nông thôn và nhằm phục vụ đời sống ở những vùng nông thôn nghèo. Điều chúng ta cần học tập ở đây là cách thức thiết kế, xây dựng các chương trình việc làm cơng, tổ chức thực hiện chương trình và thu hút người dân địa phương tham gia, chuyển đổi cách thức đầu tư (từ doanh nghiệp/nhà thầu
sang người dân) để người dân có việc làm và thu nhập đảm bảo cuộc sống. Tiêu chí/định mức của chương trình là mỗi hộ gia đình với những thành viên khơng có việc làm sẽ được hỗ trợ có việc làm với ít nhất 100 ngày cơng có lương mỗi năm. Chương trình đã cho thấy tác động đầu tư của Chính phủ cho khu vực nơng thơn có ý nghĩa xã hội lớn. Như vậy, các chính sách của Nhà nước phải hướng vào việc khuyến khích và tạo cơ hội để người nghèo và các nhóm yếu thế tham gia hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế. Điều này có thể thực hiện qua các chính sách trợ giúp về phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đất đai, vốn tín dụng, khuyến nơng, tiêu thụ sản phẩm. Người nghèo và các nhóm yếu thế cũng cần được tạo cơ hội được tham gia và có tiếng nói của mình đối với các hoạt động lập kế hoạch phát triển kinh tế, giảm nghèo cho bản thân và địa phương. Cải cách thị trường lao động và chính sách tạo việc làm theo hướng linh động theo ngành và địa lý để tăng cơ hội cho người nghèo và nhóm yếu thế từ những tỉnh nghèo, vùng nghèo tham gia vào thị trường lao động.
Tương tự Ấn Độ, trong thời gian tới, nông thôn vẫn tiếp tục là nơi sinh sống của đại bộ phận người dân Việt Nam và phần lớn người nghèo cũng tập trung ở khu vực này. Cùng với đó, ở nước ta, nơng nghiệp vẫn là ngành giữ vai trò cốt lõi, quyết định, đảm bảo thu nhập và nhu cầu thiết yếu cho người dân, đặc biệt là vùng nông thôn. Bởi vậy, khu vực nơng thơn cần được đầu tư thích đáng về cơ sở hạ tầng để người nơng dân có thể tăng năng suất và giá trị cho các sản phẩm nông nghiệp, tiếp cận với nền nông nghiệp hiện đại. Những biện pháp bao gồm đầu tư và nâng cấp hệ thống máy móc áp dụng cho nơng nghiệp, hệ thống thủy lợi, nghiên cứu giống mới, cách thức bảo quản, chế biến sau thu hoạch... cần được tập trung và tiếp tục triển khai.
*Xã hội hoá các hoạt động xố đói giảm nghèo, đặc biệt là về vấn đề nguồn lực và đảm bảo tính cơng khai minh bạch trong các chương trình XĐGN nhằm giảm bất bình đẳng thu nhập.
Việt Nam cần phải cải cách chính sách phân phối tài sản, thu nhập và cơ hội phát triển trong nền kinh tế theo hướng đảm bảo công bằng và hướng đến người nghèo. Đối với tiếp cận nguồn lực cho phát triển kinh tế, cần sớm khắc phục tình trạng thiếu cơng bằng trong việc tiếp cận và sử dụng nguồn lực, đặc biệt là các tập đồn kinh tế, các tổng cơng ty nhà nước đang dễ tiếp cận và trên thực tế đang nắm giữ và sử dụng khối lượng nguồn lực rất lớn, nhưng kết quả hoạt động đem lại không ngang tầm, thậm chí hiệu quả thấp hơn nhiều các loại hình doanh nghiệp khác. Thực hiện tốt những điều chỉnh, công khai minh bạch đối với “nhóm lợi ích” này là biện pháp hữu hiệu để sớm tạo ra sự bình đẳng thực sự giữa các chủ thể kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhà nước cần đảm bảo cho mọi người có cơ hội như nhau trong việc sử dụng cơ hội phát triển và đạt được thành công. Một khi những quy tắc này được thiết lập, Nhà nước sẽ ít phải can thiệp để thay đổi kết quả phân phối thu nhập. Bên cạnh đó, Nhà nước cần đưa ra và áp
dụng các biện pháp để hạn chế tình trạng bất bình đẳng tài sản từ những hoạt động không phải từ sản xuất kinh doanh như: thực hiện bắt buộc việc kê khai tài sản đối với cán bộ công chức,…
C. Kết luận
Với đề tài “Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ở Ấn Độ giai đoạn 1995 đến nay”, tiểu luận đã tập trung nghiên cứu về lý thuyết bất bình đẳng trong phân phối thu nhập; thực trạng và tác động của bất bình đẳng thu nhập đến quốc gia châu Á này cũng như đề xuất các giải pháp cần thiết, những kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam nhằm khắc phục vấn đề này. Bài nghiên cứu của chúng em rút ra một số kết luận cơ bản sau đây:
1. Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập là vấn đề mang tính cấp bách mà hầu hết quốc gia phải đối mặt. Nó gây ra những tác động, phần lớn là tiêu cực đến mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị xã hội ở quốc gia đó. Chính vì vậy, vấn sề này cần được chính phủ mỗi nước hết sức chú trọng và xem xét giải quyết một cách đúng đắn.
2. Ấn Độ là một trong những nền kinh tế lớn của thế giới và đứng thứ hai châu Á. Mặc dù đạt mức tăng trưởng vượt bậc trong nhiều năm trở lại đây, song bất bình đẳng trong phân phối thu nhập đang trở thành vấn nạn ở quốc gia đông dân thứ hai thế giới này, từng bước cản trở quá trình phát triển bền vững và lâu dài. Ấn Độ cần có những giải pháp kịp thời, ngăn chặn vấn đề này gia tăng, từng bước đẩy lùi tình trạng bất bình đẳng thu nhập, mang đến mức sống cơng bằng hơn cho tồn xã hội.
3. Trong quá trình thực hiện mục tiêu tăng trưởng nhanh, cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với thực trạng bất bình đẳng phân phối thu nhập ngày càng gia tăng. Rút kinh nghiệm từ Ấn Độ, một quốc gia có nhiều điểm tương đồng với mình, đất nước ta cần đưa ra những chủ trương chính sách phù hợp, hiệu quả nhằm hạn chế tác động tiêu cực của vấn đề này đến tồn xã hội, dần dần giải quyết bất bình đẳng thu nhập, củng cố mục tiêu công bằng xã hôi và phát triển bền vững.