.Sức cạnh tranh yếu

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) cơ cấu ngành mía đường trong khi hội nhập nền kinh tế thế giới (Trang 30 - 32)

Ngày 18/5/2015 tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị “Biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam". Phát biểu tại Hội nghị, ơng Võ Thành Đơ, Phó Cục trưởng Cục Chế biến Nơng lâm thủy sản và Nghề muối cho rằng, ngành mía đường Việt Nam sức cạnh tranh yếu, nguyên nhân quan trọng nhất là do giá mía nguyên liệu cao. Giá mía nguyên liệu chiếm từ 70-80% giá thành sản xuất đường.

Hiện nay, ở Thái Lan giá mía đưa vào chế biến ở mức 30-35 USD/tấn (tương đương 650.000-760.000 đồng/tấn), giá nguyên liệu mía trong giá thành sản xuất đường vào khoảng 6.000-7.500 đồng/kg. Trong khi ở Việt Nam, giá mía đưa vào chế biến từ 800 nghìn - 1 triệu đồng/tấn, giá ngun liệu mía trong giá thành sản xuất đường vào khoảng 8.000-10.000 đồng/kg. Như vậy, chỉ riêng về chi phí cho mía nguyên liệu, Việt Nam đã cao hơn Thái Lan khoảng 2.000-3.000 đồng/kg.

Bên cạnh đó, trình độ cơng nghệ sản xuất đường Việt Nam đến nay còn lạc hậu, số nhà máy lớn hiện đại mới mới chỉ chiếm 1/3 tổng cơng suất cả nước, cịn phần lớn nhà máy ở mức trung bình, một số nhà máy cơng nghệ lạc hậu. Đồng thời, cơng suất bình qn của các nhà máy đường Việt Nam còn nhỏ hơn nhiều so với các nước sản xuất đường lớn nên hiệu quả sản xuất thấp hơn.

Hơn nữa, vấn đề tiêu thụ đường còn nhiều tồn tại, quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ chưa được các DN quan tâm để tạo nên mối quan hệ hữu cơ gắn bó. Ngồi một số DN có ký kết hợp đồng với các hội tiêu thụ lớn, còn lại đều phụ thuộc vào sức mua của thị trường.

động và tạo nên sự không công bằng giữa các DN. Đường nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan chủ yếu là đường trắng, trong khi năng lực chế biến đường trong nước đang thừa cơng suất. Đường lậu hồnh hành với số lượng lớn nhưng khơng có cơ sở pháp lý thiết thực chống việc kinh doanh đường nhập lậu.

Song song đó, hội nhập kinh tế sẽ tạo sự cạnh tranh quyết liệt cho các DN không những trên thị trường thế giới mà ngay cả thị trường trong nước. Tuy nhiên, một số nhà máy đường chưa thực sự tìm hiểu, đánh giá về các thách thức, chưa có chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập...

3. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh

Trước những bất cập đó, nguy cơ đối mặt với khó khăn thách thức ngành mía đường dần hiện hữu, nhất là đến năm 2018, thị trường đường khu vực sẽ mở cửa hồn tồn theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA).

Tại Hội nghị, các đại biểu cho rằng, bên cạnh việc tháo gỡ những yếu kém tồn tại, để tận dụng cơ hội hội nhập mở cửa từ việc ký kết các Hiệp định thương mại đã và sắp ký, ngành mía đường cần chủ động tìm kiếm mở rộng thị trường XK nhằm bảo đảm phát triển một cách ổn định, bền vững. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cũng nhấn mạnh, tới đây muốn phát triển bền vững ngành mía đường thì phải gấp rút nâng cao khả năng cạnh tranh. Có thể co sản xuất lại, hoặc mở rộng sản xuất nhưng với giá thành phải cạnh tranh với đường Thái Lan. Nên lấy Thái Lan làm định hướng so sánh, muốn vậy chất lượng và giá cả phải bằng hoặc tốt hơn.

“Chắc chắn nâng cao khả năng cạnh tranh phải cả ở khâu chế biến, thương mại, tổ chức sản xuất, cơ chế chính sách… Điều quan trọng phải tìm ra điểm mấu chốt để tạo sự chuyển biến trong vòng 3 năm tới”.

Đồng thời muốn nâng cao sức cạnh tranh hơn nữa cần tạo sự liên kết chặt chẽ giữa nhà máy đường với người nông dân, hệ thống phân phối trung gian; giữa nhà máy đường và các nhà máy tiêu thụ đường phục vụ sản xuất, chế biến thực

phẩm. Ngoài ra, để tận dụng cơ hội mở cửa thị trường từ việc ký kết các Hiệp định thương mại đã ký và sắp ký, ngành mía đường cần chủ động tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu nhằm đảm bảo phát triển một cách ổn định, bền vững.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) cơ cấu ngành mía đường trong khi hội nhập nền kinh tế thế giới (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)