Chiến lược phát triển ngành sữa

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) báo cáo TÌNH HÌNH CẠNH TRANH NGÀNH sản XUẤT và CHẾ BIẾN các sản PHẨM từ sữa ở VIỆT NAM (Trang 30 - 32)

V .MỘT SỐ KIẾN NGHỊ Ề GIẢI PHÁP

2. Chiến lược phát triển ngành sữa

Hiện nay, những hạn chế chủ yếu của ngành sữa Việt Nam là: thiếu kinh nghiệm trong quản lý, quy mô trang tại nhỏ, tỷ lệ rối loạn sinh sản và mắc bệnh của bò sữa còn ở mức cao, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi khơng ổn định. Ngồi ra, chi phí đầu vào của người chăn ni cao nhưng các công ty chế biến trả giá thấp; hệ thống thu mua sữa còn nhiều yếu kém, thiếu thiết bị bảo quản và làm lạnh; chính sách và cơ chế cho ngành sữa khơng thống nhất. Vì vậy, ngành sữa nên có các chiến lược để phát triển như sau:

Tăng cường tuyên truyền để nhân dân hiểu được lợi ích của sữa trong việc nâng cao sức khoẻ, tăng cường thể chất, duy trì và cải tạo giống nịi. Thực hiện các chương trình về sữa học đường. Phối hợp với Bộ Thương Mại và các tham tán thương mại Việt Nam ở nước ngoài giúp cung cấp thông tin, xúc tiến mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm từ sữa.

Đầu tư mở rộng sản xuất đối với các nhà máy hiện có và đầu tư xây dựng các nhà máy mới. Nhà máy sản xuất bao bì phục vụ cho ngành sữa để có thể tự chủ về mẫu mã, đáp ứng việc thay đổi mặt hàng nhanh, giảm nhập ngoại những công đoạn mà Việt Nam tự sản xuất được.

Tại các khu cực chăn ni bị sữa tập trung như miền Đông Nam bộ, đồng bằng Bắc bộ, Bắc Trung bộ và Nam Trung bộ, tập trung đầu tư một số cơ sở sản xuất có quy mơ lớn để tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ này. Tổ chức các nhà máy chế biến quy mơ nhỏ với cơng suất 4-5 triệu lít/năm tại những vùng có quy mơ đàn bị sữa nhỏ phân tán ở các tỉnh Trung du miền núi và một số tỉnh miền Tây Nam bộ.

Tăng cường hoạt động của các cơ quan nghiên cứu khoa học xây dụng mối liên kết bền vững giữa nghiên cứ và ứng dụng khoa học trong sản xuất kinh doanh. Tiếp tục đầu tư, nâng cấp các cơ sở nghiên cứu khoa học và đào tạo để nâng cao chất lượng nghiên cứu từ giống, kỹ thuật chăn nuôi, thú y, thức ăn và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người nông dân chăn nuôi.

Xây dựng và phát triển Mối quan hệ Bốn Nhà: Nhà nông, Nhà doanh nghiệp, Nhà nước và Nhà khoa học; trên cơ sở đảm bảo lợi ích và trách nhiệm của các chủ thể thơng qua hợp đồng kinh tế dài hạn. Nhà nước và doanh nghiệp phải kết hợp hỗ trợ cho người chăn ni thơng qua các hình thức trợ giá; xố bỏ hình thức hộ chăn ni nhỏ lẻ thay vào đó là các hợp tác xã. Các hợp tác xã này sẽ có nhiệm vụ tìm mối thu mua sữa cho người dân, giúp họ tránh tình trạng bị mua rẻ. Tạo điều kiện giúp người chăn nuôi tiếp xúc với tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao cả sản lượng và chất lượng sữa.

Rà sốt quỹ đất hiện có, dành một phần đất phù hợp để nông dân phát triển đồng cỏ phục vụ chăn ni bị sữa. Tạo quỹ hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu bằng việc trích tỷ lệ 2-5% trên giá trị nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất sữa và chi phí sản xuất.

Xây dựng chương trình và kế hoạch đồng bộ mang tầm chiến lược trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ và thợ lành nghề. Hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo cho các cơ sở đào tạo nhân lực tại chỗ. Kết hợp các khoa đào tạo chuyên ngành tại các trường đại học trong nước, có chính sách tuyển dụng các sinh viên tốt nghiệp đúng chuyên ngành về làm việc cho ngành; cử người đi đào tạo tại những nước có truyền thống về sản xuất sữa.

Nguốn vốn ngân sách tập trung đầu tư vào xây dựng các trung tâm giống, các trung tâm nghiên cứu sản xuất, các trường để đào tạo nguồn nhân lực cho ngành sữa. Nguồn vốn của các doanh nghiệp tập trung và việc đầu tư phát triển năng lực chế biến, ứng vốn hỗ trợ một phần cho người chăn nuôi, đầu tư xây dựng các trạm thu mua sữa tại các khu vực, xây dựng đội ngũ cán bộ phát triển nguồn nguyên liệu. Huy động tối đa mọi nguồn vốn trong xã hội như vốn tín dụng, vốn thuộc các

chường trình của Nhà nước, huy động từ việc bán trái phiếu, các nguồn vốn nước ngoài FDI, ODA cho việc đầu tư các dự án chế biến sữa cũng như các dự án đầu tư phát triển vùng nguyên liệu.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) báo cáo TÌNH HÌNH CẠNH TRANH NGÀNH sản XUẤT và CHẾ BIẾN các sản PHẨM từ sữa ở VIỆT NAM (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)