Các giải pháp tăng cường tính cơng bằng, bình đẳng và minh bạch trong quá

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) các BIỆN PHÁP KHÁC để TĂNG CƯỜNG CÔNG BẰNG, KHÔNG PHÂN BIỆT đối xử MINH BẠCH áp DỤNG tại và TÍNH VIỆT NAM (Trang 26 - 32)

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP

3.1.2. Các giải pháp tăng cường tính cơng bằng, bình đẳng và minh bạch trong quá

bạch trong q trình kiểm sốt, kiểm tra và kiểm định

o Đảm bảo tất cả các quy định vệ sinh động-thực vật đã ban hành đều được công bố ngay sao cho các nước thành viên quan tâm có thể biết về các quy định đó.

o Trừ những trường hợp khẩn cấp, cần dành một khoảng thời gian hợp lý giữa việc công bố một quy định vệ sinh động-thực vật và thời điểm quy định đó có hiệu lực để các nhà sản xuất ở các nước xuất khẩu, đặc biệt là tại các nước đang phát triển, điều chỉnh sản phẩm và phương pháp sản xuất của mình theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

o Đảm bảo có một điểm hỏi-đáp chịu trách nhiệm trả lời mọi câu hỏi hợp lý từ các nước thành viên có quan tâm cũng như cung cấp tài liệu liên quan đến:

 bất kỳ quy định vệ sinh động thực-vật nào được ban hành hoặc đề xuất trong lãnh thổ Việt Nam;

 bất kỳ các thủ tục kiểm tra và thanh tra, quy trình sản xuất và kiểm dịch, thủ tục chấp thuận dung sai thuốc trừ sâu và chất phụ gia thực phẩm đang có hiệu lực trong lãnh thổ Việt Nam;

 các thủ tục đánh giá rủi ro, các yếu tố cần xem xét khi đánh giá, cũng như việc xác định mức bảo vệ động-thực vật phù hợp;

o Đảm bảo nếu các nước khác có quan tâm yêu cầu cung cấp bản sao các tài liệu thì các bản sao đó được cung cấp với giá bằng nhau (nếu có), trừ chi phí vận chuyển, cho cơng dân các nước liên quan.

o Nếu khơng có tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị quốc tế hoặc nội dung của một quy định vệ sinh động-thực vật dự kiến đưa ra cơ bản không giống với nội dung của một tiêu chuẩn, hướng dẫn và

khuyến nghị quốc tế, và nếu quy định đó có thể có tác động quan trọng đến thương mại các nước khác, cần:

 ra một thông báo ngay vào giai đoạn đầu sao cho các nước có quan tâm biết được về đề xuất áp dụng một quy định nào đó;

 thơng báo cho các nước thành viên khác về các sản phẩm chịu tác động của quy định đó cùng với một giải trình ngắn gọn về mục đích và cơ sở của quy định. Việc thơng báo đó phải tiến hành vào giai đoạn đầu, khi quy định cịn có thể sửa đổi và các ý kiến nhận xét được xem xét đến;

 cung cấp theo yêu cầu của các nước thành viên khác bản sao của quy định dự kiến đưa ra và nếu có thể, chỉ ra những chỗ nội dung khác biệt với các tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị quốc tế;

 dành thời gian hợp lý cho tất cả nước thành viên, không phân biệt đối xử giữa các nước đó, để có nhận xét bằng văn bản, thảo luận các nhận xét đó khi có yêu cầu và lưu tâm đến các nhận xét cùng kết quả thảo luận đó.

 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy.

o Rà sốt, xây dựng và hồn thiện hệ thống các văn bản pháp quy do các bộ, ngành quy định liên quan đến quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa XNK, loại bỏ những bất cập, những quy định chưa thống nhất theo các quan điểm, đề xuất xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về thơng quan hàng hóa XNK thuộc diện phải kiểm tra chuyên ngành, bao gồm: kiểm dịch, kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng

o Rà soát, xây dựng và ban hành đầy đủ Danh mục các mặt hàng thuộc diện kiểm tra chuyên ngành theo hướng thu hẹp diện kiểm tra chuyên ngành và tập trung trọng điểm những mặt hàng cần

kiểm tra tại cửa khẩu, cần kiểm tra trước khi thông quan; công bố những mặt hàng được kiểm tra chuyên ngành sau thông quan (trước khi đưa ra lưu thông).

o Các bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành phối hợp với Bộ Tài chính định kỳ hàng năm rà sốt các Danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành để kịp thời điều chỉnh, bổ sung những mặt hàng có thay đổi, phát sinh trên thực tế nhằm mục tiêu đáp ứng yêu cầu quản lý của Nhà nước về kiểm tra chuyên ngành, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của DN.

o Các danh mục chuyên ngành phải được ban hành kèm mã số HS đảm bảo thống nhất với Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu và Biểu thuế XNK hiện hành. Bộ Tài chính tổng hợp, mã hóa tồn bộ các danh mục để cập nhật vào Hệ thống thông quan điện tử của Tổng cục Hải quan.

o Ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành làm căn cứ để kiểm tra. Đối với hàng hóa thuộc diện kiểm tra an tồn thực phẩm, kiểm tra chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật: các bộ, ngành xây dựng và công bố các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật làm cơ sở cho các cơ quan, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật để thực hiện việc kiểm tra chất lượng, kiểm tra an tồn thực phẩm, đồng thời thực hiện khuyến khích tăng cường xã hội hóa việc tham gia kiểm tra nhằm phát huy nguồn lực hiện có của các bộ/ngành.

 Đổi mới căn bản phương thức quản lý, kiểm tra chuyên ngành.

o Nghiên cứu thực hiện việc kiểm tra chuyên ngành trước khi thơng quan có trọng tâm, trọng điểm, tại các thời điểm phù hợp; cần tăng cường biện pháp để thực hiện kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK tại 3 thời điểm khác nhau gồm: Kiểm tra trước khi hàng

đến cửa khẩu để XNK; Kiểm tra tại cửa khẩu nhập; Kiểm tra trong nội địa.

o Củng cố xây dựng và hoàn thiện bộ máy kiểm tra chuyên ngành đáp ứng với yêu cầu thực tiễn trong trong giai đoạn hiện nay; trong đó, cần nâng cao năng lực quản lý, đổi mới phương pháp làm việc, tăng cường trang bị nguồn lực (con người), trang thiết bị, điều kiện làm việc.

o Áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra chuyên ngành, áp dụng phương pháp kiểm tra chuyên ngành trên cơ sở phân tích thơng tin rủi ro nhằm giảm thời gian thơng quan hàng hóa như: Thực hiện việc kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm đối với hàng hóa có nguy cơ cao ảnh hưởng đến dịch bệnh, sức khỏe người dân, an ninh xã hội và môi trường; Ưu tiên và tạo thuận lợi về kiểm tra chuyên ngành đối với các mặt hàng Nhà nước khuyến khích xuất khẩu và hàng hóa nhập khẩu phục vụ sản xuất nhưng trong nước chưa sản xuất được; Nghiên cứu áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong kiểm tra chuyên ngành như: Kiểm tra xác suất hoặc kiểm tra sau đối với hàng hóa có độ rủi ro thấp, hàng hóa có xuất xứ từ các nước G7, hàng hóa của DN tuân thủ tốt pháp luật.

o Tăng cường công nhận lẫn nhau về kết quả kiểm tra hàng hóa hoặc giảm thiểu việc kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu từ những quốc gia, khu vực có tiêu chuẩn kỹ thuật cao như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada, Úc, New Zealand...

KẾT LUẬN

TFA với những nội dung nhằm thúc đẩy và tạo thuận lợi cho hoạt động vận chuyển, thông quan, giải phóng hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh cũng như các biện pháp hợp tác giữa hải quan các nước và hỗ trợ kỹ thuật sẽ tạo động lực thúc đẩy các hoạt động thương mại hàng hóa quốc tế và mang lại lợi ích chung cho các quốc gia thành viên WTO, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Những nội dung của Hiệp định hoàn toàn phù hợp với mục tiêu cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại quốc tế, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia mà Chính phủ đang thúc đẩy mạnh mẽ.

Với Điều 5 về các biện pháp khác để tăng cường cơng bằng, khơng phân biệt đối xử và tính minh bạch, Việt Nam cũng đã, đang và sẽ tiếp tục đề ra các giải pháp để áp dụng điều khoản này một cách phù hợp nhất nhằm thúc đẩy tiến trình thuận lợi hóa thương mại tại Việt Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, tính an tồn thực phẩm khơng được kiểm tra, kiểm dịch một cách cẩn thân, minh bạch đã gây ra nhiều nạn dịch xuyên quốc gia. Chúng ta cần phải có những biện pháp mạnh hơn nữa và tiến hành áp dụng trên tồn diện để có thể quản lý, cũng như tăng cường được tính cơng bằng, tính minh bạch.

Qua nghiên cứa của nhóm cũng như một số đề xuất, giải pháp, chúng em hy vọng có thể góp 1 phần nhỏ nào đó vào tiến trình thực hiện các điều khoản TFA tại Việt Nam.

Với sự hiểu biết còn nhiều hạn chế và thời gian không nhiều nên bài tiểu luận của chúng em khó tránh khỏi sai sót, nhóm chúng em rất mong được sự góp ý từ cơ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1, Hiệp định thuận lợi hóa thương mại TFA

2, Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp kiểm dịch động thực vật 3, Nghị định 59 2018 liên quan thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của WTO

4,http://wtocenter.vn/chuyen-de/12953-the-review-vietnam-legal- framework-against-evfta-commitments-on-customs-and-trade-facilitation 5, http://vi.sblaw.vn/viet-nam-va-cac-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-ftas/ 6, http://ndh.vn/giai-phap-nao-de-xu-ly-container-phe-lieu-tai-cang-bien-- 201807030941517p145c151.news 7, https://vnexpress.net/kinh-doanh/dung-nhap-khau-thit-lon-tu-nhieu- quoc-gia-co-dich-ta-chau-phi-3809172.html 8, http://tapchitaichinh.vn/co-che-chinh-sach/chinh-sach-moi/them-buoc- cai-cach-ve-thu-tuc-hai-quan-kiem-tra-giam-sat-kiem-soat-hai- quan139000.html

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) các BIỆN PHÁP KHÁC để TĂNG CƯỜNG CÔNG BẰNG, KHÔNG PHÂN BIỆT đối xử MINH BẠCH áp DỤNG tại và TÍNH VIỆT NAM (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)