Giải pháp nâng cao hiệu quả của chính sách lãi suất trong thời gian tới

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) CHÍNH SÁCH lãi SUẤT của VIỆT NAM từ 2007 NAY (Trang 27 - 30)

tới

3.1. Cần có sự phối hợp đồng bộ giữa chính sách lãi suất với các chính sách kinh tế vĩ mô khác: kinh tế vĩ mô khác:

Hiện nay việc thực hiện CSLS nói riêng, CSTT nói chung cịn tồn tại nhiều mâu thuẫn và thiếu đồng bộ với chính sách tài khóa gây cản trở lớn cho việc thực hiện mục tiêu chung của các chính sách kinh tế vĩ mơ là thúc đẩy tăng trường kinh tế và kiềm chế lạm phát. Tình trạng CSLS thì thắt chặt trong khi chính sách tài khóa lại nới lỏng như đã từng xảy ra khơng những làm tính hiệu quả của cơng tác điều hành mà thậm chí cịn gây nên những hiệu ứng tiêu cực đối với nền kinh tế. Các giải pháp thực thi chính sách tài khóa nếu được cân nhắc và phối hợp kịp thời với CSTT nói chung, CSLS nói riêng thì các mục tiêu chính sách tài khóa đạt được sẽ là bước đệm tạo điều kiện hỗ trợ

tích cực cho việc thực thi CSLS.

3.2. Đảm bảo điều hành chính sách lãi suất linh hoạt và kịp thời:

Trong quá trình điều hành CSLS, lãi suất phải được điều hành một cách linh hoạt, kịp thời, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến tăng trưởng và tăng cường các tác động nhằm kiềm chế lạm phát. Muốn vậy, NHNN cần có những quyết định nhanh

nhạy, sử dụng các công cụ một cách linh hoạt, hạn chế các biện pháp trực tiếp gây sốc nền kinh tế.

Bên cạnh đó, cần phải xây dựng NHTW mạnh có tính độc lập cao so với chính phủ. Thực tế cho thấy NHNN Việt Nam có mức độ độc lập thấp và chịu sự can thiệp hành chính tồn diện của Chính phủ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả hoạt động của NHNN, nhất là trong việc thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định TTTT thời gian qua. Vì vậy, nâng cao tính độc lập của NHNN là một trong những điều kiện tiên quyết để tạo tiền đề căn bản trong hiệu quả hoạt động và là nền tảng quan trọng bảo đảm trước hết NHNN thực sự là NHTW và sau đó là tiến tới một NHTW hiện đại. Để làm được điều này, cần đổi mới cơ chế tổ chức và cách thức hoạt động NHNN.

3.3. Tiến tới tự do hóa lãi suất ở Việt Nam:

Trong nền kinh tế hiện đại, tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế là vấn đề mang tính chiến lược và là xu thế phát triển tất yếu, trong đó tự do hóa lãi suất đóng vai trị là hạt nhân và làm cho các nguồn tài chính lưu thơng thơng suốt, từ đó thúc đẩy kinh tế-tài chính VN hội nhập kinh tế thế giới. Tuy nhiên q trình tự do hóa lãi suất phải được xem xét kĩ lưỡng và tiến hành một cách thận trọng trong khi vẫn tiếp tục kết hợp với những giải pháp nhằm hoàn thiện dần môi trường tự do hóa lãi suất. Thứ nhất, việc tự do hóa lãi suất tiền gửi và cho vay ngoại tệ đã được tiến hành tuy nhiên vẫn chưa thực sự đem lại hiệu quả cao. Hiện nay, các quy định khống chế lãi suất tiền gửi tối đa bằng USD của khách hàng tại các TCTD là một rào cản đối với q trình tự do hóa lãi suất đã được bãi bỏ, tuy nhiên môi trường pháp lý cho việc tự do hóa lãi suất ngoại tệ vẫn cịn chồng chéo, chưa được nới lỏng, chưa thật sự thu hút người gửi tiền và người đi vay.

Thứ hai, trên thị trường nội tệ lãi suất cho vay bằng đồng tiền VN khơng cịn bị khống chế song vẫn chưa được tự do hóa. Do vậy cần hình thành và hồn thiện cơ chếđiều hành lãi suất trên TTTT song song với việc thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát triển thị trường tiền tệ, đồng thời tiếp tục nâng cao hiệu quả của các công cụ lãi suấtthông qua lựa chọn lãi suất định hướng phù hợp với mức độ phát triển của TTTT.

KẾT LUẬN

Diễn biến của CSLS qua từng thời kỳ đã cho thấy những bước phát triển nhất định. Cơ chế điều hành đã dần chuyển từ kiểm soát trực tiếp sang kiểm soát gián tiếp, phù hợp hơn với cơ chế thị trường và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, từng bước tiến tới tự do hoá lãi suất. Tuy nhiên, điều hành CSLS còn bộc lộ nhiều tồn tại như chậm thay đổi, kém linh hoạt, không sát sao với diễn biến vĩ mơ của nền kinh tế; vẫn cịn nhiều can thiệp trực tiếp mang tính hành chính, các cơng cụ gián tiếp cịn tỏ ra kém hiệu quả. Do đó, bên cạnh những mặt tích cực đạt được thì có thể đánh giá hiệu quả tác động của nó lên các biến số vĩ mơ của nền kinh tế trong thời gian qua còn khá hạn chế.

Trong thời gian trước mắt, NHNN cần tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp điều hành CSLS nhằm hài hồ mục tiêu kiểm sốt lạm phát và tăng trưởng kinh tế, đưa nền kinh tế ra khỏi suy thoái, phục hồi và ổn định. Song song với đó, một điều rất quan trọng là phải hồn thiện cơ chế hình thành LSCB để xây dựng được một LSCB định hướng thị trường. Do đó, về dài hạn, chúng ta phải xây dựng một hệ thống tài chính minh bạch, vững mạnh cũng như một hệ thống thơng tin chính xác, nhanh nhạy. CSLS cũng phải được xây dựng trên nguyên tắc, ổn định trong dài hạn, linh hoạt kịp thời trong ngắn hạn. Việc điều hành CSLS cũng phải hướng tới điều hành theo mục tiêu lạm phát, tăng cường tính hiệu quả của các cơng cụ gián tiếp cũng như tăng tính độc lập của NHNN; phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng với các chính sách vĩ mơ khác đặc biệt là chính sách tài khóa. Như vậy, CSLS sẽ đảm bảo được sự linh hoạt mà ổn định, nền tảng cho một môi trường đầu tư và kinh doanh tốt cũng như cho sự tăng trưởng của nền kinh tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PGS. TS Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ, NXB Thống kê

Nhìn lại các công cụ của chính sách tiền tệ thời gian qua và một vài đề xuất(28/11/2011) https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2009/09/27/3874/

Cổng thông tin điện tử chính phủ - http://www.chinhphu.vn/ Hiệp hội các Ngân hàng VN - http://www.vnba.org.vn/

http://doc.edu.vn/tai-lieu/de-tai-tu-do-hoa-lai-suat-o-viet-nam-45643/ http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu-Traodoi/2010/2734/Nhin-lai-co- che-dieu-chinh-lai-suat-o-Viet-Nam.aspx http://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/tien-trinh-tu-do-hoa-lai-suat-o-viet-nam-va- mot-so-kien-nghi-114250.html http://enternews.vn/chinh-sach-tien-te-giai-doan-2011-2015-hieu-qua-va-niem-tin- 95328.html http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/tien-te-bao-hiem/2016-01-13/nam-2016-lai- suat-se-di-theo-mot-chu-ky-moi-27843.aspx http://enternews.vn/8-ket-qua-noi-bat-trong-chinh-sach-tien-te-nhnn-nam-2017- 123214.html https://luatvietnam.vn/tin-phap-luat/lai-suat-vay-ngan-hang-nam-2018-co-gi-thay-doi- 230-15847-article.html http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/tien-te-bao-hiem/2018-12-24/nam-2019-lai- suat-va-ty-gia-co-giu-duoc-on-dinh-65848.aspx

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) CHÍNH SÁCH lãi SUẤT của VIỆT NAM từ 2007 NAY (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)